Nhà quản trị cần thiết nhất kỹ năng

Giới thiệu: Để hoàn thành tốt các chức năng quản trị đòi hỏi nhà quản trị phải có các kỹ năng quản trị cơ bản ở mức độ nhất định đảm bảo thực hiện tốt những công việc đảm nhận. Trước tiên, nhà quản trị phải có một vốn kiến thức nhất định về lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp, các hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền, công nghệ sản xuất… Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành nhà quản trị tài năng thì cần phải có những kỹ năng quản trị cần thiết.

Nhà quản trị cần phải có rất nhiều kỹ năng để thực hiện các chức năng quản trị

Kỹ năng bao gồm những khả năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và mức độ thành thạo trong việc thực hiện một công việc nhất định, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Quản trị là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản trị được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Để các công việc được hoàn thành có hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện công việc phải có những kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc đó.

Kỹ năng chuyên môn [technical skills]

Kỹ năng chuyên môn là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị, bao hàm sự hiểu biết và thành thạo về một loại hình hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến phương pháp, các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật của lĩnh vực, chức năng của nhà quản trị đang đảm nhận.Trong số ba kỹ năng được mô tả, kỹ năng chuyên môn là quen thuộc nhất bởi vì nó cụ thể nhất.

Chúng ta có thể dễ dàng mường tượng những kỹ năng chuyên môn của bác sỹ phẫu thuật, nghệ sỹ dương cầm, nhạc sỹ, nhân viên kế toán, hay giáo viên… Trong thời đại chuyên môn hóa ngày nay, kỹ năng này là kỹ năng được đòi hỏi nhiều nhất. Hầu hết các chương trình đào tạo chủ yếu quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn này vì nó gắn cụ thể với lĩnh vực quản trị và nghề cụ thể của họ.

Nếu bạn có định hướng vươn lên các vị trí quản lý cấp cao, trưởng phòng trong trong doanh nghiệp, thì những kỹ năng dưới đây nhất định bạn phải có

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thường có bộ phận quản trị gồm 3 cấp:

  • Quản trị viên cấp cao: Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược hành động và phát triển của tổ chức.
  • Quản trị viên cấp trung: Thực hiện kế hoạch, chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp thực hiện cùng các phòng ban các công việc nhằm hoàn thành mục tiêu chung
  • Quản trị viên cấp cơ sở: Hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo nhân viên hoàn thành công việc thường nhật để thực hiện các chỉ tiêu đề ra

Tùy thuộc vào quy mô của công ty mà số lượng và nhiệm vụ chính của quản trị viên sẽ thay đổi phù hợp. Ở mỗi cấp quản trị, yêu cầu về kỹ năng làm việc có thể sẽ thay đổi khác nhau, tuy nhiên 5 kỹ năng sau đây luôn là yếu tố rất quan trọng của một quản trị viên giỏi.

Nội dung chi tiết về các cấp quản trị có nằm trong chương trình học ngành quản trị doanh nghiệp – Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Tất nhiên không phải bất kỳ nhân viên nào cũng có thể trở thành một quản trị viên, vì đó còn là kết quả của cả một quá trình làm việc – tích lũy – trau dồi, nhưng nếu bạn muốn phát triển lên vị trí quản lý, đừng bỏ qua 5 kỹ năng này nhé:

Kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược

Sự khác biệt lớn nhất giữa một nhân viên và một nhà quản trị đó là về kỹ năng lập kế hoạch và tư duy chiến lược. Khi còn là một nhân viên, bạn luôn cố gắng hoàn thành chỉ tiêu KPI đặt ra, đó chính là một ví dụ về bản kế hoạch mà cấp trên của bạn [quản trị viên cấp cơ sở] giao cho từng cá nhân thực hiện. Đối với quản trị viên cấp cao hơn thì yêu cầu về kỹ năng tư duy chiến lược càng cao và cần có tầm nhìn dài hạn hơn.

Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ nhiệm vụ của mình là gì? Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Mục tiêu của phòng ban bạn phụ trách là gì? Từ những nguồn lực [về con người và tài chính] bạn sẽ vạch ra kế hoạch hành động cụ thể. Trên thực tế kế hoạch luôn có những thay đổi liên tục do cả yếu tố khách quan – chủ quan, nhưng với tư duy chiến lược rõ ràng, bạn sẽ có kế hoạch dự phòng để ứng biến với những thay đổi này.

