Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 1 năm 2010, lên 9,73% thời điểm tháng 7 năm 2010 và nhảy vọt lên 26,65%/năm vào tháng 7 năm 2011. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói cứu trợ.

Từ cuối năm 2009, lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ quốc gia gia tăng giữa các nhà đầu tư liên quan đến một số nước châu Âu, mối lo sợ này tăng lên vào đầu năm 2010[1][2]. Các quốc gia có vấn đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao gồm các thành viên Hy Lạp, Ireland, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và cũng có một số khu vực châu Âu không thuộc Liên minh châu Âu. Iceland, đất nước trải qua cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong năm 2008 khi toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế của nó sụp đổ, ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công. Trong Liên minh châu Âu, đặc biệt là ở các nước nơi các khoản nợ công tăng mạnh do kế hoạch giải cứu ngân hàng, khủng hoảng niềm tin dấy lên với việc mở rộng lây lan lãi suất trái phiếu và bảo hiểm rủi ro giao dịch hoán đổi tín dụng mặc định giữa các nước này và các nước thành viên EU khác, quan trọng nhất là Đức[3][4]. Ngày 2/5/2010, các nước thành viên khu vực đồng euro và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã thông qua khoản vay 110 tỷ euro cho Hy Lạp, với điều kiện nước này phải thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Ngày 9/05/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu đã thông qua gói giải cứu trị giá 750 tỷ euro nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính ở khu vực châu Âu, và lập ra Ủy ban Ổn định Tài chính châu Âu. Tiếp theo đó là gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro cho Ireland vào tháng 11 năm 2010 và 78 tỷ euro cho Bồ Đào Nha vào tháng 5 năm 2011. Cuộc khủng hoảng nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền euro, gây ảnh hưởng nền tài chính toàn cầu, khiến cho thủ tướng Hy Lạp và thủ tướng Ý phải từ chức.

Ngày 6/2/2012 Chính phủ Romania là chính phủ thứ 6 ở châu Âu sụp đổ do khủng hoảng nợ [5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ George Matlock [ngày 16 tháng 2 năm 2010]. “Peripheral euro zone government bond spreads widen”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2010.
  2. ^ “Acropolis now”. The Economist. ngày 29 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ “Greek/German bond yield spread more than 1,000 bps”. Financialmirror.com. ngày 28 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ “Gilt yields rise amid UK debt concerns”. Financial Times. ngày 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ “Thêm một chính phủ châu Âu sụp đổ do khủng hoảng nợ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2012.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khủng hoảng tài chính 2007–2010
  • Suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000
  • Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007–2009
  • Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008–2010

Hy Lạp đang trong một cuộc khủng hoảng nợ công, không có khả năng chi trả nợ cho các quốc gia khác. Quốc gia này đã rơi vào khủng hoảng từ năm 2009 và hiện tại nợ của nước này đã lên tới hơn 170% GDP.

Nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng có thể bắt nguồn từ việc thành lập Khu vực đồng tiền chung Châu Âu [Eurozone] vào năm 1999. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu là một nhóm gồm 17 quốc gia châu Âu [bao gồm cả Hy Lạp] đã đồng ý sử dụng chung đồng tiền chung Euro.

Để có thể trở thành một phần của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, một quốc gia phải duy trì thâm hụt tài chính của mình chỉ trong phạm vi 3% GDP. Nói cách khác, chính phủ của quốc gia đó không được chi tiêu vượt quá 3% so với thu nhập của toàn quốc gia. Tuy vậy, Hy Lạp là quốc gia không có trách nhiệm cao về mặt tài chính, cụ thể chính phủ nước này đã chi tiêu vượt quá xa khả năng chi trả trước năm 1999. Để tìm cách thâm nhập vào Eurozone, Hy Lạp đã thao túng sổ sách của quốc gia mình để cho thế giới thấy rằng thâm hụt của Hy Lạp đã được kiểm soát.

Việc gia nhập Eurozone càng làm tình hình thêm xấu đi. Hy Lạp trở nên vô kỷ luật hơn vì họ có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với lãi suất rẻ hơn nhiều. Về phía các chủ nợ cho vay, họ tin tưởng rằng nếu có gì bất trắc xảy ra, các nước châu Âu khác [ví dụ như Pháp, Đức, Anh, …] sẽ đứng ra trả nợ thay.

Chính vì vậy, Hy Lạp ngày càng chi tiêu nhiều, thuế phải thu của họ lên đến 89.5%, trong khi chi tiêu rất nhiều cho những khoản tiền khổng lồ như tiền lương, lương hưu, … Mọi chuyện vẫn tiếp diễn cho đến năm 2008, Hy Lạp vẫn luôn đảm bảo trả được nợ vì nước này duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao. Không những vậy, Hy Lạp còn có thể nhận thêm các khoản vay mới để tái cấp vốn cho họ mà không phải gặp bất kỳ khó khăn nào [do lãi suất vẫn còn rẻ, tiết kiệm chung của thế giới vẫn còn đang rất cao].

Tuy vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, thanh khoản dần cạn kiệt. Hy Lạp lúc này không thể tiếp tục vay với lãi suất rẻ hơn, tốc độ tăng trưởng GDP cũng đang chậm lại do ảnh hưởng chung của thế giới. Tình hình ngày trở nên nghiêm trọng. Cuối cùng vào năm 2009, Hy Lạp đã phải thú nhận với thế giới rằng từ trước đến giờ họ luôn báo cáo thấp thâm hụt và nợ của mình. Năm 2009 con số này là 12.9% GDP, trong khi các nước Châu Âu chỉ cho phép phạm vi 3% GDP.

Dần dần, Hy Lạp đứng bên bờ vực phá sản, tác động của quốc gia này tiếp tục lan toả tới các nước Châu Âu khác [chủ yếu và nặng nề nhất là Pháp, Đức] đã cho Hy Lap vay mượn tiền. Chính vì vậy về sau, Eurozone và IMF đã phải vào cuộc.

Kiềm chế cuộc khủng hoảng

Troika [bao gồm IMF, Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB và uỷ ban Châu Âu EC] đã cứu trợ tổng cộng 2 quỹ với trị giá 240 tỷ euro cho Hy Lạp. Lần cứu trợ này được chia thành nhiều đợt trong khoảng thời gian 5 năm – từ 2010 đến 2014. Để nhận được số tiền cứu trợ này, Hy Lạp đã phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc, cụ thể hơn quốc gia này phải đại tu lại nền kinh tế của mình bằng các biện pháp tăng thuế và giảm chi tiêu.

Tuy vậy nền kinh tế của Hy Lạp không có cơ hội để hồi phục. Hầu hết số tiền trong các quỹ cứu trợ đều hướng tới việc trả khoản lãi cho các chủ nợ, không thể giúp Hy Lạp giảm bớt gánh nặng nợ nần. Tình hình của quốc gia này càng ngày càng tồi tệ hơn, Hy Lạp tiếp tục lâm vào hoàn cảnh suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 25%, tỷ lệ nợ trên GDP vượt hơn 170%. Vào ngày 30/06/2015, Hy Lạp trở thành quốc gia phát triển đầu tiên không trả được nợ cho IMF.

Trước hoàn cảnh này, để cứu Hy Lạp khỏi bờ vực phá sản, ngày 13/07/2015, Troika đã đồng ý gia hạn, hỗ trợ thêm gói cứu trợ thứ 3 trị giá 86 tỷ euro. Việc cứu trợ sẽ được thực hiện trong 3 năm và Hy Lạp phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc hơn, nghiêm ngặt hơn. Về cơ bản, Hy Lạp phải thực hiện các biện pháp nhằm tăng thu và giảm chi tiêu, cụ thể:

  • Tái tổ chức nền kinh tế, hợp lý hoá và tăng thuế giá trị gia tăng [VAT]
  • Tăng thuế suất thuế doanh nghiệp
  • Giảm tình trạng trốn thuế tràn lan nhằm tăng lượng thu thuế
  • Tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước
  • Cắt giảm chương trình chi tiêu lương hưu

Sẽ ra sao nếu ngay từ ban đầu Hy Lạp không tham gia vào Eurozone?

Nếu Hy Lạp không phải là một phần trong Eurozone, vẫn sử dụng đồng tiền cũ của họ là Drachma, quốc gia này có thể sẽ phải phá giá đồng tiền của mình để khuyến khích gia tăng đầu tư vào nền kinh tế. Khi đó, Hy Lạp sẽ chuyển các khoản nợ của mình thành những đồng Drachma rẻ hơn. Tuy vậy, phá giá không phải là biện pháp tốt bởi vì điều này sẽ dẫn đến lạm phát cao, việc nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

Có thể nói hạn chế lớn nhất của Eurozone chính là nó có chung một chính sách tiền tệ thống nhất, tuy vậy mỗi quốc gia sẽ có các chính sách tài khoá khác nhau. Điều này như chúng ta đã thấy, cho phép Hy Lạp vô trách nhiệm hơn với tình hình tài chính của quốc gia mình.

Quay lại lịch sử, tuy rằng Hy Lạp đã rơi vào khủng hoảng kể từ năm 2009, nhưng hạt giống đã được gieo vào những năm 1999 [khi này một quốc gia không có trách nhiệm tài chính như Hy Lạp được gia nhập vào khu vực Eurozone], cộng thêm sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đã khiến cho Hy Lạp bên bờ vực phá sản. Gần đây quốc gia này đã được cứu trợ, áp dụng nhiều chính sách, biện pháp ràng buộc khó khăn nhằm giúp nước này củng cố nền kinh tế, vượt qua khủng hoảng.

Chủ Đề