Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Theo các nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với biến chứng khó lường. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa tại nhà như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong nội dung sau. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với cấu tạo gồm hai phần là bao xơ và nhân nhầy bên trong thực hiện nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru mà không bị cọ xát vào nhau. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách dẫn đến các nhân nhầy phía bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơ đau đớn, khó chịu.

Những đối tượng sau đây có tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao:

  • Người cao tuổi: đây là nhóm dễ mắc bệnh nhất bởi theo quá trình thoái hóa tự nhiên, các cột sống dần bị mài mòn, không thể tự sản sinh ra các chất nhờn để nuôi dưỡng sụn khớp. Lúc này chức năng của đĩa đệm cũng bị suy giảm, nứt rách, nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài.
  • Tính chất công việc: những người làm những công việc nặng, trong môi trường khắc nghiệt, thường xuyên tác động lên cột sống cũng ảnh hưởng đến hoạt động của đĩa đệm.
  • Dân văn phòng: tính chất công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu cũng khiến đĩa đệm bị tổn thương. 
  • Người béo phì cũng là nhóm đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm. 
  • Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích hoặc bị stress, ăn uống thiếu chất cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh có thể xảy ra ở 2 vị trí là thoát vị đĩa đệm thắt lưngthoát vị đĩa đệm cổ, nhưng thắt lưng là nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả. 

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Giống như các bệnh lý xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể biết tình trạng bệnh của mình khi đi thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh chuyển nặng với các dấu hiệu như sau:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh cảm nhận thấy những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay, sau đó vùng đau có xu hướng lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể chuyển biến từ âm ỉ hoặc đau dữ dội khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi.  
  • Tê bì tay chân: triệu chứng này xuất hiện do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bị rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng, lạnh,..
  • Yếu cơ, bại liệt: thường xảy ra trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm nặng. Triệu chứng này khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, dẫn đến hạn chế vận động, lâu dần các cơ bị teo, liệt, sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. 

Khi thấy các triệu chứng trên hoặc bất kỳ triệu chứng nào dưới đây bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm:

  • Đau, tê bì, yếu cơ có xu hướng chuyển nặng
  • Người bệnh gặp phải tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
  • Mất cảm giác ở vùng bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn cũng là những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không hề có triệu chứng cụ thể, điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả điều trị.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm:

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp đặc biệt là đĩa đệm hoạt động kém hiệu quả hơn, dễ bị tổn thương
  • Do đặc thù công việc: Quá trình làm việc lâu với một tư thế không thoải mái, hoặc làm các công việc nặng nhọc cũng làm cho cột sống nhanh bị thoái hóa, gây áp lực, ảnh hưởng xấu đến chức năng của đĩa đệm. Để hạn chế tình trạng trên, bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, khoảng 45 phút nên đứng lên di chuyển 5 phút.
  • Do chấn thương: chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao cũng tác động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm. Chính vì vậy, khi gặp những chấn thương kể trên, bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám, chụp chiếu ngay để phát hiện những tổn thương mà mắt thường khó nhìn thấy.
  • Béo phì: Vấn đề cân nặng quá khổ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình thoát vị đĩa đệm. Do đó, bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để kiểm soát cân nặng.
  • Thói quen xấu như cúi đầu xem điện thoại, kẹp điện thoại vào vai nói chuyện trong nhiều giờ cũng ảnh hưởng đến đĩa đệm cổ. 
  • Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, gù vẹo
  • Yếu tố di truyền: người trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, cải thiện những cơn đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Các giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường trải qua 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn phình đĩa đệm

Đây là giai đoạn đầu tiên của người thoát vị đĩa đệm, người bệnh khó có thể nhận biết bệnh trong thời điểm này. Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm phình to hơn với kích thước bình thường dẫn đến các chức năng của đĩa đệm suy giảm, mức độ tổn thương cũng có sự khác biệt. Sự lớn lên của đĩa đệm đến một mức độ nhất định sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra những cơn đau dây thần kinh. Tính chất của những cơn đau dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau lưng thông thường. 

Giai đoạn lồi đĩa đệm

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ, ngoài ra một số bệnh nhân đã cảm nhận thấy có sự chèn ép thần kinh với những cơn đau dữ dội. Cơn đau ở giai đoạn lồi đĩa đệm có thể bắt đầu ở khu vực lưng dưới rồi lan xuống vùng hông và hai chân. Lúc này nhân nhầy cũng đã có xu hướng thoát ra ngoài, lượng nhân nhầy thoát ra càng nhiều sẽ gia tăng những cơn đau ở chân. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải tình trạng di chuyển lệch sang một bên trái hoặc phải, gây mất thẩm mỹ và khó khăn khi vận động. 

