Nguyên nhân chính sách kinh tế mới

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục 1

1. Hoàn cảnh:

- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình.

=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.

- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng.

Mục 2, 3

2. Nội dung:

- Nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực.

- Công nghiệp: Phục hồi công nghiệp nặng; Phát triển yếu tố kinh tế tư nhân.

- Thương nghiệp: đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Đặc điểm: kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước.

3. Tác dụng - ý nghĩa

- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.

- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa.

Mục 4

4. Liên bang Xô viết thành lập

- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô)

- Gồm 4 nước cộng hòa, đến năm 1940 có thêm 11 nước.

ND chính

Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925) ở Liên Xô: Hoàn cảnh; Nội dung; Tác dụng - ý nghĩa và sự thành lập Liên bang Xô viết.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925) ở Liên Xô

Nguyên nhân chính sách kinh tế mới

Loigiaihay.com

  • Hoàn cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới
  • Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là?
  • Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới của nước Nga đối với Việt Nam

Chính sách kinh tế mới của nước Nga đang và sẽ trở thành một trong những chính sách kinh tế quan trọng có giá trị lớn kể cả trong quá khứ và hiện tại.

Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là?

Hoàn cảnh ra đời của chính sách kinh tế mới

– Cuối năm 1920, nước Nga ra khỏi nội chiến, chuyển sang xây dựng chế độ xã hội mới trong điều kiện hòa bình song với những khó khăn to lớn: Hậu quả của chiến tranh đế quốc và nội chiến đã tàn phá nền kinh tế, tình hình kinh tế – xã hội rối ren, nông dân ở nhiều nơi tỏ ra bất mãn với chính sách Cộng sản thời chiến.

– Chính sách Cộng sản thời chiến bao gồm:

+ Nhà nước kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp.

+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân, Nhà nước độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội.

+ Thi hành chế độ nghĩa vụ lao động toàn dân, với nguyên tắc không làm thì không ăn.

+ Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm trên thị trường nhất là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng hiện vật cho người tiêu dùng.

– Sau khi chiến tranh kết thúc, chính sách này tỏ ra không phù hợp trong điều kiện mới nông dân tỏ ra bất bình do kéo dài việc cấm buôn bán trao đổi, thu hẹp phạm vi lưu thông hàng hóa, xóa bỏ quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

Nguyên nhân chính sách kinh tế mới

Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là?

Chính sách kinh tế mới (hay còn được gọi là NEP) do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

– Đối với nông nghiệp:

Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

– Đối với công nghiệp:

+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

+ Tập trung khôi phục công nghiệp nặng cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước.

+ Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lý sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương hoặc ngân hàng.

– Đối với Thương mại và tiền tệ:

+ Năm 1924, phát hành đồng rúp mới.

+ Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

Có thể nhận thấy, bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga đã có những chuyển biến rất rõ rệt.

Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới của nước Nga đối với Việt Nam

– Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận định bàu học đầu tiên qua tổng kết 30 năm đổi mới: “ Trong quá trình đổi mới chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.”

– Trước những yêu cầu, đòi hỏi mới của thực tiễn, Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung nhiều nhận thức định hướng mới trong quan điểm về thể chế phát triển, nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hình thành các mô hình kinh tế mới, phát triển các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng.

– Xuyên suốt quá trình đổi mới Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo Chính sách kinh tế mới của Lê-nin trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Do đó, đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra các tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển đất nước trong thời gian tới.

– Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực là động mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

– Đồng thời chủ trương cần tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động phân bổ và sự dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Như vậy, Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới nhà nước Nga thực hiện là? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời và giải thích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích hoàn cảnh ra đời cũng như ý nghĩa của chính sách này tới quý bạn đọc. Mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.