Những biện Pháp thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy của Pháp ở Đông Dương là

Hai nhà kinh tế học Paul A Samuelson, Wiliam D. Nordhalls, trong công trìnhnghiên cứu “Kinh tế học”, đã đưa ra khái niệm về kinh tế chỉ huy như sau: nền kinh tếchỉ huy là nền kinh tế trong đó chính phủ quyết định về sản xuất và phân phối [42,tr.15].Theo: Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trongtrang web//vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_marketeconomy_i.html,thì cho rằng:“Trong nền kinh tế chỉ huy, các ủy ban kế hoạch kinh tế của chính phủ, các chuyêngia về sản xuất và các quan chức chính trị thiết lập các mức sản xuất cho các mặthàng”.Một trang mạng của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã đưa ra khái niệm vềkinh tế chỉ huy như sau: nền kinh tế chỉ huy là một nền kinh tế trong đó Nhà nướckiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếutố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập.Còn ở Việt Nam, GS Văn Tạo cho rằng: Chính sách “kinh tế chỉ huy” đã đượcchính quyền Pháp – Nhật cho áp dụng trong suốt thời kỳ chiến tranh. Chính sách đókhông chỉ kiểm soát nhằm thu vét lúa gạo cho Nhật mà còn mở rộng ra các loại ngũcốc khác, và không chỉ nhằm thực hiện thu vét ngũ cốc để xuất cảng sang Nhật màcòn thu vét tập trung dự trữ tại các kho của chính quyền.” [56; tr. 580]Bên cạnh đó, PGS. TS. Hà Minh Hồng cho rằng: “ kinh tế chỉ huy” của Pháp ởĐông Dương thực chất là chương trình vơ vét nhân tài vật lực ở thuộc địa ném vào lòlửa chiến tranh.[23; tr. 114]Tóm lại, trong việc thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” ở nước ta, Pháp –Nhật muốn đạt được mục đích cuối cùng là nhằm kiểm soát các ngành kinh tế, vơ vétvà cung cấp cho phát xít Nhật để chúng tiến hành chiến tranh. GS Văn Tạo cũng từngnhận định: “Cái gọi là chương trình “kinh tế chỉ huy” mục đích là chỉ nhằm độcquyền thu vét thóc gạo, làm cho nhân dân Việt Nam bị chết đói và không còn đủ sứcchống lại được chúng”.[56; tr. 599]15 1.1.2. Quan điểm của nhà cầm quyền Pháp về chính sách “kinh tế chỉ huy”Ngay trước khi chiến tranh Thế Giới II nổ ra, đế quốc Pháp đã vạch ra kế hoạchtổng động viên, để phục vụ cho cuộc chiến ở chính quốc cũng như ở các lãnh thổ hảingoại, trong đó có Đông Dương.Từ ngày 2/9/1939, khi Catroux sang Đông Dương làm Toàn quyền, đã thực hiệnnhững chính sách phản động thể hiện qua việc ban hành nhiều Nghị định để tìm cáchgiải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, các tổ chức yêu nước, các Hội ở Nam Kỳ;đồng thời tìm cách vơ vét tài lực, vật lực của nước ta để cung cấp cho chính quốc.[20; tr.27]Ngày 9/9/1939, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh về việc kiểm soát hối đoái và buônbán vàng ở Đông Dương. Sắc lệnh này ban hành nhằm tăng cường biện pháp tậptrung vật lực cho cuộc chiến tranh.Ngày 12/9/1939, Catroux ra lệnh cho các viên cầm quyền ở các xứ tuyển línhđưa sang Pháp tham chiến.Ngày 27/9/1939, Toàn quyền Đông Dương Catroux, ra Nghị định buộc các nhàcầm đồ phải nhượng lại cho Ngân hàng Đông Dương các đồ vật bằng vàng và kimloại quý.Ngày 28/9/1939, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định ban hành sắc lệnh kýngày 26/9/1939 của Hội đồng Bộ trưởng Pháp về việc giải tán và cấm mọi hoạt độngcủa các tổ chức cộng sản. [20; tr.26]Như vậy, những hoạt động trên của các nhà cầm quyền Pháp đã cho thấy đượcmục đích của chúng là nhằm: “cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của ĐôngDương về quân đội, nhân lực, các sản phẩm và nguyên liệu”.