Những chính sách kinh tế nông nghiệp thời Trần có gì khác so với thời Lý

   

Nhà Trần với chính sách kinh tế, tài chính

Ðặng Viết Thuỷ

Lời mở

: Thời đại Lý Trần là thời đại huy hoàng nhất trong sử Việt, theo suy nghĩ phổ cập không những vì những chiến công hiển hách chống ngoại xâm, mà còn là những công trình trí tuệ xây dựng và phát triển đất nước trong các lãnh vực văn hoá, văn học...Nhưng giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhận định bao quát hơn: "Thời đại Lý Trần, và nói rộng hơn, kỷ nguyên Ðại Việt lại là một tổng hợp lớn, lần thứ hai của lịch sử nước nhà." [Theo dòng Lịch sử, TQV, nxb Văn Hóa 1996, tr.12]. Thật vậy, đó là một tổng hợp lớn, bởi nó bao gồm các lãnh vực quan trọng của sự phát triển quốc gia, trong đó kinh tế là then chốt. Chúng tôi tin tưởng rằng những nhà lãnh đạo dân tộc sẽ suy nghiệm, rút tỉa được bài học tư tưởng của truyền thống tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong kỷ nguyên hiện đại. Chính sách kinh tế, tài chính nhà Trần của tác giả Ðặng Viết Thuỷ [trích lại từ báo trong nước ngày 15..6.01] là một đóng góp nhỏ trong chiều kích lớn mà cả dân tộc đang nao nức chờ mong.

Giao Ðiểm.

Kế 'sâu gốc bền rễ' với chính sách ruộng đất hợp lòng dân.

Ðể giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Nguyên-Mông, những nhà lãnh đạo thời Trần đã quan tâm trước hết là "mở rộng sức dân" [khoan thực dân lực]. Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn coi đó là 'Kế sâu gốc bền rễ' [thâm căn cố đế chi kế] để giữ nước. Giở lại những trang sử cũ, chúng ta thấy vào những thập niên hưng thịnh nhất, triều đình nhà Trần đã hết sức coi trọng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao trình độ kiến thức và tinh thần thượng võ của nhân dân.

Về hình thức sở hữu, ruộng đất được chia thành: ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất tư nhân. Sự thống trị của triều đình nhà Trần trong phạm vi rộng lớn cả nước và uy quyền chuyên chế của nhà vua đã tạo thành quan niệm: "Ðất của vua, chùa của Bụt", một quan niệm đã xác nhận sự tồn tại tự nhiên: chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất rất phổ biến.

Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước gồm có hai bộ phận cấu thành: ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý và ruộng đất công của thôn làng. Bộ phận ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý có sơn lăng, tịch điền và quốc khố. Ở thời Trần, các vua được chôn cất ở nhiều nơi nên ruộng sơn lăng cũng rải rác, từ Thái Bình, Nam Ðịnh, Quảng Ninh... đều có ruộng sơn lăng. Tuy nhiên, tổng diện tích của ruộng sơn lăng rất nhỏ, không có tác dụng gì đáng kể trong chế độ sở hữu ruộng đất nói chung. Tịch điền đã có từ các triều đại tức. Các vua Tiền Lê, Lý đều có cày ruộng tịch điền. Việc nhà vua cày ruộng tịch điền là nghi thức khuyến khích nông nghiệp, lấy nông làm gốc. Ruộng quốc khố là loại do nhà nước trực tiếp do nhà nước quản lý, khác với sơn lăng và tịch điền. Ruộng đất do nhà nước quản lý tuy không chiếm một số lượng lớn nhưng cũng là nguồn thu nhập đáng kể của triều đình. Ở đây nhà vua là chủ sở hữu thực sự. Ngoài ra, còn có ruộng đất công làng xã, hương là đơn vị hành chính cấp cơ sở của chính quyền nhà Trần. Do yêu cầu thu tô thuế, điều động nhân lực phục dịch và tuyển lính nên triều đình thường tổ chức điều tra dân số. Việc điều tra dân số còn làm cơ sở để phân chia ruộng đất công tác làng. Ruộng đất làng nào do làng sở hữu và sử dụng. Triều đình có quyền thu tô, bắt sưu dịch nhưng không có quyền chuyển đổi phân phối lại ruộng công [nguyên tắc này được duy trì đến giữthế kỷ 15].

