Những thứ chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng

Các nhà khoa học chứng minh, những dự án như áo choàng tàng hình, trí thông minh nhân tạo, di chuyển tức thời... có thể "trình làng" trong tương lai.

Chúng ta đều biết rằng, khoa học viễn tưởng thuộc phạm trù… “viễn tưởng”, tức là còn rất lâu nữa mới thành hiện thực. Nhưng phải chăng trong tương lai, việc du hành thời gian hay dịch chuyển tức thời [teleport] sẽ trở thành trào lưu thời thượng, hay những người máy sinh hóa [cyborg] cùng các chàng robot có trí thông minh nhân tạo cùng nhau tồn tại?

Các nhà khoa học cho rằng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng tiến hành phân tích tính hợp lý của những ý tưởng khoa học viễn tưởng phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.

1. Áo choàng tàng hình

Bộ phim Star Trek đưa ra ý tưởng một lớp màng bao quanh tàu ngăn không cho địch phát hiện. Còn Harry Potter thì đưa thêm một ý tưởng khác: “áo choàng tàng hình”.

Khoa học đã từng chứng minh việc tạo một lớp màng cho tàu và máy bay là có thể. Nhưng áo choàng tàng hình kiểu như Harry Potter thì lại khác. Theo giáo sư kỹ thuật điện và máy tính David Smith thuộc ĐH Duke, đó là một kiểu tàng hình quá hoàn hảo và không hợp lý. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vật vô hình đã có những bước tiến đáng kể trong nhiều năm qua.


Một thử nghiệm về "áo choàng tàng hình" từng gây xôn xao dư luận một thời gian dài.

Về mặt lý thuyết, một vật không hấp thụ, phản xạ ánh sáng được coi là vô hình. Và đến nay, các nhà khoa học đã tạo ra một thiết bị tàng hình một phần, có thể định tuyến lại các bước sóng ánh sáng nhất định, bẻ cong tia sáng khi tiếp xúc với vật thể.

Chiếc áo được thiết kế bù lại cho những biến thiên nhỏ ở hình dạng một vật, dựa trên nền siêu chất liệu, hoạt động trong ngưỡng tần vi sóng. Tuy nhiên, do chỉ hoạt động được trong điều kiện nhất định, cụ thể là ngưỡng tần vi sóng của phổ điện từ nên trên thực tế, người hay vật khoác áo vẫn bị nhìn thấy. Nhưng với bước tiến lớn như vậy, khả năng một ngày không xa, chúng ta sẽ có trên tay một chiếc áo tàng hình thực sự là hoàn toàn có thể xảy ra.

2. Robot người: Máy tính thông minh như người

Nghiên cứu về AI, hay còn gọi là trí thông minh nhân tạo [Artificial Intelligence] đã có những tiến bộ vượt bậc những năm trở lại đây. Người máy và máy tính đã chứng tỏ chúng đáng tin cậy hơn con người ở một số lĩnh vực đặc biệt, như dây chuyền lắp ráp, hoặc tính toán những con số cực khủng. Tuy nhiên, vẫn chưa có robot nào có thể làm những việc cơ bản như… buộc dây giày.

Giáo sư về khoa học điện tử thuộc ĐH Massachusetts - ông Shlomo Zilberstein cho rằng, những gì công nghệ AI đạt được cho đến nay như việc robot vượt qua con người trong một số lĩnh vực hạn hẹp là quá dễ dàng, nếu so sánh với việc chế tạo robot có điểm được coi là “thông thường” của những đứa trẻ 3 tuổi.

Với tốc độ phát triển của khoa học như hiện nay, nhiều nhà khoa học tin rằng, máy tính và người máy với trí thông minh nhân tạo vượt trội sẽ xuất hiện trong một vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, họ chắc chắn phải đảm bảo rằng, khi robot có được “tri giác” sẽ không gây hại cho loài người như trong những câu chuyện về khoa học viễn tưởng thường gặp.

