Nguyeễn ngọc lập là ai

Ký sự Trường Sa, Hoàng Sa là cuốn sách tập hợp 19 bài báo, với các bài tiêu biểu như Không để mất một tấc biển đảo [Đình Phú], Chuyến trở về của một người Việt làm báo trên đất Mỹ [Chi Lê], Kể chuyện tác nghiệp ở Biển Đông [Etcetera Nguyễn], Nhân chứng sống kể chuyện thật [Anh Vũ], Can đảm vượt khỏi sự bưng bít thông tin [Nguyễn Xuân Thủy]… Từ chủ đề các bài báo được tập hợp thì chưa có gì mới so với rất nhiều bài báo cùng chủ đề đã được công bố, nhưng cuốn sách lại có giá trị, ý nghĩa riêng, vì đây là tác phẩm mà tác giả là nhà báo, là người Việt Nam ở nước ngoài, hoặc tác phẩm viết về họ trong các chuyến hành trình trên Biển Đông.

Từ năm 2012 đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức bốn chuyến tàu đưa hàng trăm người Việt Nam ở nước ngoài tới thăm quần đảo Trường Sa. Chuyến đầu tiên có hơn 200 người Việt Nam ở nước ngoài, một số chức sắc tôn giáo và đặc biệt là sự có mặt của các nhà báo người Mỹ gốc Việt, trong đó có Etcetera Nguyễn. Với tâm trạng háo hức, anh chia sẻ: “Như một nhà báo độc lập, vai trò của tôi là phải tham dự vào chuyến đi để ghi nhận thông tin chính xác, khách quan... để tường trình lại cho độc giả của mình ở hải ngoại cũng như chính độc giả của Việt Weekly sự thật Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam dù đang có một số sự thêu dệt sai trái... Ở hải ngoại, người dân thiếu thông tin khách quan, trung thực về Trường Sa. Vì thế, lần đầu tiên có một chuyến đi Trường Sa của các nhà báo từ hải ngoại như chúng tôi có nhiều giá trị vì chúng tôi có cái nhìn riêng độc lập về thực tế ở Trường Sa”. Và suốt hành trình, các nhà báo tận dụng cơ hội nắm bắt thông tin, kịp thời phản ánh qua ấn phẩm báo chí. Sự kiện này được người Việt Nam ở nước ngoài rất quan tâm, vì họ đã được tiếp xúc với thông tin về Trường Sa từ chính các nhà báo “của mình” từ nước Mỹ đến với Trường Sa.

Ngày 10-5-2012, tại trụ sở của Việt Weekly, nhà báo Etcetera Nguyễn cùng đồng nghiệp tổ chức triển lãm ảnh mi-ni Trường Sa trong mắt chúng tôi với hơn 200 bức ảnh còn “nóng hổi” vừa được ghi lại trong chuyến thăm Trường Sa. Mục đích của các nhà báo là thông qua các bức ảnh “người thực, việc thực” sẽ cung cấp bằng chứng thuyết phục về những gì đang diễn ra tại vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhờ vậy, Trường Sa không còn mơ hồ, xa xôi, bị hiểu, bị xuyên tạc lệch lạc như trước, mà rất thân gần và cụ thể. Triển lãm kéo dài trong ba tháng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng người Việt đang sống tại đây. Nhiều kiều bào đã không giấu được sự bất ngờ trước thực tế đời sống đang diễn ra tại quần đảo Trường Sa, nhờ đó họ hiểu chủ quyền đất nước vẫn đang được Nhà nước nỗ lực giữ gìn, và sự thật này hoàn toàn không giống như tuyên truyền của một số tổ chức, cá nhân thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam. Như độc giả Hồng Phúc bày tỏ: “Nhìn tận mắt vào những gì trong cuộc triển lãm, tôi rất xúc động. Tôi thấy rất tự hào về giới trẻ trong nước đã ý thức được chuyện bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia. Tôi thấy đất nước biển đảo mình thật hùng vĩ, thật đẹp và hiểu tại sao chính quyền Việt Nam đã đầu tư, bảo vệ biển đảo chủ quyền của đất nước. Từ đây đến cuối đời, tôi cũng muốn được một lần ra thăm quần đảo Trường Sa”. Còn độc giả Duy Nguyễn nhận xét: “Tôi thấy những bức hình ở Trường Sa là một điều rất mới và có giá trị, thể hiện được thiện chí của Chính phủ Việt Nam, đồng thời là nỗ lực liên hệ và trao đổi với cộng đồng người Việt trên thế giới”. Cùng với triển lãm, hàng chục bài báo được đăng tải trên nhiều báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài đã được chính các nhà báo đánh giá: “Những tác phẩm báo chí này đã làm cho khối khán giả ở hải ngoại được thuyết phục gần như hoàn toàn, kể cả các tổ chức chính trị ở hải ngoại cũng phải chấp nhận, không chối cãi được. Có thể nói, những tác phẩm về Trường Sa sau chuyến đi đã làm thay đổi suy nghĩ của khán giả ngoài nước, cụ thể là khối khán giả, độc giả ở Hoa Kỳ”, bởi “Sự trung thực tự nó có giá trị thuyết phục, không cần phải tuyên truyền gì hơn”.

