Nhà nước ta hiện nay đã có những chính sách việc làm như thế nào để khuyến khích hiền tài

Như chúng ta đã biết thì việc làm và nhu cầu việc làm chưa bao giờ là vấn đề hết được quan tâm. Vì Vấn đề việc làm để tạo ra thu nhập, nuôi sống bản thân, gia đình và phất triển xã hội, nền kinh tế đất nước, chính vì thế mà nhà nước và pháp luật rất quan tâm tới nhu cầu này của xã hội. Để đáp ứng được điều đó thì nhà nước đẫ đề ra các chính sách về phát triển việc làm. Vậy các Nội dung chính sách của Nhà nước về phát triển việc làm đó được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.

Cơ sở Pháp lý: Luật Việc làm 2013

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Quy định về Việc làm và chính sách việc làm

1.1. Khái niệm việc làm

– Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9 Bộ Luật lao động 2019 quy định:

“1. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.”

– Căn cứ tại khoan 2 điều 3 Luật việc làm 2013 quy định:

“2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.”

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm

Tại Điều 6 Luật Việc làm quy định về Nội dung quản lý nhà nước về việc làm như sau:

“1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.

Xem thêm: Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của ngân hàng

2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.

3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp.

4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm.

6. Hợp tác quốc tế về việc làm.”

Căn cứ theo đó mà quản lý nhà nước về việc làm phải thực hiện theo các quy định cụ thể của pháp luật đề ra như Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm, Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm, Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp, Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm và Hợp tác quốc tế về việc làm, nhũng nội dung quản lý này góp phần thúc đẩy vấn đề việc làm phát triển theo hướng tích cực hơn.

1.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện các chính sách về việc làm

–  Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

–  Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Xem thêm: Chính sách việc làm là gì? Vai trò và vị trí của chính sách việc làm

–  Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.

–  Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

–  Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm.

–  Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

2. Nội dung chính sách việc làm công

2.1. Nội dung chính sách việc làm công

Căn cứ tại Điều 18 Luật Việc làm 2013 quy định về nội dung chính sách việc làm công như sau:

– Chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp xã, bao gồm:

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng;

Xem thêm: Liệu pháp sốc trong kinh tế học là gì? Nội dung và phân tích ưu nhược điểm

+ Bảo vệ môi trường;

+ Ứng phó với biến đổi khí hậu;

+ Các dự án, hoạt động khác phục vụ cộng đồng tại địa phương.

–  Các dự án, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này khi thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu tham dự thầu đề xuất phương án sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

–  Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm công.

Có thể thấy, Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm công để thực hiện có hiệu quả các chính sách về việc làm hơn. Đối với chính sách việc làm công được thực hiện thông qua các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp xã được quy định chi tiết theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2. Chính sách tín dung ưu đãi việc làm công 

– Đây là việc Nhà nước thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm và duy trì, mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác theo quy định tại Luật việc làm 2013.

3. Chính sách hỗ trợ chuyển dịch việc làm đối với người lao động ở khu vực nông thôn

Căn cứ dựa trên Luật việc làm 2013 quy định một số nội dung như sau:

Xem thêm: Các chính sách của Nhà nước về lao động theo Bộ luật lao động

3.1. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn

– Căn cứ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước hỗ trợ chuyn đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.

– Người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây:

+ Hỗ trợ học nghề

+ Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề

+ Giới thiệu việc làm miễn phí, Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm 

Hỗ trợ học nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn quy định: Người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn quy định:

Xem thêm: Quy định mới về nghĩa vụ của tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hp tác, hộ kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động sau đây:

+ Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm;

+ Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm;

+ Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

4. Một số Chính sách hỗ trợ việc làm khác 

Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:

+ Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;

Xem thêm: Một số điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ 2015

+ Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;

+  Vay vốn với lãi suất ưu đãi.

– Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên

+ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.

+ Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

+ Tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên;

+ Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội;

+ Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

–  Hỗ trợ phát triển thị trường lao động

+ Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động sau đây: Thu thập, cung cấp thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, Hiện đại hóa hoạt động dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin thị trường lao động, Đầu tư nâng cao năng lực trung tâm dịch vụ việc làm, Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.

5. Áp dụng thực hiện các chính sách việc làm

Theo quy định của Luật việc làm 2013, Nhà nước quy định và áp dụng thực hiện các chính sách việc làm như sau:

Thứ nhất: Chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo việc làm

Theo đó, Nhà nước Có chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm

Thứ hai: Khuyên khích phát triển thị trường lao động

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, phát triển thị trường lao động.

Thứ ba: Hỗ trợ việc làm

Nhà nước có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp

Thứ tư: Chính sách cấp chứng chỉ kỹ năng nghề

Pháp luật quy định Nhà nước có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Thứ năm: Chính sách ưu đãi với ngành nghề sử dụng lao động chuyên môn cao

Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ sáu: Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng lao động khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số

Nhà nước thực hiện việc hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số

Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về Nội dung chính sách của Nhà nước về phát triển việc làm kèm theo các thông tin pháp lý liên quan khác .

Video liên quan

Chủ Đề