Nồng độ cồn 0125 phạt bao nhiêu?

Trong Nghị định ghi con số 0,25 chỉ là con số gần “kết thúc” cho mức phạt này, vậy còn con số bắt đầu là bao nhiêu, là số 0 hay là 0,1 hay là 0,00001?

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia [số 44/2019/QH14 ngày 14/6/2019] sửa đổi quy định tại khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ [số 23/2008/QH12] về hành vi bị nghiêm cấm như sau: “8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, đối với vi phạm về nồng độ cồn, Nghị định đã chia thành 3 mức độ vi phạm để quy định xử phạt.

Mức 1 quy định “Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở”. Như vậy, người điều khiển xe trên đường vi phạm hành vi này khi trong máu có nồng độ cồn lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 50 miligam/100 mililít máu; hoặc khi trong hơi thở có nồng độ cồn lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Mức xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông có cao không? Nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu? Đây đều là những thắc mắc hàng đầu của rất nhiều. Để trả lời câu hỏi đó, hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết sau đây nhé!

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt khi tham gia giao thông? 

Dựa vào quy định pháp luật tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông 2008, nghiêm cấm hành vi sau đây khi tham gia giao thông:

  • Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Bạn có thể hiểu đơn giản, việc có nồng độ cồn khi tham gia giao thông vẫn được phép, chỉ cần không vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít hơi thở. Tuy nhiên, trong Nghị định 100/2019 mới được Quốc hội ban hành, hành vi này đã bị cấm. Chỉ cần khi điều khiển phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì bị coi là vi phạm luật giao thông.

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt khi tham gia giao thông

Xem thêm: Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông 2022

Nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu? 

Mỗi loại phương tiện khác nhau sẽ có mức xử phạt khác nhau tùy phương tiện. theo Nghị định 100:

  • Mức xử phạt khi tham gia giao thông đối với xe ô tô là 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Mức xử phạt khi tham gia giao thông đối với xe máy, xe máy điện là 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Mức xử phạt khi tham gia giao thông đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng là 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Mức xử phạt khi tham gia giao thông đối với xe đạp, xe đạp điện là 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu

Mức xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Mức phạt không có bằng lái xe

Cụ thể, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

  1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây
  2. c] Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  4. a] Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
  5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  6. a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Mức phạt đối với ô tô và các loại xe tương tự ô tô

Theo quy định điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a khoản 10; điểm e, g, h khoản 11 điều 5, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô khi có nồng độ cồn trong người thì mức xử phạt như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Xem thêm: Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền? Quy định mới nhất năm 2022

Mức xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy

Theo quy định điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm e khoản 8; điểm đ, e, g khoản 10 điều 6, người điều khiển môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] khi tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử lý như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Mức xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Mức xử phạt đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo quy định điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm d, đ, e khoản 10 điều 7, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông có vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử lý như sau:

  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng.
  • Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Vinaser sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình tra cứu Nồng độ cồn dưới 0.25 phạt bao nhiêu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại phía dưới bình luận để được hỗ trợ nhé!

Chủ Đề