3. Dịch chuyển tức thời như "cánh cửa thần kỳ"

Sẽ không quá lời khi nói “dịch chuyển tức thời” là thứ được nhiều người trên Trái đất mong muốn đưa vào hiện thực nhất. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, các hạt có thể tương tác vật lý thường liên kết và tác động ảnh hưởng qua lại với nhau, bất kể khoảng cách giữa chúng.

Nhưng vấn đề lớn nhất đó là việc khớp nguyên tử tại hai đầu phương tiện dịch chuyển. Theo Sidney Perkowitz - nhà vật lý học tại ĐH Emory, Atlanta, việc dịch chuyển một vật thể có kích thước lớn là không thể, hay chưa thể thực hiện.

Quá trình đo lường đánh giá các thông tin lượng tử để gửi thông tin sang điểm đến có thể sẽ phá vỡ các nguyên tử, sau đó tái tạo một phiên bản khác tại điểm đến. Điều này gây một trở ngại đạo đức to lớn.

Ngoài ra, cơ thể con người cấu tạo bởi 10^27 nguyên tử, và khoảng 10^45 bits thông tin - tương đương hàng nghìn tỷ tỷ terabyte dung lượng ổ cứng máy tính. Điều này đồng nghĩa với việc các thông tin lượng tử ở người đã vượt quá dung lượng lưu trữ ở bất kỳ thiết bị nào.

Hiện nay, “dịch chuyển tức thời” đã thực sự có một bước tiến khi các nhà khoa học đã thành công trong việc “dịch chuyển tức thời” trong khoảng cách 16km.

Nhưng thứ họ vận chuyển không phải là một vật thể hay một con người mà là thông tin lượng tử giữa 2 photon [hạt cơ bản trong vật lý]. Và với các thách thức rất lớn vừa nêu trên, những ý tưởng về các thiết bị “teleport” - như việc tạo ra một hố giun [một lối đi giả tưởng, nối hai khoảng không - thời gian khác nhau] vẫn còn rất xa vời.

4. Vũ khí hủy diệt hành tinh

Rất nhiều bộ phim về khoa học viễn tưởng nói về sự tồn tại của “vũ khí hủy diệt hành tinh” và xa hơn là hủy diệt một ngôi sao - giống như Mặt trời của chúng ta.

Mike Zarnstorff - phó giám đốc Phòng thí nghiệm vật lý Plasma Princeton, đồng thời cũng là nhà vật lý đang nghiên cứu về công nghệ plasma cho biết, về mặt lý thuyết, điều này hoàn toàn khả thi.

Nếu có thể phóng một trường năng lượng đủ mạnh để tạo nên một lỗ đen về phía Mặt trời, hố đen đó sẽ gia tăng kích thước theo cấp số nhân, và Mặt trời sẽ bị “nuốt” sạch. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với mọi hành tinh khác trong vũ trụ. Nhưng có lẽ, không một ai mong muốn vũ khí đáng sợ như vậy xuất hiện.

5. Vật thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng

Thuyết tương đối của Einstein đã khẳng định, không một thứ gì có thể đạt tốc độ lớn hơn vận tốc ánh sáng [300.000km/s]. Mọi vật thể đều không thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng được đo trong không gian bao quanh nó, nếu không đặt giới hạn về vận tốc của sự giãn nở hay co lại của chính không gian đó.

Nhưng đây chính là kẽ hở để các nhà vật lý học ấp ủ việc “nhanh hơn ánh sáng”. Đó là hệ thống Warp drive, có thể tạo ra một “bong bóng” [warp bubble] bằng “năng lượng âm” bao quanh tàu vũ trụ.

Bong bóng này sẽ thu hẹp không - thời gian phía trước tàu và mở rộng không - thời gian phía đuôi tàu, khiến tàu vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng đo được tại khoảng không gian xung quanh lớp bong bóng.