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ

Lúc này, bao xơ đã bị rách hoàn toàn, nhân nhầy và các tổ chức khác thoát ra ngoài nhưng vẫn bám với nhau thành 1 khối, chúng chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội, tê bì, khiến người bệnh hạn chế vận động. 

Thoát vị thực thụ là giai đoạn tương đối nguy hiểm trong các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.

Giai đoạn thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Giai đoạn này là giai đoạn bệnh đã thực sự rõ ràng, các nhân nhầy đã thoát hết ra ngoài và tách rời hoàn toàn chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế. 

Thoát vị đĩa đệm diễn ra theo từng giai đoạn cụ thể, do đó, việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn cũng như giảm chi phí đáng kể. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bên cạnh nguyên nhân, triệu chứng, bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không cũng là thắc mắc chung của nhiều người. Quan sát trên đa số bệnh nhân cho thấy mặc dù thoát vị đĩa đệm không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm với những giải pháp phù hợp có thể gây nên nhiều biến chứng khó lường. 

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Nếu ngay từ giai đoạn đầu khi mà bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (lồi đĩa đệm), chỉ cần bạn áp dụng đúng chỉ định và đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công tới 95%. Với mục đích là giảm đau, hết dị cảm, phục hồi chức năng vận động và tạo điều kiện cho phần đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại làm giảm chèn ép thần kinh, hầu như sẽ không có nguy hiểm. Nhưng ngược lại, nếu khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ, thoát vị đĩa đệm có mảnh rời sẽ gia tăng những nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của bạn. Việc lựa chọn sai phương pháp điều trị không những làm cho thoát vị đĩa đệm nặng hơn mà có thể dẫn đến những bệnh lý xương khớp khác, ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị, từ đó cũng giảm mức độ nguy hiểm xuống mức tối đa.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm

Như đã phân tích ở trên, dấu hiệu ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường. Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng

Biến chứng đầu tiên của thoát vị đĩa đệm là làm cho các dây thần kinh bị tổn thương do ở cột sống có rất nhiều dây thần thần kinh chạy dọc. Khi ấy, người bệnh sẽ cảm thấy bị khó chịu tại những vùng có dây thần kinh đi qua, lâu dần hình thành các cơn đau vùng thắt lưng và lan xuống tay chân, cơn đau tăng mạnh khi vận động…

  • Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh ở vùng thắt lưng và dẫn đến hiện tượng cơ tròn bị rối loạn. Từ đó, người bệnh mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện.

  • Rối loạn cảm giác

Người bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gặp phải biến chứng rối loạn cảm giác do các dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh thường bị nóng lạnh thất thường và mất đi cảm giác tê bì tay chân.

  • Teo cơ

Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép diện rộng khiến cho máu không lưu thông tới các cơ. Nếu bệnh nhân không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng và nguy cơ teo cơ là rất cao.

  • Tàn phế

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này, người bệnh bị mất hoàn toàn khả năng lao động, vận động, cũng không thể đi lại được và chỉ nằm yên một chỗ. 

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Mặc dù gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa thoát vị đĩa đệm theo những cách dưới đây:

  • Đối với những người cao tuổi: thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là canxi để tăng sức đề kháng cho xương khớp
  • Hạn chế khuân vác đồ vật nặng, mang vật nặng đúng tư thế tránh gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương
  • Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi, các loại rau củ xanh 
  • Hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn vì đây cũng là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Giữ cho cột sống thẳng khi làm việc, giữ khoảng cách phù hợp với máy tính, không quá cúi cổ. Cứ mỗi 45 phút làm việc, bạn nên đứng lên đi lại tại chỗ khoảng 5 phút để cột sống và đĩa đệm không bị mỏi.
  • Luyện tập các động tác hoặc môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe. Tuy nhiên, cần có chế độ thực hiện khoa học, tập vừa sức để hạn chế tình trạng căng cơ.
  • Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh, khi đi xe máy, đi ngủ
  • Dành thời gian khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời. 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Thay vì đến các cơ sở Y tế để điều trị bệnh, nhiều người cũng đã áp dụng các phương pháp sau cũng giúp cải thiện những cơn đau nhức một cách hiệu quả:

Bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm

Với phương pháp này, bạn sẽ mất rất ít chi phí, tuy nhiên để đạt được hiệu quả, người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt, muối hạt, túi vải mỏng