Một sự kiện cần đề cập là năm 2014, trong những người Việt Nam ở nước ngoài ra thăm quần đảo Trường Sa có một số người từng được coi là “phần tử chống đối khét tiếng”. Sự có mặt của họ thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, bởi nhiều người khó có thể tin việc những người đã từng chống đối Nhà nước Việt Nam lại nhận được đón tiếp trọng thị chứ không phải là sự căm ghét, kỳ thị. Ông Nguyễn Ngọc Lập, “cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH” cũng có tâm lý lo âu ấy, vì ông là nhân vật cực đoan khét tiếng ở khu Little Saigon [Ca-li-phoóc-ni-a - Hoa Kỳ], từng cầm đầu 150 người biểu tình “chống cộng”. Tuy nhiên, từ lần gặp gỡ một đồng chí Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam năm 2012 và câu nói: “Chúng tôi chẳng cần anh thôi “chống cộng”, anh cứ về thăm quê hương, thăm gia đình và sửa sang lại bia mộ” đã khiến ông có những thay đổi lớn trong cách nhìn nhận về Nhà nước Việt Nam. Và ông đã quyết định trở về quê nhà. Ông chia sẻ: “Tôi không bao giờ nghĩ được rằng có một ngày mình được đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng này của Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều hướng về đất nước và sẵn sàng chung tay góp công sức để bảo vệ Tổ quốc nếu có bất cứ quân xâm lược nào đụng tới Việt Nam... Tôi nghĩ đã đến lúc thôi đối đầu mà cùng nhau đối thoại. Yêu nước là phải cùng nhau làm giàu cho đất nước, chẳng hạn như kêu gọi Việt kiều mua hàng Việt Nam xuất sang Mỹ, tìm cách giúp cho các doanh nhân Việt thâm nhập vào thị trường Mỹ bớt gặp khó khăn hơn…”. Sự thay đổi trong suy nghĩ của một “cựu thiếu úy thủy quân lục chiến quân đội VNCH” là một trong những thí dụ thuyết phục chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm, chính sách cụ thể và thiết thực của Nhà nước Việt Nam với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Từ đó giúp bà con xóa bỏ mặc cảm, định kiến, xóa bỏ nỗi lo bị phân biệt đối xử vì quá khứ, vì tôn giáo, vì nguồn gốc xuất thân, vì địa vị xã hội,… để trở về với quê hương, trở về với tổ tiên ông bà,…

Trên thực tế, ở nước ngoài hiện vẫn còn một số hội nhóm, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí tổ chức các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân này không ngừng bóp méo, xuyên tạc quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt Nam nhằm gây hiểu lầm, kích động và gây bất bình trong công chúng, nhất là những người thiếu thông tin, sống xa Tổ quốc. Như Etcetera Nguyễn đã nhận định: “Qua quan sát của chúng tôi, báo chí trong nước đã thông tin về chủ quyền biển đảo rất nhiều. Thời gian gần đây, các học giả, chuyên gia nghiên cứu về biển đảo đã công bố rất nhiều tài liệu nói lên chủ quyền của đất nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, những thông tin này dường như chưa đến được một cách đầy đủ đối với các mạng truyền thông của người Việt ở nước ngoài. Do vậy, đối với những người bàng quan thì họ xem các thông tin bịa đặt, bóp méo của những cơ quan truyền thông chống đối là thật và tin vào đó. Những kiều bào chưa trở về quê hương đất nước lần nào thì ít nhiều vẫn còn những định kiến về chủ quyền biển đảo mà Việt Nam đang tích cực bảo vệ”. Trước thực trạng này, nhà báo Etcetera Nguyễn đề nghị Nhà nước cần tiếp tục tiếp tục tổ chức nhiều chuyến đi thăm biển đảo cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài, mở rộng hơn nữa cho giới báo chí hải ngoại, kể cả các cơ quan truyền thông chưa có sự thông cảm hoặc đang khác biệt về chính kiến đối với Việt Nam giúp họ có điều kiện thuận lợi tiếp cận, tìm hiểu chủ quyền biển đảo bởi: “Trường Sa không phải là vùng đất chỉ để ra tìm sự thích thú mà là để tìm hiểu, giải tỏa các thông tin còn bán tín bán nghi của kiều bào về chủ quyền của đất nước”. Còn ông Đinh Viết Tứ, người Mỹ gốc Việt, góp ý: “Chúng ta phải có những hành động cụ thể để gắn kết cộng đồng kiều bào và người dân trong nước phải là một khối thật sự đoàn kết. Cần phải tạo được sự đồng thuận cao nhằm tăng cường sức mạnh dân tộc... Để làm được điều này chúng ta cần phải có thông tin đầy đủ, chính xác, minh bạch cho kiều bào hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo”. Ông Trần Bá Phúc, Việt kiều Ô-xtrây-li-a thì chia sẻ: “Tôi thấy việc làm chung tay xây trường ở Trường Sa vô cùng ý nghĩa. Khi thấy người dân và các chiến sĩ Hải quân Việt Nam nơi đầu sóng ngọn gió tôi rất xúc động. Và tôi thấy mình cần có trách nhiệm hơn với quê hương. Cùng với bà con kiều bào ở Úc quyên góp ủng hộ chương trình Vì học sinh Trường Sa thân yêu tôi thấy dường như mình và cộng đồng đã đến gần biển đảo quê hương hơn. Tôi tin chắc ai xa quê hương cũng đều có cảm nhận như tôi”.

Tháng 4-1975, ngay sau ngày đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất sớm khẳng định quyết tâm thực hiện chủ trương đoàn kết dân tộc, khẳng định cộng đồng người Việt ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhiều chính sách, pháp luật liên quan người Việt Nam ở nước ngoài được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi để bà con trở về Việt Nam thăm quê hương và đầu tư hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, cũng như cư trú lâu dài. Thực tế cho thấy các chính sách này được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đón nhận tích cực và có hiệu quả, biểu hiện cụ thể qua số lượng người Việt Nam ở nước ngoài về nước trong các năm qua ngày càng tăng, trung bình mỗi năm khoảng 500 nghìn lượt người và đóng góp của bà con với đất nước cũng ngày càng tăng lên. Sự thật ấy là lời đáp trả đích đáng, đồng thời bóc trần ý đồ đen tối, sự tuyên truyền xuyên tạc, hành động chống phá của những tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí!

ĐÔNG Á

CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ THIẾU UÝ VNCH NGUYỄN NGỌC LẬP TẠI QUÂN Y VIỆN 87 NHA TRANG . Tháng 4-2014 sau bao năm bôn ba xứ người- thiếu...

CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ THIẾU UÝ VNCH NGUYỄN NGỌC LẬP TẠI QUÂN Y VIỆN 87 NHA TRANG .

Tháng 4-2014 sau bao năm bôn ba xứ người- thiếu uý quân lực ngụy VNCH Nguyễn Ngọc Lập cùng đoàn Việt Kiều trở về thăm lại cố hương Việt Nam trong đó có chuyến ra thăm quần đảo Trường Sa .

Chẳng hiểu do căn bệnh cũ của Nguyễn Ngọc Lập tái phát hay do quá choáng ngợp và bất ngờ trước những gì được chứng kiến tại mảnh đất địa tiền tiêu của Tổ Quốc mà Nguyễn Ngọc Lập lại đổ bệnh ...

Cũng may hôm đó thiếu tướng Lê Minh Thành phó tư lệnh hải quân nhân dân Việt Nam có chuyến ra công tác tại đảo - khi biết có người đổ bệnh,thiếu tướng Lê Minh Thành không ngần ngại đã mời Nguyễn Ngọc Lập lên chiếc máy bay trực thăng EC-225 mới cứng của lữ đoàn 954 không quân hải quân trở về đất liền chữa bệnh.

Máy bay đã cất cánh đưa đoàn công tác tới quân y viện 87 tại Nha Trang cấp cứu chữa trị cho Nguyễn Ngọc Lập...

Trong thời gian chữa bệnh tại đây nhiều người mới biết Nguyễn Ngọc Lập [ bệnh nhân cấp cứu về từ đảo ] chính là một cựu sỹ quan ngụy VNCH xưa kia ,nay đã định cư tại Mỹ.