Đặc biệt, tháng 11/1939, trong diễn văn khai mạc Đại hội đồng kinh tế và tàichính Đông Dương, Catroux đã phát biểu: “Dù có trực tiếp hay không vào cuộcchiến, Đông Dương cũng không được có phương hướng riêng của nền kinh tế và tàichính của mình, mà phải quy tụ nó vào những mục đích do mẫu quốc chỉ định. ĐôngDương phải sáp nhập hệ thống mậu dịch của mình vào hệ thống của mẫu quốc, pháttriển sản xuất của mình vì lợi ích của mẫu quốc, cung cấp những sản phẩm của đấtđai và trong lòng đất mà nước Pháp đòi hỏi.16 Đồng thời, Đông Dương phải để cho nước Pháp sử dụng nguồn nhân lực củamình, hoặc làm trong các công binh xưởng, hoặc cung cấp những quân số quantrọng được tổ chức và biên chế để điều đến các chiến trường phương Tây”.[20; tr.33]Qua những hoạt động của chính quyền Pháp và lời phát biểu của toàn quyềnPháp ở Đông Dương, có thể được tinh thần của chính sách “kinh tế chỉ huy” mà Phápđã thực hiện ở nước ta trong thời kỳ chiến tranh thế giới II. Theo đó, thị trường ĐôngDương sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, nhân công,… cho chính quốcPháp tham chiến. Tất cả các hoạt động này, đều phải dưới sự chỉ huy của chính quyềnPháp tại Đông Dương.1.2. Nam Kỳ dưới thời cai trị của chính quyền thực dân Pháp [1862 – 1939]Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa[1862] và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên [1867], thực dânPháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chính cũ của triều Nguyễn. Năm 1899, Lụctỉnh Nam Kỳ bị phân lại thành hai mươi mốt tỉnh. Chia lại đất Nam Kỳ, có lẽ thựcdân Pháp muốn xóa nhòa hai chữ Lục tỉnh trong lòng người Việt, cũng là cách cắt đứtlòng lưu luyến với truyền thống yêu nước của người dân Nam Bộ, một thủ đoạn tâmlý bên cạnh các cuộc đàn áp những phong trào yêu nước kháng chiến. Song mặc dùvậy, tên gọi Nam Kỳ vẫn được duy trì cho đến tận năm 1945.1.2.1. Tổ chức bộ máy cai trịSau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ [Gia Định, Định Tường, Biên Hòa],thực dân Pháp coi Nam Kỳ là “đất đai nước Pháp”, coi nhân dân ở ba tỉnh này là“thần dân mới của Hoàng đế Napoleon”. Tiếp đến, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miềnTây [Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên], chúng sáp nhập ba tỉnh này vào “Nam Kỳthuộc Pháp” [1867] và đặt cả Nam Kỳ lục tỉnh dưới chế độ thuộc địa, tách Nam Kỳ rakhỏi lãnh thổ Việt Nam thống nhất.Hai mươi ngày sau khi Pháp chiếm thành Gia Định là “thời kỳ các đô đốc” nắmtoàn quyền về quân sự lẫn dân sự, thực hiện chế độ độc tài hết sức hà khắc. Đến năm1879, Le Myre De Vilers được cử sang làm Thống đốc Nam Kỳ, đây là Thống đốcdân sự đầu tiên, chấm dứt “ thời kỳ các đô đốc”.17 Từ đó, Pháp bắt tay vào công cuộc thiết lập bộ máy cai trị Nam Kỳ.Vùng đấtnày thực dân Pháp áp dụng chế độ trực trị, đứng đầu là Thống đốc Nam Kỳ, có Hộiđồng quản hạt và địa hạt, các tỉnh trưởng đều là người Pháp, người dân Nam Kỳ là“thần dân” của Pháp, triều đình Huế không có quyền gì ở đây. Đến năm 1876, Phápchia Nam Kỳ ra thành bốn khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực lại được chia nhỏthành các hạt như sau:- Khu vực Sài Gòn có 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa vàGia Định.