Nước coolant là gì

Có 02 vấn đề : Làm sao biết Coolant xuống thấp, và làm sao để chọn thứ Coolant thích hợp?

                         Dựa vào đâu để nói Coolant xuống thấp?

Đúng vậy, xin cho  hỏi lại bạn câu đó có được không? Bởi vì két nước không có que thăm , mà mở nắp bình ra thì vẫn thấy coolant sóng sánh bên trong, như vậy làm sao biết rằng coolant là đủ hay thiếu? Hy vọng rằng bạn phát hiện thiếu nước không phải do những lụm khói bốc lên trước mặt trong khi lái xe, và kim chỉ nhiệt vượt cao hơn bình thường. Bởi vì đó chính là biểu hiện của hậu quả do xe thiếu nước đã từ lâu. Chờ đến lúc đó mới phát hiện thì cái xe không còn mấy thời gian để ở lại phục vụ, bởi vì nó đã bị nóng máy quá sức. Thiếu nước cũng có thể biểu hiện qua hệ thống đèn báo. Nếu hệ thống đèn báo còn tốt, tài xế sẽ nhận được dấu hiệu qua một ngọn đèn sáng lên ngay trước mặt mình để kịp thời ứng biến. Tuy nhiên, nếu đèn báo không “lên tiếng” vì một trục trặc riêng nào đó, bạn sẽ không hề hay biết về một mối hiểm nguy đang chực chờ nổ tung dưới đầu máy xe. Tốt hơn cả, chúng ta cần phải chủ động để kiểm tra: Chỉ cần tập thói quen lật nắp đậy đầu máy lên, mỗi tháng ít là một lần, là chúng ta có thể kiểm soát được tới 65% hoạt động của cái xe rồi. Công việc trọng yếu ấy chỉ là sự kiểm tra dầu nhớt mà thôi.

Riêng về nước giải nhiệt Coolant, bạn có thể kiểm tra qua mực nước trong bình chứa phụ [gọi là Reservoir, overflow tank hoặc expansion tank]. Đây là một bình bằng nhựa trong, gắn bên cạnh và thông với két nước chính bằng một cái vòi nối, thông thường ít khi được chúng ta quan tâm. Bình nước phụ này luôn luôn phải có đủ Coolant tới mức yêu cầu như được ghi rõ trên bình. Nếu mực nước Coolant trong bình chỉ còn rất thấp, không lên tới vạch Full, hoặc thậm chí cạn khô, thì đó là dấu chỉ cho thấy Coolant không đủ cho hệ thống.

Giải thích vai trò của bình nước phụ:

Khi đầu máy vận hành, dòng nước Coolant sẽ nóng lên, làm tăng áp suất trong Radiator và đẩy một ít nước Coolant ra ngoài. Nhờ vòi thông với bình phụ, số nước này sẽ chảy vào đây, để chờ khi áp suất xuống thấp sẽ được hút trở về bình chính. Nếu không có bình phụ gắn ở đó, số nước trào ra sẽ rơi xuống đất, mất đi gây tình trạng thiếu nước trong hệ thống. Thêm nữa, bình phụ còn giúp giải tỏa những bọt khí, giúp dòng nước coolant chịu đựng được một áp suất cao hơn.
Khi vô tình nhận ra bình phụ cạn nước hoặc thiếu nước, thì chủ xe cần phải chế thêm vào ngay trước khi để cho tình trạng ấy dắt tới những hậu quả tồi tệ hơn.

Có thể đổ nước thường, thay vì Coolant được không?

Xin trả lời ngay một câu dứt khoát: Không! Bởi vì, nước thường không mang đủ tố chất cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi của một môi trường làm việc cực kỳ khắc nghiệt của động cơ, chẳng hạn: Nước thường không đủ sức chịu nhiệt, sôi và bốc hơi ngay ở 100 độ C, trong khi nước giải nhiệt Coolant có thể chịu đựng sức nóng cao hơn mà vẫn duy trì được không bị bay  hơi.

Nước thường không đủ độ nhờn để làm trơn các bộ phận đầu máy.

Nước thường có thể làm cho các bộ phận đầu máy bị rỉ sét...
Thế nhưng, gặp trường hợp nguy cấp, khi bạn thấy khói bốc lên nghi ngút ở đầu xe, thì cần phải “chữa lửa” ngay, cho dù là với một bình nước lã thường. Dù không đủ đặc tính làm việc như chất lỏng đặc chế Coolant, một bình nước lạnh vào lúc này cũng có thể ví như cứu tinh, để xe có thể nổ máy tiếp, rồi hậu xét... Đó là việc từng xảy ra trên những quãng xa lộ thăm thẳm, chẳng may xe bị nóng máy, bạn có thể thấy một nhân viên  Xa Lộ, tay cầm bình nước xuất hiện vừa đúng lúc để cứu nguy. Ngoại trừ trường hợp đó, chúng ta không bao giờ đổ nước lã vào trong bình xe cả. Nhưng nếu có sẵn một bình nước Coolant tương ứng dự phòng trong thùng xe, bạn có thể mang ra dùng lúc này thì thực là tốt hơn nữa.