>> Ngành quản trị kinh doanh luôn được nhiều người đăng ký học trực tuyến

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Không chỉ các nhà quản trị mới cần trau dồi kỹ năng giao tiếp thuyết trình, mà tất cả mọi người khi đi làm đều cần có. Thử tưởng tượng xem đồng nghiệp sẽ cảm thấy thế nào khi bạn ăn nói ấp úng, không thể nói rõ ràng hay phát biểu ý kiến của bản thân?

Là một nhà quản trị thì kỹ năng giao tiếp lại càng quan trọng hơn, vì họ phải là người thường xuyên đứng trước đám đông trình bày về định hướng phát triển của công ty, kế hoạch làm việc,… Họ còn đại diện cho bộ mặt công ty khi làm việc với các đối tác cấp cao. Với kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, nhà quản trị sẽ có những sự tự tin cần thiết, thể hiện tác phong chuyên nghiệp và khả năng thuyết phục trong các thương vụ đàm phán

Kỹ năng quản lý thời gian

Khi còn là nhân viên, bạn chỉ cần quan tâm làm sao để hoàn thành tốt công việc trong 8 tiếng làm việc, đôi khi có thêm những buổi tăng ca. Còn khi bạn đã là một nhà quản trị, quản lý thời gian không còn là vấn đề cá nhân nữa: Công việc thì càng ngày càng nhiều, trong khi thời gian thì rất công bằng – mỗi ngày 24 tiếng. Nếu bạn không có kỹ năng quản lý thời gian, bạn sẽ rất dễ bị quá tải, thường xuyên đi sớm về hôm mà công việc vẫn còn ngổn ngang.

Để giải quyết bài toán này, bạn cần lên thời gian biểu cho công việc một cách phù hợp. Hãy tối giản những công việc “ngốn” nhiều thời gian mà có thể giao lại cho nhân viên cấp dưới và tập trung giải quyết các công việc quan trọng hơn.

>> Sắp xếp thời gian vừa học trực tuyến, vừa đi làm sao cho hiệu quả?

Kỹ năng ra quyết định

Ra quyết định là một phần công việc vô cùng quan trọng của các cấp quản lý: Cấp quản lý càng cao, tầm ảnh hưởng của quyết định càng lớn. Một quyết định đúng đắn có thể mang lại thành công của rất nhiều người, nhưng chỉ một quyết định sai lầm cũng có thể dẫn đến thất bại của dự án. Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định mà họ đưa ra, và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những quyết định đó.

Để có một quyết định đúng đắn, bạn cần phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác như: Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống, tư duy phản biện, tầm nhìn chiến lược,… Bằng việc hoàn thiện bản thân, bạn sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm, có tâm lý vững vàng khi đứng trước mọi quyết định

Kỹ năng làm việc với con người

Đây là kỹ năng giúp định hình phong cách quản trị của bạn. Chắc ai cũng muốn là sếp được mọi người tôn trọng, lắng nghe và trở thành người truyền lửa cho nhân viên trong công ty. Nhưng làm sao để hòa hợp với tất cả mọi người trong công ty là một việc không hề đơn giản vì mỗi người đều có một suy nghĩ và tính cách riêng.

Bạn có thể nói rằng: “À tôi không sống để làm hài lòng tất cả mọi người”. Nhưng nếu đã làm việc trong một tập thể, chúng ta không thể vì không hài lòng với một ai đó mà gây khó dễ cho họ, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả doanh nghiệp. Nhất là đối với một nhà quản trị cần phải là người thực sự công tâm, ứng xử một cách khéo léo, là người kết nối tất cả mọi nhân viên hành động vì mục tiêu công việc của doanh nghiệp.

Ngoài 5 kỹ năng thiết yếu trên, để trở thành một nhà quản trị giỏi, bạn cần trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên môn và nhiều kỹ năng quan trọng khác. Tham gia ngay chương trình đào tạo đại học trực tuyến ngành quản trị doanh nghiệp – Đại học Kinh Tế Quốc Dân để chuẩn bị cho tương lai bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề