Nồm ăn tai là gì

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai ngoài gây ra bởi sự nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh trẻ. Để hạn chế quá trình lan rộng, di chuyển của các tác nhân gây bệnh vào các cấu trúc lân cận ở tai trong, mẹ phải chăm sóc và vệ sinh tai cho trẻ đúng cách. Mẹ đừng bỏ lỡ bài viết chuẩn kiến thức y khoa dưới đây về hướng dẫn cách vệ sinh tai khi trẻ bị viêm tai ngoài.

ISOFHCARE | Ngày đăng 25/06/2021 - Cập nhật 25/11/2021

Viêm sụn vành tai là một tình trạng viêm lan tỏa nhưng không nhất thiết là nhiễm trùng, quá trình dẫn đến sưng tấy, đỏ và đau vành tai, hoặc áp xe giữa sụn và màng sụn.

Nguyên nhân gây viêm sụn vành tai bao gồm:

  • Chấn thương Chấn thương tai ngoài

  • Côn trung căn

  • Bấm lỗ tai xuyên sụn

  • Các tình trạng viêm hệ thống [ví dụ viêm mạch như bệnh u hạt với viêm đa vi mạch u hạt Wegener U hạt với viêm đa mạch [GPA] , viêm đa sụn tái phát Viêm đa sụn tái phát ]

  • Rạch dẫn lưu ổ áp xe sụn vành tai

Do sự cấp máu của sụn được cung cấp bởi màng sụn, tách màng sụn từ cả hai mặt của sụn có thể dẫn đến hoại tử sụn và vành tai bị biến dạng [gọi là súp lơ tai] chỉ trong vài tuần. Hoại tử nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra, thường là do nhiễm trùng gram âm.

Triệu chứng bao gồm đỏ, đau, và sưng tấy. Quá trình viêm sụn vành tai có thể không đau, tái phát, lâu dài và hoại tử.

Điều trị

  • Liệu pháp kháng sinh ngay lập tức, thường là fluoroquinolone, đôi khi với một aminoglycosid cộng với một penicillin bán tổng hợp

  • Đối với áp xe, rạch và dẫn lưu nhanh chóng

Bệnh nhân viêm sụn vành tai toàn bộ được dùng kháng sinh theo kinh nghiệm [ví dụ, fluoroquinolones có khả năng thâm nhập sụn tốt] và thường là corticosteroid hệ thống để chống lại các phản ứng viêm. Bất kỳ một dị vật nào [ví dụ, nhẫn, hoa tai] phải được loại bỏ. Nếu nguyên nhân không rõ ràng là nhiễm trùng [ví dụ bấm lỗ tai nhiễm khuẩn], bệnh nhân cần được đánh giá về bệnh lý viêm nhiễm toàn thân [xem Tổng quan về viêm mạch Tổng quan về viêm mạch ].

Áp-xe sụn vành tai được rạch, và dẫn lưu và ống dẫn lưu được để lại tại chỗ trong 24 đến 72 giờ. Kháng sinh toàn thân bắt đầu bằng fluoroquinolone hoặc aminoglycoside cộng với một penicillin bán tổng hợp. Lựa chọn kháng sinh sau đó được lựa chọn bởi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. Chườm ấm có thể giúp ích. Điều quan trọng là đảm bảo rằng màng sụn được tái che phủ với sụn vành tai để duy trì cung cấp máu cho sụn và ngăn ngừa hoại tử. Tái che phủ được đảm bảo bằng cách dùng 1 hoặc 2 mũi khâu rời qua toàn bộ chiều dày của vành tai, tốt nhất là qua bolster ở cả hai mặt của vành tai [1 Tài liệu Tham khảo Viêm sụn vành tai là một tình trạng viêm lan tỏa nhưng không nhất thiết là nhiễm trùng, quá trình dẫn đến sưng tấy, đỏ và đau vành... đọc thêm ].

Tài liệu tham khảo về điều trị

  • 1. Kesser BW: Assessment and management of chronic otitis externa. Curr Opin Otolaryngol Head Surg Surg 19[5]:341-7. 2011.