Theo giáo sư vật lý ĐH Baylor - Gerald Cleaver, vật thể bên trong bong bóng sẽ đứng yên nhưng thực chất lại dịch chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng xung quanh bong bóng.

Nhưng tất nhiên “warp drive” vẫn chỉ là “viễn tưởng”, vì nó tồn tại nhiều hạn chế. Năng lượng âm [dạng vật chất bí ẩn chỉ đẩy nhau chứ không hút] - điều kiện tiên quyết để tạo ra warp drive - rất khó để tạo ra, gần như là không thể.

Và cho dù tạo ra được một trường năng lượng âm đủ mạnh, họ cần định vị một phần lớp “bong bóng” phía trước mũi tàu, nhưng đồng nghĩa với việc họ cần đạt đến vận tốc ánh sáng - điều mà theo Einstein là không thể. Ngoài ra, theo tính toán, gần như chắc chắn trường năng lượng âm đó sẽ mất ổn định ngay sau khi đạt tới vận tốc ánh sáng, do sự xuất hiện của bức xạ cơ lượng tử.

6. Học bằng… Ma trận

Những ai đã xem qua bộ phim “Ma trận” hẳn đều cảm thấy ấn tượng và… ham muốn trỗi dậy khi Keanu Reeves học Kungfu, hoặc học lái máy bay chớp nhoáng sau vài giây tải dữ liệu.

Một số nhà khoa học gần đây đã thực hiện nghiên cứu cho thấy, việc học các kỹ năng có thể được tăng cường nhờ công nghệ. Theo đó, dựa vào những thông tin phản hồi thần kinh, các nhà khoa học sử dụng chức năng chụp ảnh cộng hưởng từ [MRI], kích hoạt các mô hình hoạt động của não tại vỏ não thị giác, sao cho phù hợp với trạng thái tinh thần của từng người, qua đó cải thiện được hiệu suất công việc.

Tuy nhiên, để hướng tới tương lai khi chỉ cần kết nối và nhấn nút là trở thành chuyên gia, có lẽ cần đến… vài trăm năm nữa.

Theo Trí Thức Trẻ

Sách, phim, game, truyền hình khoa học viễn tưởng, và các loại hình phương tiện khác, từ lâu đã là "ngôi nhà" của hàng tá công nghệ ấn tượng.

Nhiều trong số những ý tưởng đó đã và đang trở thành nguồn cảm hứng dành cho các nhà khoa học ngày nay, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc chúng đã tiến gần đến hiện thực đến mức nào chưa? Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua 10 công nghệ viễn tưởng đáng chú ý nhất và đánh giá khả năng xuất hiện ngoài đời thực của chúng trong vòng 30 năm tới.

1. Holodeck [phim Star Trek]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 0%

Những trải nghiệm thực tại ảo đậm chất tương lai đã xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm viễn tưởng, nhưng ít có ví dụ nào nổi tiếng hay thú vị như Holodeck trong phim Star Trek.

Dù các fan Star Trek sẽ nghĩ ngay đến tập The Next Generation mỗi khi nhắc đến Holodeck, nhưng nguồn gốc của công nghệ này có thể xuất phát từ nhà văn Ray Bradbury [tác giả tiểu thuyết giả tưởng Fahrenheit 451], người mà trong cuốn sách "The Veldt" [1950] của mình đã viết về một căn phòng thực tại ảo có khả năng tái hiện bất kỳ thứ gì con người có thể tưởng tượng ra. Tuy nhiên, tác giả Alexander Mokowski [nhà văn Đức sống ở thế kỷ 19] nhiều khả năng mới là người đầu tiên đưa ra concept này.

Holodeck lần đầu tiên xuất hiện trong Star Trek vào năm 1974, trong tập "The Practical Joker" của Star Trek: The Animated Series, khá lâu trước khi trở thành một phần quan trọng trong Star Trek: The Next Generation và hàng loạt những tác phẩm Star Trek sau đó.