- Khu vực Mỹ Tho có 4 tiều khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn.- Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc.- Khu vực Bát Xắc có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá,Cần Thơ và Sóc Trăng.Năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên “hạt” thành “tỉnh” vàchia Nam Kỳ thành ba miền. Như vậy, Nam Kỳ có tất cả 20 tỉnh, phân bố như sau:- Miền Đông có 4 tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa.- Miền Trung có 9 tỉnh: Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, VĩnhLong, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc.- Miền Tây có 7 tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, SócTrăng và Bạc Liêu.Như vậy, có thể thấy sau khi chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp đã xây dựngbộ máy cai trị. Đứng đầu bộ máy cai trị nơi đây là Thống đốc. Thống đốc chỉ đạo từcấp tỉnh trở xuống và có quyền lập quy, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Đặc biệtThống đốc tại Nam Kỳ trải qua mô hình Thống đốc – quân sự sang Thống đốc – dânsự. Theo đó, chịu sự điều hành trực tiếp của Bộ hải quân và Thuộc địa sang Toànquyền Đông Dương.Không những vậy, Pháp còn đặt ra nhiều sở ban ngành khác nhau để phụ tá choThống đốc như sở thương mại, sở canh nông. Và cũng như bộ máy cai trị của Pháp ởBắc Kỳ và Trung Kỳ, đứng đầu cấp tỉnh ở Nam Kỳ là các công sứ người Pháp. Theođó, chính quyền Pháp chia Nam Kỳ ra làm 20 tỉnh. Các chủ tỉnh Nam Kỳ được giaonhiệm vụ quản thủ sở hữu ruộng đât, điều này thì các xứ khác không có. Và khác với18 Bắc Kỳ, Trung Kỳ không có ngân hàng chính sách tỉnh thì ở Nam Kỳ vẫn tồn tạingân hàng chính sách tỉnh, nên chủ tỉnh có quyền sử dụng ngân sách này để chi phốicác hoạt động trong tỉnh.Toàn bộ hệ thống chính quyền dưới tỉnh là phủ, huyện, xã trên lãnh thổ ViệtNam đều do người Việt quản lý, với các chức tri phủ, tri huyện, tri châu, chánh tổngvà lý trưởng, xã trưởng.Tóm lại, bộ máy cai trị của Pháp ở Nam Kỳ được thiết lập đầu tiên trong quátrình xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Về bản chất, bộ máy đó nhằm thực hiện ýđồ chia để trị của thực dân Pháp, không có khác biệt nhiều so với bộ máy chínhquyền ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Đó là bộ máy điển hình của chế độ thuộc địa với chínhsách cai trị trực tiếp của thực dân Pháp, đảm bảo cho chúng kiểm soát chặt chẽ mọiđời sống xã hội thuộc địa. Với bộ máy chính quyền như vậy, thực dân Pháp đã ra sứckiềm kẹp, đàn áp về chính trị, thỏa sức bóc lột về kinh tế đối với nhân dân ta. Vì thế,bộ máy cai trị này của Pháp là điểm tựa vững chắc cho chúng thực hiện chính sách“kinh tế chỉ huy” ở vùng đất Nam Kỳ những năm 1939 – 1945.1.2.2. Kinh tếTheo nhận định của Phan Khoang, trong tác phẩm “Việt Nam Pháp thuộc sử”thì “Mục đích thứ nhất của công cuộc đi chiếm đất thực dân của các cường quốc làmục đích vật chất: tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa mình sản xuất, tìm nơi cung cấpnguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ của mình”. [28;tr. 423]. Vì vậy, ngay sau khi chiếmđược Nam Kỳ từ tay triều đình Huế, không đợi đến lúc thực dân Pháp đánh chiếmtoàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp mới xây dựng nền kinh tế Nam Kỳ, trái lại, ngay từbuổi đầu lúc đánh chiếm Nam Kỳ, Pháp đã tiến hành quy hoạch nền kinh tế Nam Kỳtheo hướng sản xuất tư bản chủ nghĩa để phục vụ cho xuất khẩu.Trước lúc đem quân đánh Nam Kỳ, các đô đốc Pháp đã được “ Ủy ban đặc biệtvề xứ Cochinchine”, cung cấp thông tin về những nguồn lợi mà xứ này hiện có. Đâylà nguồn lợi sẽ giúp ích rất nhiều cho nền thương mại Pháp ở Viễn Đông. Theo Ủyban, xứ Nam Kỳ có lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Chính vìvậy, khi vừa chiếm được Gia Định, các đô đốc Pháp đã mở cửa thương cảng Sài Gònđể thuyền bè các nước tự do vào Nam Kỳ mua bán. Tiếp đến, để khai thác tiềm năng19 thương mại của Nam Kỳ, Pháp đã cho tiến hành quy hoạch lại thành phố Sài Gòn.Nhằm thu hút dân cư đến sinh sống và thu hút các nhà sản xuất đến làm ăn. Ngày 11tháng 04 năm 1861, đô đốc Charner ban hành Nghị định quy hoạch và thành lậpthành phố Sài Gòn. Sau việc quy hoạch Sài Gòn là việc khuyến khích các nhà sảnxuất, những nhà kỹ nghệ từ các nước đến làm ăn sinh sống tại Nam Kỳ.Song song đó, khi người Pháp đến Nam Kỳ, họ đã nghĩ đến việc khai thác miềnTây của xứ này. Nhờ công cuộc vét lạch, đào kênh của các kỹ sư Pháp, diện tíchtrồng trọt và sản lượng nông sản ngày càng tăng. Năm 1868, Nam Kỳ có 380.000mẫu tây ruộng, năm 1938 có đến 2.650.000 mẫu tây. Số gạo dư dùng đem đi xuấtcảng là nguồn lợi lớn nhất của xứ này.Năm 1897, thực dân Pháp đã bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhấtvới “chương trình Doumer” mà tinh thần cơ bản là: “Thuộc địa Đông Dương phảiđược đặc biệt dành riêng cho thị trường Pháp. Nền sản xuất ở thuộc địa này, chỉđược thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc [Pháp] nguyên liệu hay những vậtphẩm mà nước Pháp không có. Công nghiệp nếu cần được khuyến khích thì cũng chỉtrong giới hạn nhằm bổ sung cho công nghiệp chính quốc chứ không được làm hạiđến nền công nghiệp chính quốc.”[29;tr.113]Đầu thế kỷ XX, kinh tế Nam Kỳ có những biến đổi mạnh mẽ hơn. Năm 1918, “Chương trình Albert Saurraut” ra đời thường được gọi là chương trình khai thácĐông Dương lần hai [sau Chiến tranh thế giới I], mà nội dung chủ yếu là tăng cườngđầu tư để bóc lột thuộc địa ở mức cao hơn. Khác với cuộc khai thác thuộc địa lần I,trong cuộc khai thác lần II, tư bản Pháp gia tăng và tập trung vốn đầu tư. Trước hết làvào nông nghiệp rồi đến ngành mỏ, công nghiệp chế biến, thương nghiệp và giaothông vận tải.Theo hướng đầu tư mới [ưu tiên cho nông nghiệp], thực dân Pháp tăng cườngcướp đoạt ruộng đất, mở thêm đồn điền, vơ vét nông phẩm xuất khẩu. Ở Nam Kỳ, chỉtính 10 năm sau chiến tranh thế giới I, số ruộng bị chúng cướp đoạt thêm là 503.300ha, trong số 775.700 ha trên phạm vi cả nước.Như vậy, chính sách kinh tế của thực dân Pháp đã làm kinh tế Nam Kỳ thay đổivề cơ cấu và tính chất, mất dần tính chất kinh tế phong kiến, trở thành một nền kinh20 tế thuộc địa nửa phong kiến. Tính chất thuộc địa đóng vai trò chi phối nền kinh tếNam Kỳ bấy giờ. Từ đây, kinh tế Nam Kỳ bị lệ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.Theo đó, Nam Kỳ trở thành kho hàng cung cấp nguyên liệu và trở thành thị trườngtiêu thụ cho chính quốc. Có thể khẳng định, dưới ảnh hưởng của 2 cuộc khai thácthuộc địa, kinh tế Nam Kỳ đã biến đổi theo hướng tư bản chủ nghĩa.1.2.3. Văn hóa-xã hội- Xã hộiNửa đầu thế kỷ XIX, vùng đất phương Nam thuộc diện “đất rộng, người thưa”.Vào năm 1865, số dân đinh ở ba tỉnh miền Đông có khoảng gần 36.000 người. Khithực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây có khoảng 447.000 người. Đến năm 1873,tổng dân số Lục tỉnh có 1.5000.000 người.[19;tr.161]Trong các thập niên đầu của thế kỷ XX, dân số vùng Lục tỉnh tăng khá nhanh.Theo số liệu thống kê của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đến năm 1921 dân sốvùng Nam Kỳ khoảng 3,5 triệu người, đến năm 1931 là 4,4 triệu người. Theo số liệuthống kê của người Pháp các số liệu trên cũng không khác biệt nhiều. Cụ thể năm1929, dân số Nam Kỳ có 4.500.000 người. Số liệu này tương đối chính xác so vớinguồn tư liệu của Nha Thống Kê trung ương ghi nhận năm 1931 dân số Nam Kỳ là4.483.000 người, xấp xỉ dân số Trung Kỳ [4.489.000 người], bằng phân nửa dân sốBắc Kỳ. [19;tr.161- 162]Như vậy, tính trung bình tốc độ tăng dân số của Nam Kỳ từ nửa đầu thế kỷ XXcao hơn cả nước. Mức độ tăng nhanh dân số ở xứ Nam Kỳ trong thời gian này là từhai lý do. Ngoài khả năng cư dân trong vùng có tỉ lệ sinh cao, nguồn nhân lực cònđược bổ sung từ các đợt chuyển cư từ Bắc vào Nam. Mặt khác, còn do bộ phận cưdân nước ngoài đến cư trú. Bộ phận dân cư đến Nam Kỳ cao nhất bấy giờ là ngườiHoa. Phần đông người Hoa tập trung ở Sài Gòn – Gia Định, Hà Tiên. Ngoài ra, sốlượng người Pháp, Đức, Ấn đến Nam Kỳ ngày càng nhiều.Mật độ dân số trong vùng không đều. Phần lớn cư dân tập trung ở các đô thị lớnnhư: Sài Gòn – Chợ Lớn, Gia Định – Cần Thơ, Hà Tiên,…Trong khi đó, vùng đấtmới khai hoang [từ phía Nam Tây Đô trở vào] dân cư lại thưa thớt. Dưới chính sáchcai trị, đầu tư khai thác của thực dân Pháp, ở Nam Kỳ đã có sự chuyển biến xã hội21 nhất định ở cả nông thôn và thành thị. Ở nông thôn, nạn cướp đất do bọn địa chủ thựcdân và bọn tay sai phong kiến đã dẫn tới sự bần cùng hóa của nông dân. Vì vậy, tạora tầng lớp tá điền ở Nam Bộ. Tiếp đến là sự biến đổi của giai cấp địa chủ gồm nhiềuloại hơn thời phong kiến: địa chủ Pháp, địa chủ quan lại, địa chủ thường, đại địa chủkiêm công thương gia.Đầu thế kỉ XX, Sài Gòn – Chợ Lớn đã phát triển thành một khu đô thị lớn ở phíanam Đông Dương. Các đô thị, thị trấn khác như Biên Hòa, Mỹ Tho cũng dần dầnphát triển.Cùng với sự phát triển của đô thị và công thương nghiệp ở Nam Kỳ, vào đầu thếkỷ XX, tầng lớp tư sản Việt Nam đầu tiên đã xuất hiện. Một số có quyền lợi kinh tếgắn liền với Pháp. Một số xuất thân từ lớp địa chủ giàu có chuyển sang kinh doanhcông thương nghiệp với ý thức chống lại độc quyền công thương của thực dân Pháp.Một số đã có ý thức hùn vốn lại thành lập những công tu lớn để có thể cạnh tranh vớiPháp và ngoại kiều.Cùng với giai cấp tư sản tại Nam Kỳ cũng như trong cả nước, ở các đô thị, nhấtlà Sài Gòn – Chợ Lớn, tầng lớp tiểu tư sản cũng phát triển hơn trước, bao gồm nhữngtiểu thương, tiểu chủ, trí thức, học sinh, viên chức, và những người làm dịch vụ.Đông nhất là những người làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.Bên cạnh đó, còn có lớp người làm thuê ăn lương, trong đó có một số đã trởthành những người vô sản công nghiệp. Khác với công nhân các nước tư bản phươngTây, mà phần đông xuất thân từ dân nghèo thành thị, lớp công nhân này chủ yếu xuấtthân từ những nông dân còn gắn bó nhiều với nông thôn, với cộng đồng làng xã. Tuymới vào nhà máy nhưng họ đã có những nét chung là phát triển ngày càng cao về sốlượng. Năm 1910, nhà máy rượu Bình Tây có khoảng 300 công nhân, nhà máy rượuBa Son có trên 1000 công nhân, các nhà máy xay xát gạo ở Sài Gòn, Chợ Lớn cókhoảng 3000 công nhân.Sau chiến tranh thế giới I, chính sách tăng cường đầu tư, đẩy mạnh khai thácthuộc địa của thực dân Pháp đã đưa lại một hệ quả là sự trưởng thành nhanh chóng vềsố lượng và chất lượng của công nhân Việt Nam nói chung, đội ngũ công nhân NamKỳ nói riêng.22 Tóm lại, đến đầu thế kỉ XX, xã hội Nam Kỳ có những biến đổi mạnh mẽ. Dướisự cai trị của thực dân Pháp, nhiều giai tầng trong xã hội xuất hiện như: tư sản, côngnhân, tiểu tư sản… Các tầng lớp này, đã tạo ra của cải vật chất cung cấp cho thực dânPháp. Vì vậy, đến khi chính quốc Pháp xảy ra chiến tranh, thực dân Pháp ở Nam Kỳlại càng ra sức bóc lột họ nhiều hơn. Từ đó, làm cho đời sống của nhân dân vùng đấtnày lâm vào khốn khổ.- Về văn hóa – giáo dụcChính sách ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn hóa là chính sách nhất quán củathực dân Pháp trong quá trình cai trị Nam Kỳ.Trước năm 1862, thực dân Pháp chưa có chính sách rõ rệt về giáo dục, còn tạmthời duy trì tình trạng dạy và học chữ nho trong dân gian. Sau đó, thực dân Pháp mởtrường Thông ngôn dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp đào tạo viên chức từ làng, tổngđến huyện, tỉnh làm tay sai cho Pháp. Đến năm 1871, lập trường Sư phạm thuộc địa,năm 1873 lập trường Hậu bổ [college des stagiaires] đào tạo giáo viên, quan chức,…Đầu thế kỷ XX, dưới chế độ toàn quyền Paul Bert [năm 1905] mới có chủtrương “cải cách giáo dục”, lập ra ba bậc học: ấu học, tiểu học và trung học. Đến thờicủa toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đã ra nghị định ban hành “Quy chếchung về ngành giáo dục công ở Đông Dương” ngày 21/12/1917. Với những chủtrương trên đã là cho nền giáo dục nước ta bị ảnh hưởng nhất định. Cả ba kỳ Bắc,Trung, Nam đến năm 1913 chỉ có khoảng 100.000 học sinh trong tổng số 20 triệudân. Tính đến những năm 20 của thế kỷ XX, nước Việt Nam chỉ có khoảng 5 trườngtrung học công, trong đó Sài Gòn có 3 trường: Lycée Chasseloup Laubat và Trườngnữ trung học Sài Gòn, sau đó thêm Lycée Petrus Ký; còn lại là Collège Mỹ Tho vàCollège Cần Thơ. Đặc biệt các trường tiểu học và trung học đều phải dùng tiếng Pháplàm chuyển ngữ học địa lý và lịch sử nước Pháp; sự nghiệp của nước Pháp ở ĐôngDương; tổ chức cai trị của người Pháp ở Việt Nam; bổn phận đối với nước Pháp gồm:1. Phải biết yêu kính nước Pháp2. Phải biết ơn nước Pháp3. Phải phục vụ nước Pháp4. Phải trung thành với nước Pháp,…23 Chính sách và chương trình giáo dục như trên được thực dân Pháp thực hiệnsuốt trong quá trình cai trị Nam Kỳ, nhằm mục đích đào tạo đội ngũ tay sai cho chínhquyền thuộc địa. Vì vậy, tác giả Lê Thành Khôi đã từng nhận định: “Nền giáo dụcmới hướng tới một sự đồng hóa tách rời khỏi hoàn toàn truyền thống và chỉ giới hạncho một thiểu số trở thành những nhân viên thừa hành” [25; tr.103].Cùng với quá trình hiện đại hóa nền giáo dục theo kiểu phương Tây, đời sốngvăn hóa, tinh thần của người dân Nam Kỳ cũng biến đổi nhanh chóng. Các phươngtiện thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ: hàng loạt tờ báo, tạp chí bằngtiếng Việt và tiếng Pháp đã ra đời. Để kiểm soát, chính quyền Pháp đã ra sắc lệnh vềbáo chí. Trong đó quy định: chủ nhiệm, chủ bút phải là người Pháp hoặc có quốc tịchPháp; không có giấy phép không được ra báo. Mặc dù vậy ở Sài Gòn – Nam Kỳ, vàocuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã có một số tờ báo ra đời và hoạt động như GiaĐịnh báo [1865], Nhật trình Nam Kỳ [1883], Nam Kỳ địa phận [1883], Đại