Nhà nước ba năm mở một khoa đọc hiểu

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 11, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Vịnh khoa thi Hương trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Vịnh khoa thi Hương.

A. Nội dung tác phẩm

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Trần Tế Xương [1870 – 1907] thường gọi là Tú Xương.

- Quê quán: làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định [nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định].

- Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân:

+ Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất [1886]; Mậu Tý [1888]; Tân Mão [1891]; Giáp Ngọ [1894]; Đinh Dậu [1897]; Canh Tý [1900]; Quý Mão [1903] và Bính Ngọ [1906].

+ Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ [1894] ông mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là tú tài thiên thủ [lấy thêm].

+ Sau đó không sao lên nổi cử nhân, mặc dù đã khá kiên trì theo đuổi. Khoa Quý Mão [1903] Trần Tế Xương đổi tên thành Trần Cao Xương tưởng rằng bớt đen đủi, nhưng rồi hỏng vẫn hoàn hỏng.

- Ông có khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ [thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát] và một số bài văn tế, phú, câu đối,...

- Một số tác phẩm như:Vịnh khoa thi HươngGiễu người thi đỗÔng còPhường nhơ, Thương vợVăn tế sống vợ,...

- Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

- Bức tranh hiện thực trong thơ Tế Xương là một bức tranh xám xịt, dường như chỉ có rác rưởi, đau buồn, vì hiện thực thối nát của xã hội thực dân – nửa phong kiến.

- Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời. 

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Vịnh khoa thi Hương còn có tên gọi khác Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, được sáng tác năm 1897.

b. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

d. Bố cục: 4 phần

- Hai câu thơ đầu: Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu.

- Bốn câu thơ tiếp: Thực cảnh trường thi.

- Hai câu thơ cuối: Thái độ, tâm trạng của tác giả.

e. Giá trị nội dung: Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

f. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ.

- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

- Như thường lệ, ba năm mở một khoa thi để chọn nhân tài, nhưng năm nay cách tổ chức lại trái với thường lệ Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Với cách tổ chức thi cử như vậy, tác giả đã báo trước sự hỗn độn, ô hợp, nhốn nháo.

- Hai chữ nhà nước đã nêu bật lên hiện thực của cảnh mất nước, mất chủ quyền.

- Từ thi lẫn diễn tả sự hỗn độn của trường thi. Tác giả đã dùng hình ảnh trường thi khái quát cả một hiện thực xã hội bấy giờ.

2. Cảnh trường thi

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quyét đất mụ đầm ra.

- Những nhân vật chính của trường thi bộc lộ sự nhếch nhác, rỗng tuếch.

+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ.

+ Quan trường: ậm ọe, thét loa.

- Không khí long trọng [lọng cắm rợp trời] lại để đón kẻ ngoại bang – kẻ quyết định số phận của trường thi, nền học vấn của nước nhà quan sứmụ đầm.

→ Châm biếm, đả kích.

- Thể hiện sự xót xa, mỉa mai [lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất] xen lẫn với xót xa, căm giận.

3. Thái độ, tâm trạng của tác giả

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

- Câu thơ Nhân tài đất Bắc nào ai đó? vừa là lời kêu gọi, vừa là lời nói thẳng về sự thật của đất nước đã thôi thúc, thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của tầng lớp tri thức phong kiến bấy giờ.

- Sáu câu thơ trước, tác giả dùng giọng điệu mỉa mai, châm biếm nhưng đến hai câu thơ cuối, tác giả đã chuyển sang giọng điệu trữ tình để lay gọi, đánh thức lương tri mọi người.

→ Thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Nhắc nhở đừng quên nỗi nhục mất nước.

D. Sơ đồ tư duy

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 đầy đủ, chi tiết hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Skip to content

1. Trần Tế Xương [xem bài Thương vợ].

Tú Xương là một người rất lận đận trong chuyện thi cử. Ông thi nhiều lần và đều hỏng, chỉ đỗ đến tú tài. Ông lại sống và thời buổi “mưa Âu gió Mĩ”, thời kì khủng hoảng của những quan hệ đạo đức truyền thống. Những cay đắng của số phận riêng cùng với những điều ngang tai trái mắt của cuộc sống thị thành đã khiến Tú Xương trở thành một nhà thơ trào phúng tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

2. Vịnh khoa thi Hương là bài thơ trữ tình trào phúng. Qua việc tái hiện cảnh trường thi bằng một số hình ảnh đậm màu sắc châm biếm, tác giả đã thể hiện niềm đau xót, cay đắng của một trí thức nho học phải chứng kiến cảnh suy vong, tàn lụi của nền học vấn Hán học có lịch sử ngàn năm cùng nền văn hoá phương Đông.

Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật.

– Hai câu đề : giới thiệu về kì thi đặc biệt hai trường “thi lẫn”. – Hai câu thực, luận : cảnh trường thi với đầy đủ các thành phần cốt yếu, từ sĩ tử, quan trường đến khách mời. Tất cả đều gợi tả một cảnh tượng lộn xộn, xô bồ.