Đáng buồn thay, một Holodeck theo kiểu Star Trek ở thời điểm hiện tại vẫn là một thứ gì đó khá… xa xăm. Những tiến bộ trong công nghệ VR, AR, và chiếu ảnh holo liên tục xuất hiện, nhưng hiển nhiên chúng ta chưa thể tiến gần đến viễn cảnh lấp đầy một căn phòng bằng ảnh chiếu cô đặc của những AI hình người được. Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đến tận thế kỷ… 24 mới được tham gia vào những cuộc hẹn hò ảo với một nhân vật Star Trek mình yêu thích!

2. KITT [phim Knight Rider]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 50% [một số công nghệ đã có sẵn]

browser not support iframe.

Knight Rider mang đến cho khán giả mẫu xe Pontiac Trans-Am đời 1982 được độ gói Knight Industries Two Thousand [KITT], với hàng loạt tính năng thú vị mà nổi bật nhất là AI tuyệt vời không khác gì con người.

Kể từ thập niên 1980, trí tuệ nhân tạo đã tiến những bước rất dài. Với công nghệ như Google Duplex, chúng ta ngày càng tiến gần hơn đến một AI có thể đánh lừa người khác, khiến họ tin rằng mình đang nói chuyện với một con người bằng xương bằng thịt khác chứ không phải một khối mã phức tạp.

Những công nghệ khác của KITT thì sao? Xe hơi tự lái: đã trở thành hiện thực, có thể đi hàng trăm dặm mà cần rất ít, hoặc không cần, sự can thiệp của tài xế - Tesla thậm chí đã phát triển được tính năng "gọi xe" đến vị trí mong muốn từ nhiều năm trước. Tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2 giây: Dodge Challenger SRT Demon cũng làm được điều gần tương tự, chỉ chậm hơn một chút mà thôi. Màn hình, bảng điều khiển cảm ứng, công nghệ AR tích hợp: hầu hết xe hơi hiện nay đều đã có hai thứ đầu tiên, một số ít xe siêu sang có đầy đủ cả ba thứ; chúng ta còn có cả những mẫu xe với cửa sổ tự thay đổi màu được cơ mà!

Nhưng không phải mọi công nghệ của KITT đều đã thành hiện thực. Khay phân tích hoá chất kéo ra - đẩy vào, và Hệ thống Giam giữ Laser Thụ động là hai tính năng còn khá xa vời.

3. Ngăn xếp vỏ não [phim Altered Carbon]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 0%

Mùa 2 của Altered Carbon chẳng hề tương xứng với chất lượng của mùa 1, nhưng Netflix vẫn xứng đáng bị kết án vì đã huỷ bỏ cả series đầy tiềm năng này. Altered Carbon nổi tiếng với hàng loạt công nghệ tương lai đỉnh cao, từ người tổng hợp và AI, cho đến những khẩu súng có khả năng nạp lại những băng đạn đã bắn ra. Nhưng điểm sáng của series này, đồng thời là trung tâm của cốt truyện: ngăn xếp vỏ não [cortical stack].

Nếu bạn chưa biết, ngăn xếp vỏ não là một chiếc đĩa hình đốt sống có thể lưu trữ ý thức của con người, cho phép người đó chuyển linh hồn của họ vào những cơ thể mới gọi là sleeve. Những người có đủ tiền để mua sleeve mới về cơ bản sẽ bất tử, có thể hồi sinh [resleeve] bất kỳ khi nào thân xác hiện tại không sử dụng được nữa; trong khi đối với những người kém may mắn hơn, ngăn xếp vỏ não của họ sẽ được đặt vào kho lưu trữ khi cơ thể chết đi. Một người có thể tồn tại vĩnh viễn, miễn là ngăn xếp chưa bị hư hỏng - tuy nhiên, một người có thể có nhiều bản sao dự phòng của ngăn xếp, để họ có thể hồi sinh trong trường hợp một ngăn xếp bị phá huỷ.