Ảnh minh họa. Nguồn: wisegeekhealth.com

Chàm [eczema] tai là gì?

Eczema phần ngoài của tai thường thấy ở vành tai, ở ống tai ngoài và ở phần da chung quanh với hình thái tổn thương đa dạng. Bệnh này thường gặp ở trẻ em. Trên lâm sàng có thể chia thành 3 giai đoạn như sau: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.

Biểu hiện chủ yếu của eczema là ngứa ngáy với các mảng sần da không đồng nhất và dễ tái phát. Ở giai đoạn đầu của bệnh, da tại chỗ ửng đỏ và xuất hiện nhiều mụn nước. Khi mụn nước vỡ ra để lại tổn thương loét chợt và rỉ dịch. Bề mặt tổn thương sẽ khô dần và tạo vảy. Sau đó vùng da này sẽ dày lên và thô nhám. Qua một thời gian, tổn thương có thể biến mất và thường không để lại sẹo.

Khi thấy xuất hiện eczema, có thể dùng thuốc tím methyl hoặc xanh methylen 2% hoặc mỡ kháng sinh bôi lên vùng tổn thương. Nếu có vảy khô thì dùng nước oxy già 3% rửa sạch. Muốn chữa dứt điểm thì trước tiên phải truy tìm bằng được "thủ phạm" gây ra bệnh. Tìm được nguyên nhân rồi thì việc chữa trị sẽ trở nên đơn giản hơn.

Đối với những trường hợp đã "truy nã" cùng khắp mà căn nguyên vẫn "biệt vô âm tín" thì nên "điều tra" lại. Việc cần làm đầu tiên là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Những thức ăn thanh đạm luôn được "tin dùng". Nên "tái xuất" khỏi bàn ăn những "sản phẩm" có nguy cơ gây dị ứng. Nói "không" với rượu bia và kiên quyết bảo vệ bộ máy tiêu hóa trước những "cám dỗ" rất "đời thường" đó.

Quên "khẩn cấp" những đồ dùng mà chất liệu của nó là thủ phạm gây chàm do tiếp xúc cho dù có thích nó tới mức nào. Với bệnh nhi đang bị chàm ở thời kỳ cấp và bán cấp thì phải tạm ngưng tiêm phòng [kể cả tiêm phòng đậu mùa].

Yếu tố tinh thần có liên quan đến bệnh chàm tai không?

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của eczema hiện nay còn chưa được rõ lắm. Nó có thể có liên quan đến các yếu tố như dị ứng, trạng thái tinh thần, rối loạn chức năng thần kinh-nội tiết, rối loạn chuyển hoá hoặc rối loạn chức năng tiêu hoá.

Người ta cho rằng phản ứng dị ứng chiếm vị trí quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Trên lâm sàng, những bệnh nhi bị chàm đa phần là do cơ địa quá nhạy cảm. Số còn lại không phải như vậy và cũng không thể xác định được dị nguyên gây chàm nhưng lại có vẻ liên quan đến stress tâm lý. Ở những bệnh nhân này, khi trạng thái tinh thần u uẩn, có biểu hiện lo âu, thiếu ngủ thì dường như bệnh lại tái phát hoặc bị nặng thêm. Trong trường hợp như vậy thì stress có thể đóng vai trò "châm ngòi" cho bệnh khởi phát.

Khi nghĩ đến nguyên nhân này, thầy thuốc sẽ dùng tâm lý liệu pháp để bình ổn lại trạng thái tinh thần của bệnh nhân, giúp cho quá trình điều trị có thể đạt đuợc hiệu quả như mong muốn.

Vệ sinh như thế nào khi bị chàm tai?

Tùy vào tiến trình của bệnh ta có 3 giai đoạn là cấp tính, bán cấp tính và mạn tính. Căn cứ vào sự tiết dịch tại chỗ ta chia ra 3 thể là không tiết dịch, tiết dịch ít và tiết dịch nhiều.