– Hai câu kết : tâm sự chua xót của nhà thơ trước hiện thực khoa thi Hương.

3. Đọc chậm, giọng trào phúng, chua xót.

II. Kiến thức cơ bản

Thực dân Pháp tạm thời hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, văn hoá phương Tây tràn vào lấn át văn hoá truyền thống. Hán học suy vong, các nhà nho đua nhau “vứt bút lông đi” đổi sang cầm cây bút chì để kiếm sống. Chuyện thi cử của Nho học trở thành trò hề, cảnh tượng các kì thi vô cùng thảm hại. Nguyễn Khuyến và Tú Xương đều là những nhà nho có lòng tự trọng, họ đều rất đau lòng và cay đắng ghi lại điều đó trong một loạt bài thơ – trong đó có Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.

Bài thơ có hình thức thất ngôn bát cú, nhưng Tú Xương đã bình dân hoá. Với những từ ngữ và hình ảnh nôm na, suồng sã, tác giả đã thay thế cái vẻ ngoài vốn rất nghiêm trang của thơ luật Đường thành một bài thơ trào phúng có giọng điệu bình dân cay nghiệt. Mối quan hệ giữa thể loại và ngôn ngữ thơ có sự tương ứng với mục đích có vẻ rất trang trọng [tuyển người tài ra giúp nước] và hình thức lộn xộn, bệ rạc của kì thi Hương. Bài thơ thể hiện nỗi đau xót của nhà thơ trước hiện thực Hán học lụi tàn. Nỗi đau ấy từng được Nguyễn Khuyến thể hiện khi vẽ lên hình ảnh :

Trên ghế bàđầm ngoi đít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

[Hội Tây]

Tú Xương thuộc lớp nhà nho theo nghiệp khoa cử cuối cùng của xã hội phong kiến Việt Nam. Cuối thế kỉ XIX, việc tổ chức các kì thi Hán học chỉ còn là hình thức. Khoa thi năm Đinh Dậu được nhà thơ giới thiệu :

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Một cách giới thiệu rất tự nhiên. Kì thi được tổ chức theo đúng thời gian quy định, ba năm một lần. Nhưng có điểm không bình thường : Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Tác giả không dùng thi chunghoặc một cách diễn đạt khác trang trọng hơn mà dùng từ “thi lẫn”. Cách nói ấy đã dự báo tính chất không nghiêm túc của kì thi. Khoa thi Hương 1897 ấy được miêu tả với cảm hứng trào phúng rõ rệt. Bức tranh trường thi hiện lên với cảnh tượng thật nhốn nháo, lộn xộn :

READ:  Soạn bài Ngữ cảnh [Tiếp theo]

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan sứđến,

Váy lê quét đất mụđầm ra.

Bốn câu thơ tả cảnh trường thi đều được dùng cấu trúc đảo trật tự thành phần câu. Hai câu thực, tác giả đảo trật tự thành phần phụ chỉ đặc điểm lên trước. Hai từ lôi thôi, ậm oẹ đứng đầu câu nhấn mạnh điểm nổi bật nhất của cảnh thi, thật bi hài. Sĩ tử là nhân vật chính của kì thi. Khi Nho học đang ở thời thịnh vượng, các sĩ tử khi đi thi thường có người hầu đi theo cho nên họ không phải làm công việc “đeo lọ” bên mình như sĩ tử trong cảnh thi này. Những sĩ tử đến kì thi trông thật nhếch nhác và tội nghiệp. Còn “quan trường”, những người có trách nhiệm tổ chức và trông coi kì thi thì cũng thảm hại không kém. Lôi thôiđối với ậm oẹ thật là cân xứng. Lẽ ra họ phải dõng dạc, oai phong trong tư thế của mệnh quan triều đình. Tú Xương đã chọn từ ngữ rất đắt. Không cần nhiều, chỉ hai từ đó thôi đã đủ tái hiện bộ mặt nhếch nhác đến thảm hại của một trong số những kì thi Hán học cuối cùng này.

Không thấy đâu vẻ trang trọng, nghiêm túc của một kì thi tuyển nhân tài. Cảnh tượng kì thi ấy là biểu hiện rõ nhất sự suy tàn không gì cứu vãn nổi của nền học vấn Nho gia và cả nền đạo đức truyền thống phương Đông.