Namđồng văn nhật báo [1892], Phan Yên báo [1898], Nông Cổ Mín Đàm [1901], LụcTỉnh Tân Văn [1907]; các tờ báo này đều do người Pháp làm chủ nhiệm. Sau đó, cóthêm một số báo do người Việt làm chủ nhiệm như: Nam Trung nhật báo [1917] củaDiệp Văn Kỳ, Đại Việt tạp chí [1918] của Hồ Biểu Chánh, Nữ giới chung [1918] doSương Nguyệt Anh làm chủ bút, đây là tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất bản ở nước ta,…Trong số này, Nông Cổ Mín Đàm và Lục tỉnh Văn Tân là hai tờ báo mang màu sắctiến bộ, cổ động mạnh mẽ cho công cuộc “minh tân” [kêu gọi mở mang việc kinhdoanh nông công thương của người bản xứ, học tập văn hóa và khoa học phươngTây, chống thủ cựu, bỏ hủ tục, chống mê tín dị đoan]; trong khi đó, tờ Nữ GiớiChung lại cổ động cho quyền bình đẳng nam nữ và cổ vũ phụ nữ nâng cao tri thứckhoa học, văn hóa và ý chí tự lực,…Như vậy, trước sự tấn công của đế quốc Pháp và sự du nhập mạnh mẽ của nềnvăn hóa phương Tây, văn hóa Việt Nam đã có những thay đổi. Một trong những thayđổi đó là: “Văn hóa Việt Nam xưa kia trọng “ thiện” hơn, hơn “ chân”,“mỹ”, thì nayvới ảnh hưởng của văn hóa Tây phương, người Việt Nam thiên trọng “mỹ”, “chân”,mà xao lãng “thiện”, khiến thế quân bình vẫn chưa sao lập lại được”. [28; tr. 437]24 Tóm lại, trong những năm 1862 - 1939, tại Nam Kỳ, Pháp đã đầu tư khai thác vềkinh tế và thực thi hàng loạt các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục. Từ đó,thực dân Pháp đã du nhập vào xứ này một phương thức sản xuất mới có tính chất tưbản chủ nghĩa. Sự hiện diện của phương thức sản xuất mới góp phần làm cho kinh tếNam Kỳ có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, nền kinh tế nơi đây vẫn phảiphụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc. Vùng đất Nam Kỳ là thị trường nguyên liệu vàtiêu thụ của thực dân Pháp. Vì vậy, những năm 1939 – 1945, chính quốc Pháp thamgia chiến tranh thế giới II. Vùng đất này là nơi khai thác tài lực, vật lực cho Pháp đổvào cuộc chiến. Theo tinh thần đó, xứ Nam Kỳ là một trong những nơi thực dân Phápthi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” triệt để nhất.1.3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung chính sách “kinh tế chỉ huy” ở Việt Nam[1939 – 1945]1.3.1. Hoàn cảnh ra đời1.3.1.1. Tình hình thế giớiNgày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, chiến tranh Thế giớithứ hai chính thức bùng nổ. Đây là hậu quả tất yếu trong quá trình phát triển mâuthuẫn của các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Mâu thuẫn này xuất hiện ngay sauHội nghị Versailles, do sự phân chia không đồng đều, không đáp ứng được lòng hammuốn của nhiều nước tư bản.Đế quốc Pháp là một trong những nước tham chiến nên trong chính sách đối nội,vin cớ Đảng cộng sản Pháp đã lên tiếng ủng hộ Liên Xô, ngày 29/09/1939 Tổngthống Lebrun ký sắc lệnh giải tán Đảng Cộng sản Pháp và đàn áp những người tiếnbộ.Đông Dương là một thuộc địa giàu có của Pháp, tạo cho đế quốc Pháp có vị trímạnh ở Châu Á và đem lại cho nước Pháp rất nhiều quyền lợi. Vì vậy, Pháp lo lắngcho số phận thuộc địa ở Đông Dương, nhất là từ năm 1937, phát xít Nhật ngày càngmở rộng đánh chiếm Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã rút về Trùng Khánh.Tháng 10/1938, Nhật chiếm Quảng Châu. Tháng 2/1939, quân Nhật đổ bộ lên đảoHải Nam. Tháng 3/1939, Nhật chiếm Hoàng Sa, rồi Trường Sa, án ngữ đường ra vào25

Video liên quan

Chủ Đề