Nguyên tắc là không nên dùng nước thường để rửa. Chàm tai cấp tính có biểu hiện là ngứa tai, da ở tai mẩn đỏ, mụn nước nhỏ nhiều và dày đặc. Sau đó mụn sẽ vỡ ra, chảy dịch và kết vảy. Tổn thương có nguy cơ lan rộng theo mức độ và phạm vi lan chảy của dịch tiết. Chính vì vậy mà phải giữ cho tổn thương luôn được khô ráo. Nếu vì "bức bối" do thói quen vốn "sạch sẽ tới cùng" của mình mà cứ dùng nước để rửa thì sẽ vô tình làm cho bệnh lan rộng thêm và như thế sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng, hình thành mụn mủ vỡ ra gây lở loét thậm tệ hơn.

Vì bề mặt của tổn thương có rất nhiều mạt vảy và dịch tiết, do đó cần phải được làm sạch.

Để làm sạch vùng tổn thương, người ta có thể sử dụng oxy già hoặc một số dung dịch thuốc chuyên dụng khác. Trước tiên dùng dung dịch oxy già 3% để rửa cho sạch và làm tổn thương se mặt lại, sau đó bôi thuốc mỡ đặc trị eczema.

Tuyệt đối tránh sử dụng nước ấm nóng hoặc các dung dịch có tính kích thích để rửa tổn thương vì nó sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Làm giảm triệu chứng ngứa trong chàm tai như thế nào?

Triệu chứng rắc rối nhất của chàm là ngứa ngáy khó chịu, làm cho bệnh nhi quấy khóc liên tục, không chịu ngủ. Vì thế, việc khống chế triệu chứng ngứa là rất quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân.

- Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Nếu đã xác định chàm là do phản ứng dị ứng và đã tìm được dị nguyên thì cố gắng tránh tiếp xúc với nó. Khi chưa tìm được tác nhân cụ thể thì cần phải xem xét các yếu tố về môi trường cư trú cho đến các vấn đề ăn uống cũng như các vật dụng và trang phục. Cần phải lưu ý đến những thứ làm bằng lông thú, những loại hoa kiểng, những thức ăn làm từ đồ biển hay trứng sữa…

- Dùng thuốc chống dị ứng

Chọn loại thuốc chống dị ứng thích hợp. Việc bổ sung calci và vitamin C cũng có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu, giảm tiết dịch tại chỗ và bớt ngứa.

- Làm sạch vùng bị ngứa

Dùng nước oxy già rửa sạch vùng bị bệnh, thấm khô bằng bông gạc vô trùng, sau đó bôi thuốc mỡ hoặc thuốc hồ có chứa corticoid và kháng sinh. Có thể dùng gạc vô khuẩn nhúng vào dung dịch acid boric 3% hoặc dung dịch acid acetic 5% đắp lên tổn thương cho bớt ngứa.

- Làm khô vùng tổn thương

Nếu sau khi đã làm sạch và đắp gạc thuốc mà vẫn thấy "đứng ngồi không yên ngứa xuyên lục địa" thì nên bỏ gạc ra để cho bề mặt tổn thương se lại, khi bề mặt khô đi có thể sẽ hết ngứa. Muốn tổn thương khô nhanh có thể sấy nhẹ bằng máy sấy tóc nhưng phải hết sức cẩn thận, tránh làm bỏng da.

- Làm mềm vùng da có tổn thương

Khi bị chàm có "thâm niên" với đặc điểm là vùng tổn thương bị khô nẻ và đóng vảy thì nên sử dụng vaselin [dùng trong y học], dầu mè hoặc thuốc mỡ aureomycin [hoặc tetracyclin] bôi lên cho da mềm lại.

- Chườm nóng tại chỗ

Dùng khăn lông sạch ngâm vào nước nóng, sau đó vắt thật khô, chà nhè nhẹ lên chỗ bệnh có thể làm bớt ngứa. Khi dùng phương pháp này cần phải chú ý đến thời gian chà áp và độ nóng của khăn sao cho thích hợp. Nếu khăn quá nóng và chườm quá lâu thì không những làm bệnh nặng thêm mà còn có thể gây bỏng. Cần phải lưu ý rằng phương pháp này chỉ làm bớt ngứa tạm thời chứ hoàn toàn không có tác dụng điều trị.

Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

Video liên quan

Chủ Đề