Nguyên nhân máy xe nóng: Hệ giải nhiệt trục trặc

Để bảo đảm cho hệ thống nhớt làm việc đúng chức năng, chủ xe phải lo sao cho nhớt được đầy đủ và thay nhớt sau một thời gian sử dụng. Đó là những việc chúng ta đã nói tới trong các bài trước. Bài này xin nói về những trục trặc liên quan tới hệ thống giải nhiệt.

Máy xe quá nóng, vượt trên mức chịu đựng của hệ thống là một hiện tượng đáng lo ngại. Một khi nó đã xảy ra thì chẳng ai có thể làm gì để cứu vãn, ngay cả những tay thợ tài giỏi, chỉ còn một cách là thay thế bằng một đầu máy mới mà thôi.. Nhưng để ngăn cho nó đừng đi đến chỗ “tận cùng bằng số” như vậy thì chủ xe nào cũng có thể làm được, nếu để ý tới hai nguyên nhân chính sau đây: Hệ thống nhớt và hệ thống giải nhiệt . Để bảo đảm cho hệ thống nhớt làm việc đúng chức năng, chủ xe phải lo sao cho nhớt được đầy đủ và thay nhớt sau một thời gian sử dụng. Đó là những việc chúng ta đã nói tới trong các bài trước. Bài này xin nói về những trục trặc liên quan tới hệ thống giải nhiệt.

I. Cấu tạo hệ giải nhiệt

Hệ giải nhiệt thường được gọi bằng một cái tên bình dân: Nước giải nhiệt Coolant. Nhưng nước coolant không phải là tất cả, nó chỉ là một thành phần mà thôi. Dĩ nhiên, nước coolant là một thành phần cụ thể và thiết yếu nhất. Ngoài nó ra, hệ giải nhiệt còn nhiều thành phần khác, mà bất cứ thứ nào không hoạt động đúng chức năng cũng có thể đưa đến tình trạng máy xe Overheat. Sau đây là các thành phần cấu tạo: 1. Nước Coolant: 2. Điều nhiệt kế [thermostat]…. 3. Radiator [két nước]: 4. Hệ thống ống dẫn [Hoses] 5. Quạt và dây kéo quạt 6. Máy bơm [water pump]

Và một vài thứ phụ thuộc khác….

II. Công tác giải nhiệt

Chúng ta sẽ phân tích khái quát về từng thành phần:

1. Nước giải nhiệt Coolant: Đây không hẳn là nước, nhưng là một chất lỏng đặc biệt  chứa các hoá chất , có khả năng chịu lạnh rất cao mà không đông thành đá, nên cũng được gọi là Anti-Freeze [chống đông] và chịu được nhiệt độ nóng trên 100ºC mà không bị sôi . Nước  giải nhiệt Coolant được chứa trong một cái bình gọi là két nước , và xuất phát từ đó để ra đi làm nhiệm vụ, rồi lại quay trở về két nước r theo một vòng tròn khép kín. Nước  giải nhiệt  coolant có thể chảy rò ra ngoài, xuyên qua những lỗ hổng, hoặc rỉ sét ở đâu đó trong hệ thống, và hao ngót dần đi, đến một lúc không còn đủ số lượng để bao quát nhiệm vụ giải nhiệt trong đầu máy nữa. Khi đó, đầu máy sẽ nóng vượt lên, rơi vào tình trạng nóng máy quá mức.
Để khỏi đối mặt với hoàn cảnh bất ngờ do coolant rò đi đâu hết mà không biết, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra két nước [Radiator] để xem mực nước có luôn luôn đầy lên tới miệng không. Nếu không thì chắc chắn đã có rò rỉ ở đâu đó, bởi vì coolant thường không hao ngót trong vòng tròn khép kín. Tức thời, bạn cần phải tiếp thêm nước giải nhiệt coolant cho đầy, rồi quan sát tìm chỗ rò rỉ. Một dấu chỉ cho thấy coolant rò rỉ là những vết ướt ở các bộ phận đầu máy, hoặc vũng chất lỏng đọng trên sân, dưới gầm xe. Cần phải nhanh chóng tìm ra nơi rò rỉ và chỉnh lại ngay. Bằng không, phải đưa xe ra thợ máy.

