Nhiệm vụ của một nhà quản trị sản xuất bao gồm

Nhiệm vụ cơ bản của quản trị sản xuất:

A. Tạo ra khả năng sản xuất linh hoạt đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

B. Đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu khách hàng

C. Toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế

D. Xây dựng hệ thống sản xuất năng động và linh hoạt hơn để có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Hướng dẫn

Chọn A là đáp án đúng

Người quản lý trong quản trị sản xuất của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, người quản lý sản xuất có thể khiến một doanh nghiệp thành công và thất bại qua những quyết định đúng sai của họ. Các nhà quản lý sản xuất quan tâm rất nhiều đến hiệu quả công việc, thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi cho phí nhiều hơn so với kết quả đạt được. Cũng như các nhà quản trị nói chung, nhà quản trị sản xuất thực hiện các chưng năng cơ bản của quản trị như: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

1. Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ

Đây là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví dụ: soạn thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí… Đây là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là cho cấp quản trị viên trung gian hoặc cao cấp.

2. Kỹ năng nhân sự

Đây là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanh hoặc phi kinh doanh.

3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy

Kỹ năng này có thể nói là cái khó hình thành nhất nhưng nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cao cấp. Họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phí có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị cần phải có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề cần giải quyết. Biết cách làm giảm những sự phức tạp rắc rối xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức.

Những cấp quản trị càng cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy. Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp thì càng cần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật hơn. Kỹ năng nhân sự là cần thiết ở bất kỳ cấp nào. Mặc dù vậy, trên thực tế thường đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năng nhân sự có thể khác nhau tùy theo loại cán bộ quản trị nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công các loại kỹ năng khác của mình và góp phần vào việc đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ chức.

Các hoạt động chủ yếu của một nhà quản trị sản xuất là:

1. Hoạch định

  • Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Xây dựng kế hoạch tiến độ, kết hoạch năng lực sản xuất
  • Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác
  • Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng
  • Lập kế hoạch trang bị máy móc và bố trí nhà xưởng, thiết bị

2. Tổ chức

  • Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất như: sản xuất tập trung hay phân tán, tổ chức theo sản phẩm
  • Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động
  • Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng hóa và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất
  • Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị

3. Kiểm soát

  • Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các mục tiêu
  • So sánh chi phí với ngân sách, so sánh việc thực hiện định mức lao động, so sách tồn kho với mức hợp lý
  • Kiểm tra chất lượng

4. Lãnh đạo

  • Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất
  • Thiết lập các chính sách nhân sự, các hợp đồng lao động
  • Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc
  • Chỉ ra các công việc cần làm gấp

5. Động viên

  • Thực hiện những yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu mong muốn
  • Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận, khen tinh thần và thưởng vật chất
  • Động viên qua các công việc phong phú và các công việc thay đổi

6. Phối hợp

  • Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất, phối hợp các cơ sở dữ liệu được chuẩn hóa
  • Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết
  • Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông
  • Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế
  • Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái đơn hàng
  • Chức năng đào tạo phát triển nhân sự, giúp đỡ công nhân

Quý  doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất hoặc đăng ký dùng thử tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 

🌏 //faceworks.vn/

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.ngoài ra còn phải có kiến thức sâu rộng về phong cách quản lí linh hoạt, xử lí thông minh trong mọi tình huống để đưa tổ chức đến một thành công đã đặt ra như kế hoạch..

Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
  • Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

Quản trị viên cấp trung gian

Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo [quản trị viên cao cấp] nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới.
  • Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...

Quản trị viên cấp cơ sở

Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

  • Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, đièu khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.
  • Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

  1. Vai trò quan hệ với con người: Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.
    1. Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.
    2. Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.
    3. Vai trò liên kết: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.
  2. Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
    1. Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.
    2. Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.
    3. Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
  3. Vai trò quyết định:
    1. Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.
    2. Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.
    3. Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.
    4. Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như không thể nào

Theo Robert L. Katz, nhà quản trị cần có 3 kỹ năng:

  1. Kỹ năng kỹ thuật [kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ]: là năng lực áp dụng các phương pháp, quy trình và kỹ thuật cụ thể trong 1 lĩnh vực, chuyên môn nào đó; là khả năng thực hiện 1 công việc nhất định thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
  2. Kỹ năng nhân sự: liên quan đến khả năng tổ chức, động viên và điều khiển nhân sự; là năng lực đặc biệt của nhà quản trị trong mối quan hệ với những người ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung.
  3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy: nhà quản trị cần xây dựng phương pháp tư duy chiến lược để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn với những bất trắc, de dọa từ môi trường kinh doanh.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_quản_trị&oldid=67104258”

Video liên quan

Chủ Đề