Bên cạnh những vấn đề về đạo đức và pháp lý mà công nghệ này có thể gây ra, việc có thể chuyển ý thức của con người sang các cơ thể nhân tạo vẫn là một chuyện chỉ tồn tại trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng. Vào năm 2015, một startup nói rằng họ có thể hiện thực hoá điều này trong vòng 30 năm tới, nhưng kể từ đó đến nay, chúng ta chưa được nghe thêm thông tin nào cả. Dẫu vậy, hãy hình dung mọi thứ sẽ tuyệt vời đến mức nào: nếu cơ thể bạn mắc phải một căn bệnh vô phương cứu chữa, chỉ cần nhảy sang cơ thể mới là xong!

4. JARVIS [Marvel Universe]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 60%

"Just A Rather Very Intelligent System", viết tắt là Jarvis, là một hệ thống trí tuệ nhân tạo cực kỳ thông minh. AI này về cơ bản tiên tiến hơn, thông minh hơn, và giống con người hơn so với KITT đã đề cập ở trên.

Các hệ thống AI ngoài đời thực đang dần trở nên ngày càng giống phim hơn, có khả năng đánh lừa con người tin rằng họ đang nói chuyện với một người thực, đồng thời thực hiện được những tác vụ mà chúng ta không thể hình dung được 20 năm về trước. Và những trợ lý giọng nói thông minh, dù chưa đạt đến cấp độ như Jarvis, cũng đã thực tế hơn nhiều. Liệu một ngày nào đó, khi nhìn lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng Alexa chính là tiền thân của một AI tương tự như của Tony Stark?

Một Jarvis ngoài đời thực chắc chắn sẽ là thứ vô cùng đặc biệt, nhưng hay nhớ lại lời cảnh báo của Elon Musk, rằng những tiến bộ không được kiểm soát trong lĩnh vực AI chính là "hiểm hoạ lớn nhất đối với sự tồn tại" của nhân loại và "tiềm ẩn nguy hiểm hơn cả bom hạt nhân"

Jarvis còn giúp tạo ra bộ giáp Iron Man Mark II, cho thấy AI có thể được sử dụng như một loại vũ khí. Những con robot sát thủ đang là một chủ đề đặc biệt được quan tâm trong vài năm trở lại đây, khi mà ngày càng nhiều quốc gia tìm cách phát triển những vũ khí tự động hoá chết người có khả năng nhận diện và nhắm vào các mục tiêu định sẵn mà không cần sự can thiệp của con người. Hãy hi vọng chúng ta không tình cờ tạo ra một con Ultron!

5. Thiết bị đầu cuối cầm tay [phim The Expanse]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 95%

The Expanse là một bộ phim khoa học viễn tưởng khác chứa đầy những công nghệ "ngầu lòi", một trong số đó là thứ nhiều khả năng sẽ sớm xuất hiện: thiết bị đầu cuối cầm tay. Thiết bị này có thể trông như một chiếc điện thoại đến từ tương lai, nhưng Ty Franck, đồng tác giả của bộ tiểu thuyết và là nhà sản xuất của TV series, đã chỉ ra một số điểm khác biệt quan trọng.

Dù cả hai đều có chức năng tương tự, thiết bị đầu cuối cầm tay không phải là những chiếc máy tính cầm tay cấu hình khủng mà chỉ là những màn hình thông minh với sức mạnh xử lý và bộ nhớ tích hợp hạn chế. Chúng sẽ liên kết không dây với các thiết bị thông minh xung quanh và các mạng máy tính nội bộ để thực hiện các tác vụ nặng.

Các thiết bị đầu cuối cầm tay hoạt động dựa trên một giao thức dữ liệu thống nhất, cho phép chúng kết nối đến các mạng nội bộ, dù chúng ở trong không gian, dưới mặt đất, hay bất kỳ đâu. Chúng có khả năng nhận diện người dùng, cung cấp cho họ thông tin dựa trên môi trường và nhu cầu.