Nước giải nhiệt động cơ hay còn gọi là nước làm mát động cơ Turbo Radiator Coolant với công nghệ tiên tiến giúp bảo vệ cho tất cả các động cơ xăng và dầu. Nó ngăn ngừa ăn mòn hóa học và rỉ sét, thúc đẩy hệ thống làm mát và giúp động cơ vận hành có hiệu quả.

Cách thay nước làm mát trên ô tô

Những dụng cụ [tools] cần thiết như sau:

Một chìa khóa [tuộc-nơ-vít]Phillips hoặc chìa khóa đầu dẹt

Một cái phễu

Một chậu chứa dung dịch nước làm mát cũ.

Đeo găng để bảo vệ bàn tay , có thể làm việc với đôi tay trần.

Tiến trình thay nước:

Giai đoạn I: Tháo nước ra khỏi hệ thống

   Bước 1: Chờ máy nguội, mở nắp két nước [Radiator]. Rồi bò vào dưới đầu xe nhìn lên đáy bình tản nhiệt, để tìm lỗ thoát nước [drain plug] nằm ngay phía ngoài, rất dễ thấy nhờ cái nút khía bịt ngang, hoặc một bù lon có mũ hình chữ T.

   Bước 2: Đặt cái chậu hứng nước làm mát cũ – dung tích khoảng 10 lít – bên dưới két nước, ngay lỗ tháo nước. Dùng tay hoặc một cây kìm xoắn để mở nút cho nước thoát vào trong chậu. Chờ nước chảy ra hết thì đóng nút để bịt lỗ thoát nước.

   Bước 3: Đổ đầy nước lã [hoặc nước cất] vào bình, cho đến khi nước dâng lên đầy bình, hoặc từ ngoài nhìn vào có thể thấy mặt nước lấp loáng bên trong. Sau đó, đậy nắp két nước lại.

Mở máy cho chạy khoảng 5 phút, để nước sạch lưu hành qua mọi ngõ ngách trong hệ giải nhiệt.Sau đó, tắt máy, để máy nguội, rồi làm lại từ bước 1 và bước 2.

Làm 2 lần như vậy để súc bình cho sạch.Chúng ta nên thong thả tháo nước 2 lần, bằng cách cho chảy vào một cái chậu hứng bên dưới.

  Nên nhớ: Nước làm mát là một chất lỏng độc hại. Không nên tháo cho nó chảy lênh láng ngoài sân. Nước làm mát cũ ngấm xuống đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm, chảy vào mương lạch giết hại cá mú và các loài thủy sinh… Người có trách nhiệm với môi sinh không bao giờ làm như vậy.

   Quan Trọng: Khi cho máy chạy, cần theo dõi chuyển động của cây kim trên đồng hồ nhiệt. Đừng bao giờ để kim lấn vào vùng đỏ báo động. Tắt máy ngay khi thấy xe có vẻ nóng hơn bình thường.

Giai đoạn II: Thay nước mát mới và cho “ợ khí”

Bước 1: Đổ dung dịch nước mát mới pha chế theo tỷ lệ nói trên vào két nước. Tiếp theo, cũng đổ đầy bình nước phụ bằng dung dịch ấy. Bình nước phụ [overflow reservoir] là một bình mủ nhỏ, nối với bình nước chính bằng một ống cao su trong suốt.

   Bước 2:Vẫn mở nắp bình, đề máy chạy đến khi bình tản nhiệt “ợ hơi”, tức là sủi những túi bọt khí nấp ở đâu đó trong hệ thống giải nhiệt ra. Mực nước làm mát trong bình sẽ từ từ hạ xuống, trong lúc có những bong bóng khí khá lớn từ trong lòng bình thoát ra, vì hệ thống đang “ợ khí”. Luôn luôn để mắt trông chừng sự xê dịch của cây kim trên đồng hồ nhiệt.

   Bước 3: Vẫn để máy chạy. Chế thêm dung dịch nước mát vào cho đầy két nước chính và bình phụ tới mức cần thiết. Và đậy nắp bình trở lại. 

   Lưu ý : Giai đoạn “ợ hơi” rất cần thiết. Vì trong khí chế nước làm mát mới, không khí len vào, chiếm mất phần nào thể tích trong bình. Vì thế có thể thực hiện bước 2 “Ợ khí” một vài lần, để bảo đảm không khí bên trong được tống xuất ra. Nhớ chế thêm khi thấy mực nước mát hạ xuống.

Sau đó, dùng phễu, chuyển nước mát cũ vào trong bịch nilon, rồi đi đổ 

  Công việc chỉ có vậy, mà lại tiết kiệm được ít tiền. Nhưng điều quan trọng nhất là mình đã giữ được một bổn phận cần thiết với cái xe.

Video liên quan

Chủ Đề