Sau thời gian chữa trị- sức khỏe Nguyễn Ngọc Lập đã tạm ổn định - ông ấy bắt đầu làm quen với những bệnh nhân cùng buồng điều trị - ông ấy kể về nước Mỹ, ông ấy kể những suy nghĩ ,về đất nước và con người Việt Nam hôm nay ... trong đó ấn tượng sâu sắc và xúc động nhất là khi được đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất và quần đảo Trường Sa- câu chuyện ngày một rôm rả giữa những người xung quanh từ chỗ tò mò, e dè ... dần dần chuyển qua sôi động không còn khoảng cách giữa người trong nước và người từ phía bên kia nay lại định cư tại Mỹ...

Nguyễn Ngọc Lập rất hóm hỉnh hỏi một bạn trẻ nằm giường bên cạnh rằng :” Cậu có thấy một tên lính nguỵ VNCH có khác với những người Việt Nam khác không ?!” .

Nghe xong câu hỏi cậu thanh niên trẻ nhoẻn miệng cười lắc đầu bảo :” Cháu không thấy gì là khác nhau nếu như chỉ nhìn hình thức bên ngoài- đặc biệt từ khi nghe bác giãi bày suy nghĩ của mình về quê hương ,đất nước hôm nay thì sự khác biệt cũng không còn nhiều bởi vì chiến tranh đã đi gần 40 năm rồi ...những gì thuộc về quá khứ thì hãy để nó ngủ yên với quá khứ... cháu nghĩ mọi người nên sống cho ngày hôm nay vì tương lai của ngày mai bác ạ...”

Nghe đến đây Nguyễn Ngọc Lập đã ngoảnh mặt quay đi gạt những giọt nước mắt... một phút im lặng rồi như nuốt một cái gì đó vào bên trong mà rằng :” Cám ơn những lời nói được xuất phát ra từ suy nghĩ trong sáng của cháu - bác tin chắc rằng cháu được sinh ra trong một gia đình có giáo dục chuẩn mực, đạo đức... nhưng ... nhưng bác vẫn phải nói với cháu và mọi người rằng : cho dù hôm nay mọi người trong nước đã quên đi quá khứ- nhưng bác vẫn không thể tha thứ cho bản thân mình và những người là đồng đội của bác vì đã gây ra tội ác với đất nước này, dân tộc này ... bác vẫn biết rằng thời gian sẽ làm phai mờ mọi thứ- nhưng bác vẫn luôn luôn nhắc nhở mình là một thằng ngụy , một thằng giết người, một thằng phản bội tổ quốc, một thằng làm tay sai cho giặc... bác không tha thứ cho mình về những tội ác đã gây ra trong quá khứ - đó là nỗi nhục nhã lớn nhất của một thằng đàn ông... trước đây bác cũng trẻ như cháu - ở cái tuổi ngoài hai mươi chưa biết đúng sai chỉ biết nghe theo người ta dạy thế , bảo thế rằng Cộng Sản là những kẻ “ khát máu , độc ác “ thế rồi chẳng biết gì ngoài việc bắn giết tất cả những ai là CS và những ai liên quan đến CS ... để rồi sau này hiểu ra được sự thật thì đã quá muộn màng- bác là kẻ có tội với dân tộc này - bác là một thằng ngụy tay sai, một thằng bán nước...” .

Không gian cả căn phòng bệnh trở lên yên lặng một cách lạ thường - lúc đó có một bác sĩ đứng đó từ bao giờ ... đã vỗ nhè nhẹ vào vai Nguyễn Ngọc Lập bảo rằng ông ấy phải giữ bình tĩnh tránh xúc động- vị bác sỹ quân y từ tốn kiểm tra huyết áp và nhắc mọi người trở về giường của mình để cho bệnh nhân được yên tĩnh nghỉ ngơi...

Ngoài kia bầu trời trong xanh, thỉnh thoảng lại có những làn gió thổi nhè nhẹ lung lay những tàu lá dừa trước ban công bệnh viện ... bầu trời trong veo trong cái nắng tháng tư ... những tia nắng vàng lung linh như những giọt mật .

P/S : Hình ảnh thiếu tướng Lê Minh Thành phó tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam với thiếu uý quân lực VNCH Nguyễn Ngọc Lập [ ảnh 1]

[2-3 ]Nguyễn Ngọc Lập ảnh minh họa.

[Trích hồi ký của Lương Pháp Anh ]

3

Video liên quan

Chủ Đề