Cảnh tượng trường thi lôi thôi, nhếch nhác là thế nhưng hình ảnh các vị khách mời thì lại khác. Bốn câu thơ trên tác giả đã tận dụng triệt để các hình thức đối ngẫu trong thơ. Đối trong cặp câu thực : hình ảnh sĩ tử >< hình ảnh quan trường ; đối trong cặp câu luận : lọng – quan sứ >< váy – mụ đầm là sự đối ngẫu trong mối quan hệ tương đồng. Đối giữa hai câu thực và hai câu luận : sĩ tử, quan trường [nhân vật chính của kì thi] >< quan sứ, mụ đầm [khách mời] là sự đối ngẫu trong quan hệ tương phản. Bên nhân vật chính thảm hại, nhếch nhác bao nhiêu thì bên nhân vật phụ, bọn quan thầy xâm lược lại long trọng, kẻ cả bấy nhiêu. Sự đối lập này làm nổi bật nỗi nhục nhã ê chề của những trí thức Nho học. Có ý kiến cho rằng: “Đây là một nỗi nhục lớn đối với người trí thức Việt Nam bởi tại chốn tuyển chọn nhân tài cho đất Việt, cái bóng của mấy tên thực dân cướp nước đã trùm lên tất cả”. Lọng của quan sứ và váy của mụ đầm đã bao trùm cả lên trường thi. Là một nhà nho có tài, có tự trọng và có ý thức dân tộc, hơn ai hết, Tú Xương cảm nhận rất rõ nỗi nhục nhã ê chề ấy. Các nhà nho Việt Nam cả đời dùi mài kinh sử, để đến được kì thi ấy, biết bao nhiêu người vợ như bà Tú đã phải lam lũ kiếm sống, phải bươn chải cả cuộc đời. Chỉ với một vài hình ảnh đặc tả vậy thôi, Tú Xương đã tái hiện cảnh tượng của kì thi Hương Đinh Dậu, qua đó khái quát bộ mặt xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX.

Kết thúc bài thơ là tâm sự của ông Tú. Câu thơ mang giọng điệu cay đắng, xót xa và tha thiết :

Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt Nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời.

READ:  Soạn bài Bài thơ số 28 - Ta go

Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình. Vịnh khoa thi Hương là bài thơ trữ tình – trào phúng tiêu biểu cho phong cách thơ trào phúng Tú Xương : chua chát, sâu cay và đầy trăn trở. Bài thơ thể hiện tấm lòng của ông đối với dân tộc.

III. liên hệ

Từ vua Minh Mạng [1820 – 1840] trở đi, toàn quốc có 7 trường thi. Tính từ trong ra, tính từ Nam đến Bắc, thì 7 trường thi đó là những trường :

1. Trường thi Gia Định [Sài Gòn] 2. Trường thi Bình Định 3. Trường thi Thừa Thiên 4. Trường thi Nghệ An 5. Trường thi Thanh Hoá 6. Trường thi Nam Định

7. Trường thi Hà Nội.

Mỗi trường thi coi như một khu vực chiêu sinh chiêu hiền, bao gồm nhiều tỉnh. Ví dụ trường Hà Nội thì chiêu sinh những sĩ tử gồm trong tám tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Sơn Tây, Ninh Bình và Hà Nội. Ví dụ trường Nam Định thì gồm học trò bốn tỉnh Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định.

Những lúc bình thường thì địa điểm tuyển mộ nhân tài của nhà vua xưa là như vậy, và học trò của tỉnh nào thì thi ở khu vực trường thi đó. Nhưng từ khi Pháp đánh Hà Nội, đánh Nam Định, và nói chung là mưu chiếm Bắc kì Trung kì, thì một số trường thi cũng “trải qua một cuộc bể dâu”.

Ví dụ như chuyện mất trường thi Hà Nội. Ví dụ như chuyện sĩ tử bị treo giò [bút], học trò Bắc kì mất thi năm Nhâm Ngọ 1882 [cứ những năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì mở khoa thi ; nhưng năm Ngọ 1882 đó, Tây đánh thành Hà Nội lần thứ hai]. Tất cả sĩ tử thuộc hai trường thuộc Hà Nội, Nam Định nghĩa là học trò mười mấy tỉnh Bắc kì, phải chờ mất thêm hơn hai năm nữa mới được triều đình Huế cho vào Thanh Hoá phụ thi vào trường Thanh Hoá. Lí do của sự thi ghép đó ? là vì Hà Nội mất trường thi, thế còn trường thi Nam Định thì sao ? Thì lính Tây cũng vừa đốt cháy rụi cả trường thi Nam Định vào năm 1883 đó. Trường thi Nam Định cũng là một trường đặc biệt. Lúc thi, vì cháy trường thi, mà sĩ tử trường Nam phải lưu vong mãi vào trong Thanh Hoá mà ghé ống quyển thi nhờ. Đến lúc Nam Định đã dựng lại được trường thi, thì từ đó lại được nhận cả học trò Hà Nội dồn về. Cũng như mấy khoa trước, khoa Đinh Dậu đó [1897], anh Hà Nội bị Tây đuổi trường, lại vẫn phải chạy xuống Nam Định, chuyển cái không khí kinh kì xuống vùng quê hương Tú Xương, “trường Nam thi lẫn với trường Hà”.

Video liên quan

Chủ Đề