Cách thực hiện:

  • Lá lốt mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất, vớt lên, để ráo nước
  • Cho lá lốt vào chảo rang nóng cùng một chút muối hạt
  • Đổ hỗn hợp vừa thu được vào chiếc túi mỏng đã chuẩn bị rồi đắp lên vùng bị đau
  • Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu

Chuẩn bị nguyên liệu: lá ngải cứu, mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
  • Đem ngải cứu giã nát rồi trộn chung với mật ong. Sau đó, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Chia nước cốt lá ngải cứu mật ong uống 2 lần trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện trong 15 ngày  

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng liệu pháp nhiệt

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường gặp triệu chứng đau và căng cơ. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng liệu pháp nhiệt bằng cách chườm nóng hoặc lạnh để cải thiện tình trạng trên.

  • Chườm nóng: Sử dụng một miếng đệm nóng, chai nước nóng vào vị trí cột sống có đĩa đệm bị thoát vị vài lần trong ngày. Mỗi lần thực hiện khoảng 15 – 20 phút. Chú ý canh chỉnh độ nóng cho phù hợp để không gây bỏng cho da. 
  • Chườm lạnh: Dùng túi đựng đá hoặc bọc cục đá lạnh vào trong một cái khăn mỏng chườm trực tiếp lên vị trí bị đau trong 10 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày. 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp massage

Massage chữa thoát vị đĩa đệm cần phải thực hiện đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng mu bàn tay ấn xuống da người bệnh, di chuyển tay theo hình tròn dọc từ đầu cột sống lưng xuống đến mông khoảng 3 lần. 
  • Dùng khớp cổ tay, khớp ngón tay ấn lên vùng bị đau nhức và di chuyển tương tự như trên 3 lần.
  • Cuối cùng, bạn sử dụng hai bàn tay vừa xoa bóp vừa kéo thịt hai bên cột sống lưng khoảng 3 lần.

Tham khảo cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng An Cốt Nam

Các phương pháp kể trên mặc dù mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng chỉ phù hợp với những người bệnh nhẹ. Những người bệnh nặng khi áp dụng dường như không nhận được bất kỳ kết quả nào. Thay vào đó, bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc An Cốt Nam - được nghiên cứu và điều chế bởi đội ngũ bác sĩ lương y Tâm Minh Đường. An Cốt Nam là phác đồ được đánh giá cao trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên VTV2 bởi Ths.Bs. Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Quân đội 108.

Theo đó, An Cốt Nam được ra đời dựa trên tinh hoa của hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang kết hợp gia giảm một số loại thảo dược quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lung Thảo, Thiên Niên Kiện,.. theo một tỷ lệ phù hợp. 

Tác động nổi bật của An Cốt Nam trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm chính là ở phác đồ “Kiềng 3 chân” toàn diện bao gồm thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập chuyên sâu. Mỗi liệu pháp lại đảm nhận 1 vai trò riêng tạo nên sự thành công của phác đồ tổng. Cụ thể như sau:

  • Với thuốc uống: Thuốc uống đã được sắc sẵn và đóng gói theo quy chuẩn. Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ cần cắt gói thuốc An Cốt Nam, pha kèm với nước ấm, khuấy đều là dùng được ngay, mỗi ngày dùng một đến hai gói. Thuốc uống có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, bồi bổ xương khớp. 
  • Cao dán: được điều chế từ các loại dược liệu như Đại hồi, Địa liền, Quế chi,... tác động giảm đau từ bên ngoài chỉ sau 30 phút sử dụng. 
  • Vật lý trị liệu và bài tập: giúp thư giãn xương khớp, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Điểm nổi bật của An Cốt Nam so với các phương pháp hiện có trên thị trường chính là ở phương thức điều chế dạng cao lỏng, bảo toàn dược tính ở mức tối đa, thẩm thấu nhanh mà không gây hại cho dạ dày.

Hiệu quả của An Cốt Nam không chỉ được đánh giá bởi các chuyên gia mà quan trọng hơn, hàng ngàn người bệnh đã chấm dứt những cơn đau nhức, mệt mỏi, khó chịu chỉ sau 1 - 2 liệu trình sử dụng An Cốt Nam.

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp nhất. Do đó, khi có triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, bạn không nên tự ý chữa tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về An Cốt Nam có thể liên hệ trực tiếp: 

  •  Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline:0983340246

  • Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline:0903876437

Nguồn tham khảo: Tamminhduong.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị