Nhiễm trùng đường tiểu là gì

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách điều trị, phòng ngừa hữu hiệu.

Tìm hiểu chung

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Đường tiết niệu hình thành từ nhiều cơ quan, bao gồm:

  • Thận
  • Niệu quản
  • Bàng quang
  • Niệu đạo

Bất kỳ sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh nào đến bốn bộ phận trên đều được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu [còn gọi nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm đường tiết niệu].

Phần lớn trường hợp, nhiễm trùng tiểu chủ yếu diễn ra ở đường tiết niệu dưới, bao gồm niệu đạo và bàng quang. Mặc dù nhiễm trùng ở niệu quản và thận tương đối hiếm gặp, nhưng so với nhiễm trùng bàng quang hay niệu đạo, tình trạng này nguy hiểm hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Có cảm giác buồn tiểu rõ và xảy ra với tần suất cao bất thường, hay tiểu đêm
  • Nước tiểu đục, sẫm màu và có mùi khai rất nồng
  • Cảm thấy đau rát khi tiểu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau bên mạn sườn.
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, dấu hiệu viêm đường tiết niệu còn có thể khác nhau, tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính [nam thường bị đau trực tràng, còn nữ hay bị đau ở vùng chậu], tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như bộ phận bị nhiễm trùng, chẳng hạn như:

Bàng quang

  • Vùng chậu chịu áp lực nặng nề, có thể kéo theo tình trạng co thắt, chuột rút ở bụng và lưng dưới, dẫn đến những cơn đau khó chịu.
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần và thậm chí tiểu ra máu.

Niệu đạo

  • Có dịch tiết ra từ đây, đi chung với triệu chứng nóng rát khi tiểu.

Thận

  • Nhiễm trùng thận là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trong viêm nhiễm đường tiết niệu. Người gặp phải tình trạng này không chỉ bị đau bên hông [vị trí của thận] mà cơn đau còn có thể lan rộng đến lưng trên. Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt cao, ớn lạnh, run rẩy và mệt mỏi, suy nhược.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng thận.

Niệu quản

Bộ phận này rất khó để các vi sinh vật gây bệnh tấn công nên nhiễm trùng niệu quản rất hiếm khi xảy ra. Do đó, các chuyên gia vẫn chưa rõ các biểu hiện đặc trưng cho trường hợp này.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở người đang đặt ống thông điều trị cho bệnh lý khác hoặc người cao tuổi thường là thay đổi hành vi [bối rối, kích động], tiểu không kiểm soát tồi tệ hơn bình thường, run. Điều này gây nhiều khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.

Sẽ khó để phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Chúng thường gặp những triệu chứng không điển hình như sốt, cáu gắt, không chịu bú, đổ mồ hôi, tè dầm.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi sinh vật là tác nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu, hầu hết là vi khuẩn. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng có thể mắc bệnh do nhiễm nấm hoặc virus.

Theo bác sĩ, phần lớn tình trạng viêm đường tiết niệu thường do vi khuẩn Escherichia coli [E. coli] – loại vi khuẩn có trong hệ tiêu hóa gây ra, chủ yếu ở bàng quang. Chlamydia và Mycoplasma cũng góp phần dẫn đến bệnh nhưng thường ở niệu đạo.

Nguy cơ gây bệnh

Theo cấu tạo sinh học, so với nam giới, đường tiết niệu của nữ thường ngắn hơn và gần với hậu môn nên cũng dễ bị nhiễm trùng hơn. Có 20% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Kiểm tra bằng que thử cũng thường được sử dụng. Nitrite niệu dương tính trên một mẫu nước tiểu tươi [sự nhân lên của vi khuẩn trong lọ đựng bệnh phẩm khiến kết quả không đáng tin cậy nếu mẫu không được xét nghiệm nhanh] rất đặc hiệu đối với UTI, nhưng xét nghiệm không nhạy. Các thử nghiệm men esterase của bạch cầu rất đặc hiệu với sự hiện diện của > 10 WBCs/mcL và khá nhạy. Ở phụ nữ trưởng thành mắc UTI không phức tạp với các triệu chứng điển hình, hầu hết các bác sỹ lâm sàng đều cho rằng xét nghiệm dương tính trên soi kính hiển vi và que thử là đủ; trong những trường hợp này, việc tìm ra các căn nguyên cụ thể dựa vào nuôi cấy dường như không làm thay đổi cách điều trị nhưng sẽ tăng chi phí đáng kể.

Cấy nước tiểu được khuyến cáo ở những bệnh nhân có các đặc điểm và triệu chứng gợi ý UTI phức tạp hoặc chỉ định điều trị vi khuẩn niệu. Dưới đây là các trường hợp được khuyến cáo:

Các mẫu nước tiểu có lượng lớn các tế bào biểu mô được coi là bị nhiễm bẩn và không giúp ích cho việc nuôi cấy. Một mẫu nước tiểu không bị nhiễm bẩn mới được dùng để nuôi cấy. Nuôi cấy mẫu nước tiểu buổi sáng có nhiều khả năng phát hiện UTI. Các mẫu nước tiểu được để ở nhiệt độ phòng > 2 giờ có thể mang lại kết quả đếm khuẩn lạc cao giả tạo do sự nhân lên của vi khuẩn. Tiêu chuẩn nuôi cấy dương tính bao gồm việc phân lập một chủng vi khuẩn duy nhất từ mẫu nước tiểu giữa dòng sạch, hoặc mẫu nước tiểu dẫn lưu trực tiếp từ bàng quang.

  • Hai mẫu nước tiểu sạch liên tiếp [đối với nam giới cần một mẫu] cho kết quả cùng 1 chủng vi khuẩn được phân lập với số khuẩn lạc >105/mL

  • Với cả nữ hoặc nam, mẫu nước tiểu lấy trực tiếp qua ống thông tiểu, phân lập được một chủng vi khuẩn với số khuẩn lạc > 102/mL

Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng, tiêu chuẩn nuôi cấy là:

  • Viêm bàng quang không phức tạp ở phụ nữ: > 103/mL

  • Viêm bàng quang không phức tạp ở phụ nữ: > 102/mL [This quantification may be considered to improve sensitivity to E. coli.]

  • Viêm thận bể thận cấp, không phức tạp ở phụ nữ: > 104/mL

  • UTI phức tạp:> 105/mL ở phụ nữ; hoặc > 104/mL ở nam giới hoặc mẫu lấy từ ống sonde tiểu ở phụ nữ

  • Hội chứng niệu đạo cấp:> 102/mL với một chủng vi khuẩn duy nhất

Kết quả nuôi cấy dương tính, bất kể số khuẩn lạc là bao nhiêu, trong một mẫu thu được bằng chọc bàng quang trên xương mu nên được coi là dương tính thật.

Đôi khi nhiễm trùng đường niệu xuất hiện dù số lượng khuẩn lạc thấp, có thể là do điều trị kháng sinh trước đó, nước tiểu pha loãng [tỉ trọng

Chủ Đề