Ruộng đất tư nhân bao gồm: thái ấp - đất phong của quý tộc nhà Trần, điền trang - ruộng đất tư hữu của địa chủ và ruộng đất tư hữu của tiểu nông. Trong đó, điền trang và thái ấp là hai bộ phận quan trọng có ý nghĩa quyết định tính chất loại hình sở hữu ruộng đất quý tộc thời bấy giờ. Nếu như thời Lý "các quan trong, quan ngoài đều không cấp bổng", thì đến thời Trần có định lệ cấp bổng cho các quan văn võ trong ngoài. Có thể thấy thêm chính sách ban cấp ruộng đất và bổng lộc của nhà Trần dưới một hình thức tiêu biểu nhất là thái ấp. Ban thái ấp là chính sách kinh tế quan trọng nhằm tạo ra cơ sở xã hội cho chính quyền thời Trần. Còn điền trang là điểm dân công tiêu biểu cho hình thái kinh tế - xã hội thời Trần. Trong những điểm dân công này, ruộng đất được chia thành từng vùng nhỏ lấy gia đình làm đơn vị sản xuất. Còn hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất của các tầng lớp địa chủ, tiểu nông được hình thành là do kinh tế hàng hóa - tiền tệ phát triển. Năm 1254, triều đình ra điều lệnh "bán ruộng công, mỗi điểm là năm quan tiền, cho phép nhân dân mua làm ruộng tư".

Khi triều đình làm thuỷ lợi

Bên cạnh việc phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, triều đình nhà Trần đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, trong đó có việc tổ chức công cuộc thuỷ lợi trên phạm vi cả nước. Năm 1248, vua Trần Thái Tông đặt cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ phủ. Sách Ðaị Việt sử ký toàn thư chép: "...đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn đến bờ biển, để ngăn lũ tràn ngập... Ðắp đê quai vạc bắt đầu từ đó". Ðây là một bước ngoặc to lớn trong lịch sử thuỷ lợi nước ta. Nhà nước trực tiếp tổ chức đắp đê trên các triền sông và có cơ quan chuyên trách chỉ đạo và quản lý. Triều đình đã chi tiêu một khoản tiền rất lớn cho công trình vĩ đại này. Ðoạn đê nào lấn vào ruộng đất tư nhân đều được đền bù "đo xem đắp mất bao nhiêu ruộng của dân, theo giá trả lại tiền". Ngoài ra, triều đình còn chú trọng đến việc đắp đê ngăn nước mặn, xây dựng nhiều công trình thuỷ nông như đào sông, đào kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thuận Hóa...

Mở rộng mạng giao thông thuỷ bộ

Về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đã có những bước phát triển mới. Nhà Trần tiếp tục xây dựng quan xưởng thủ công nghiệp nhà nước, đây là thành phần kinh tế quan trọng bao gồm nhiều ngành khác nhau như: sản xuất các đồ gốm, nghề dệt, xưởng chế tạo vũ khí... Thủ công nghiệp nhân dân có những nghề: gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, khắc bản in, mộc và khai khoáng. Mạng lưới thương nghiệp được phát triển nhờ triều đình đã kiến tạo được một hệ thống giao thông thuỷ bộ trong cả nước. Năm 1244, vua Trần Thái Tông lập Ty thuỷ lộ đề hình với mục đích là mở rộng các đường sông và đường bộ từ Thăng long về các phủ lộ, chủ yếu là ở vùng đồng bằng và vùng Thanh Nghệ. Song song với các tuyến đường trên sông, trên bộ, tuyến đường biển thời nhà Trần cũng góp phần tích cực thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Thuyền các nước Indonesia, Miến Ðiện, Ấn Ðộ từng cập bến các hải cảng nước ta.