Chúng ta đã thấy những màn hình OLED trong suốt trên các loại cửa kính trượt và một chiếc TV concept, do đó công nghệ này có lẽ đang trên đường thành hiện thực rồi. Thiết bị đầu cuối cầm tay còn nhận dạng được cử chỉ tay - giống nhiều smartphone hiện nay - do đó có thể được dùng để gửi thông tin đến những người khác hoặc đến một chiếc TV. Ánh xạ màn hình điện thoại lên TV là điều khá dễ dàng hiện nay, dù quá trình này không mượt mà như với các thiết bị đầu cuối cầm tay. Chúng còn có nhiều kích cỡ khác nhau, giống như smartphone và iPad.

Dù một thiết bị đầu cuối cầm tay hoàn chỉnh vẫn chưa xuất hiện, chúng ta có thể chắc chắn những thiết bị theo phong cách Expanse hoặc một thứ nào đó tương tự sẽ thành hiện thực trong 30 năm tới, có thể còn sớm hơn nữa.

6. Xe bay [phim Back to the Future, The Jetsons, Futurama…]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 70%

Bạn sẽ nói rằng xe bay đã tồn tại rồi, nhưng cần nhắc lại là hầu hết chúng đều là những phương tiện nhỏ, không khác những chiếc máy bay chạy trên đường là bao, hoặc đơn giản là những drone cỡ lớn có khả năng chở người. Thứ chúng ta muốn là một loại xe bay như trong phim Back to the Future - về cơ bản, đó là một thứ trông như xe hơi nhưng có thể bay như một chiếc máy bay.

Một trong những nguyên mẫu hoạt động được gần giống với xe bay thực thụ nhất đến từ công ty Slovakia tên Klein Vision. Mẫu AirCar thế hệ 5 của hãng này sẽ khiến nhiều người tưởng nhầm là một chiếc xe hơi thể thao hai chỗ thông thường, nhưng chỉ cần nhấn nút, nó sẽ "mọc" đuôi và cánh. Miễn là trước mặt bạn có một đoạn đường trống khoảng 300 mét, AirCar có thể cất cánh đưa bạn lên không trung.

Theo Công ty tư vấn Boston [BCG], trong trường hợp xấu nhất, chúng ta sẽ "chỉ" được thấy khoảng 10.000 xe bay, bao gồm những phương tiện giống drone, trên bầu trời vào năm 2030. Tuy nhiên, nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch, công ty này ước tính trên thị trường sẽ có đến 60 triệu xe bay, với tổng số lượng chuyến bay là…825 tỷ. Công ty còn tin rằng taxi bay trong thành phố sẽ trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" vào năm 2040. Hãy cố chờ thêm vài thập kỷ nữa nhé!

7. Thiết bị dịch chuyển tức thời [phim Star Trek]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 0%

browser not support iframe.

Một thiết bị dịch chuyển tức thời như phim Star Trek, nếu có thật, sẽ tạo ra những tác động làm thay đổi toàn bộ thế giới. Hãy tưởng tượng bạn có thể nhảy đến bất kỳ đâu trên trái đất, hay thậm chí là vượt ra khỏi khuôn khổ hành tinh này, chỉ trong chớp mắt. Chúng cũng sẽ có những ứng dụng to lớn đối với các ngành công nghiệp như xe hơi, hàng không, và dầu mỏ, nhưng hãy khoan: một công nghệ như vậy khả năng cực cao sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.

Theo Star Trek, một thiết bị dịch chuyển tức thời sẽ "bẻ" con người thành một "dòng vật chất rời rạc ở dạng hạ nguyên tử" bằng cách phá huỷ liên kết giữa các nguyên tử với nhau, sau đó bắn chúng đến một bộ nhớ đệm với thông tin về bản gốc trước khi chuyển đến đích. Dòng vật chất sẽ được tái tổ hợp thành con người khi đến nơi, trong đó các nguyên tử được lắp ráp theo đúng trật tự ban đầu thông qua một thiết bị gọi là "cơ cấu bù Heisenberg"

Về cơ bản, thay vì dịch chuyển con người từ nơi này đến nơi khác, thiết bị dịch chuyển tức thời sẽ…giết người dùng trước khi tạo ra những bản sao giống hệt họ ở đích đến. Nếu công nghệ như vậy có tồn tại, thật khó mà hình dung có ai dám đứng vào bên trong, dù nó tiện lợi đến thế nào chăng nữa.

Vào năm ngoái, chúng ta đã thấy một thiết bị dịch chuyển lượng tử đi hơn 10 dặm trong không gian trống, dù nó rất khác so với dịch chuyển tức thời trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng. Nếu như thiết bị dịch chuyển tức thời xoay quanh việc liên kết hai hạt với nhau để trạng thái của chúng phụ thuộc vào nhau, và mỗi hạt có thể bị ảnh hưởng bởi trạng thái của hạt còn lại. Sự liên kết này đồng nghĩa thay đổi trạng thái của một hạt sẽ khiến hạt còn lại thay đổi theo, cho phép dịch chuyển tức thời thông tin lượng tử. Khá tuyệt vời, nhưng đừng mong chờ con người được truyền đi như vậy ngoài đời thực!

8. Súng cấy ghép bên trong cánh tay/bàn tay [phim Upgrade]

Khả năng trở thành hiện thực trong 30 năm tới: 40%

Bộ phim kinh dị/trinh thám Upgrade có hàng tán công nghệ tưởng tượng, từ AI siêu đẳng đến nanobot giết người chỉ bằng một cú hắt xì. Nhưng một trong những thứ ngầu nhất phim và được nhắc đến nhiều nhất là khẩu súng mà những nhân vật phản diện cấy ghép trong cánh tay/bàn tay chúng, có khả năng bắn bằng cách di chuyển bàn tay một góc 90 độ.

Vũ khí cấy ghép còn xuất hiện trong game Cyberpunk 2077, nhưng trong Upgrade, chúng có vẻ thực tế hơn: các băng đạn được nạp vào một cổng nằm bên trong cơ bắp; có một camera và ống ngắm ở lòng bàn tay để truyền dữ liệu đến thiết bị cấy ghép quang học dùng cho mục đích ngắm; và thiết bị này còn bao gồm các hệ thống giảm xóc bên trong nhằm ngăn xương không bị vỡ nát khi bắn, quả là bất tiện.

Năm ngoái, khẩu súng thông minh kích hoạt bằng thiết bị cấy ghép đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện, dù không đậm chất công nghệ cho lắm. Nó sử dụng RFID để chỉ những ai có thiết bị cấy ghép phù hợp mới bắn được. Liệu đây sẽ là tiền đề cho một khẩu súng cấy ghép hoàn chỉnh?

Bên cạnh những rào cản công nghệ như tình trạng quá nhiệt, nhiễm trùng, và nguy cơ khiến toàn bộ cánh tay phát nổ, còn có hàng loạt những vấn đề về đạo đức và pháp lý bủa vậy loại vũ khí này. Và với nhiều lỗ nhỏ cùng camera gắn đầy trên bàn tay, làm sao bạn có thể che giấu món vũ khí của mình? Cuối cùng, bạn phải đối mặt với nguy cơ vô tình tự bắn tung não khi đưa tay lên…ngoáy mũi!

9. Du hành thời gian [phim Dr Who, Back to the Future, Looper…]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 0%

Ai mà không muốn có cơ hội quay ngược thời gian chứ? Dù là vì lý do cá nhân hay vì nhân loại, ý tưởng du hành về quá khứ đã luôn là niềm cảm hứng bất tận cho con người trong suốt nhiều thập kỷ. Nhưng điều đó có bao giờ khả thi?

Dù đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng các nguyên lý cơ học lượng tử để đi những quãng đường rất dài mà không bị lão hoá [du hành thời gian tương đối], đừng kỳ vọng thấy được điều đó trong tương lai trước mắt.

Du hành tới và lùi trong dòng thời gian lại là một câu chuyện khác. Có nhiều thuyết được đưa ra trong vài năm qua khẳng định đó là điều bất khả thi, bất kể chúng ta nắm trong tay công nghệ tiên tiến đến thế nào đi nữa, và một nghiên cứu mới được thực hiện vào năm ngoái cũng cho ra kết quả tương tự.

Giống như mọi thứ trong cuộc sống, có rất nhiều người sẽ tranh cãi kịch liệt trước chứng cứ rành rành đó. Có lẽ lý do chúng ta chưa bao giờ phát hiện ra những người du hành thời gian là bởi họ đã tự cải trang quá tốt; có lẽ du hành thời gian sẽ khả thi ở những khu vực nhất định của không gian; ví dụ như các lỗ sâu, nếu chúng thực sự có tồn tại. Dù sao đi nữa, chắc chắn chúng ta sẽ chưa thể du hành thời gian trong vòng 30 năm tới.

10. Áo choàng tàng hình [phim Predator]

Khả năng thành hiện thực trong 30 năm tới: 100%

browser not support iframe.

Áo choàng tàng hình mà chúng ta đề cập dến ở đây giống như công nghệ được sử dụng bởi Predators trong các bộ phim cùng tên, có khả năng bẻ cong ánh sáng, chứ không phải áo choàng tàng hình bằng ma thuật của Harry Potter. Việc ứng dụng áo choàng tàng hình chắc chắn sẽ làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến tranh - khi mà các binh sỹ có thể ẩn mình trước kẻ thù và thậm chí là che giấu các phương tiện cơ giới hay các toà nhà trước máy bay địch. Dù phim ảnh miêu tả công nghệ tuyệt vời này như một sản phẩm của những giống loài tiên tiến ngoài hành tinh, trên thực tế, ngay tại trái đất của chúng ta, nó đã rất gần với hiện thực.

Thay vì phương thức phi thực tế và kém chính xác là sử dụng một camera để quay phim những thứ đằng sau vật thể và chiếu nó lên bề mặt [giống như cảnh phim đột nhập vào điện Kremlin trong Mission Impossible - Ghost Protocol], chúng ta đã có những loại áo choàng tàng hình hoạt động giống hệt áo choàng của Predators.

Công nghệ này sử dụng các vật liệu siêu hình học, vốn là các chất tổng hợp điện môi kim loại được chế tạo ở cấp độ nano. Theo trang Interesting Engineering, "cấu trúc tổng hợp đóng vai trò như một dãy nguyên tử nhân tạo, cho phép bức xạ điện từ thoải mái đi quanh một vật thể. Siêu vật liệu sẽ định hướng ánh sáng đi quanh vật thể nó đang phủ lên để tạo ra hiệu ứng thị giác rằng vật thể không hề ở đó".

Công ty Canada là HyperStealth Biotechnology Corp đã gây chú ý vào năm 2019 khi biểu diễn một nguyên mẫu vật liệu tàng hình được thiết kế cho quân đội. Nó không chỉ có thể che giấu các vật thể trước mắt thường, mà còn che chắn chúng khỏi các thiết bị ghi hình bằng hồng ngoại và cực tím.

Tất nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết; các nguyên mẫu hiện tại không thể khiến một thứ hoàn toàn vô hình. Nhưng đừng ngạc nhiên nếu chúng trở thành một phần bình thường trong hệ thống trang thiết bị cho binh sỹ vào năm 2051.

Những công nghệ viễn tưởng yêu thích mà bạn hi vọng sẽ được thấy trong 30 năm tới là gì?

[Theo VnReview, TechSpot]

Nghe cứ như một sản phẩm trong bộ phim kinh dị nào đó, nhưng không, Skin-on hoàn toàn có thể ứng dụng vào đời thực.

Video liên quan

Chủ Đề