Ðồng tiền phát huy tác dụng tích cực

Trong lĩnh vực tiền tệ, năm 1225, vua Trần Thái Tông xuống chiếu định phép dùng tiền, quy định rằng dân gian dùng tiền với nhau thì 1 tiền là 69 đồng, gọi là tiền bớt, khi nộp thuế cho nhà vua phải nộp đủ 70 đồng mới gọi là 1 tiền. Năm 1360, vua Trần Dụ Tông cho đúc "Ðại Trị thông bảo". Nhà Trần đã mở rộng việc mua bán ruộng đất bằng tiền, nộp tiền để lấy quan chức.

Quan hệ tiền tệ đã thâm nhập vào đời sống chính trị và tín ngưỡng. Hằng năm có tổ chức hội thề vào ngày 4/4 âm lịch tại đền Ðông Cổ theo nghi thức cổ truyền có từ thời Lý. Ngày hôm ấy, tể tướng và trăm quan đến trực ngoài cửa thành từ gà gáy, mờ sáng tiến vào triều... đến đền thờ núi Ðông Cổ họp nhau lại uống máu và thề "làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này, thần minh giết chết". Ai vắng mặt trong hội thề này phải nộp 5 quan tiền.

Chúc năng thanh toán tiền tệ dưới thời Trần đã phát triển rộng lớn. Chẳng hạn, năm 1242, tiều đình thu tô thuế bằng tiền như sau: "1-2 mẫu thu một quan; 3-4 mẫu thu 2 quan...". Cũng trong năm Nhâm Dần 1242, nhà Trần chia nước làm 12 lộ, đặt chức an phủ, trấn phủ... làm đơn số hộ khẩu. Mùa thu, tháng 7 năm đó mưa nhiều. Triều đình miễn một nửa tô ruộng...

Do việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất đối với cuộc sống của nhân dân, nhà Trần đã thực sự có những đóng góp to lớn vào việc ổn định tình hình ruộng đất, sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, tạo nên một nguồn thu nhập vững chắc và ổn định cho triều đình. Ðây cũng là một điều kiện cơ bản để các vua Trần và Quốc công tiết chế Trần Hưng Ðạo phát động một cuộc chiến tranh nhân dân, đánh bại xâm lược Nguyên-Mông, bảo vệ vững chắc nền độc lập, đưa nước Ðaị Việt đạt đến một trong những đỉnh cao của nền thịnh trị thời phong kiến.

[tạp chí Nhân Dân ngày 15.6.01]

 

Chi tiết Chuyên mục: Bài 21: Ôn tập chương IV

Kinh tếThời Lý TrầnThời Lê sơ
Giống

- Nông nghiệp:

+ Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Chăm lo đắp đê phong lũ lụt, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng.

+ Cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp: phát triển nghề thủ công truyền thống.

- Thương nghiệp: mở chợ, mở cửa biển buôn bán với nước ngoài.

KhácNông nghiệp

- Thời Lý tổ chức cày ruộng tịch điền.

- Thời Trần vua cho vương hầu, công chúa, phò mã lập điền trang.

- Đặt một số chức quan chuyên về nông nghiệp.

- Có 25 vạn lính về quê cày ruộng sau chiến tranh.

- Thực hiện phép quân điền.

Thủ công nghiệpThời Lý vua dạy cung nữ dệt vải.

- Có các làng nghề thủ công, phường thủ công.

- Các xưởng do nhà nước quản lí, gọi là cục bách tác.

Thương nghiệp

Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.

→ Thời Lê sơ, kinh tế phát triển mạnh mẽ.

[Nguồn: trang 104 sgk Lịch Sử 7:]

Video liên quan

Chủ Đề