Ở đâu yên đó

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại một con hẻm ở P.9, Q.4 [TP.HCM] vào sáng 21-8 - Ảnh: T.T.D.

* BS Trương Hữu Khanh [chuyên gia dịch tễ học Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM]:

Giữ bình an cho gia đình mình

Việc "ai ở đâu ở yên đó" lần này đồng nghĩa không còn các dịch vụ shipper giao đồ tại nhà mà giao hết cho một lực lượng chuyên nghiệp; một số lý do ra đường như trước đây được coi là "thiết yếu" cũng sẽ được các lực lượng công an, quân đội kiểm soát chặt hơn. Người dân sẽ phải ở yên trong nhà; mọi nhu yếu phẩm, thuốc men, chăm sóc sức khỏe sẽ do lực lượng công an, quân đội và y tế tiếp tế, xử lý.

Vấn đề đặt ra là khi áp dụng biện pháp này phải đảm bảo cho tất cả mọi người dân các nhu cầu thiết yếu nhất từ chăm sóc sức khỏe tại nhà, vận chuyển cấp cứu, ăn uống... để họ yên tâm "ở yên một chỗ". Để làm được điều này, các cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp tỉ mỉ, chặt chẽ, đồng bộ để chu toàn mọi sinh hoạt cho mọi người dân.

Điều đáng lo là, trước thời điểm "ai ở đâu ở yên đó", đang có hiện tượng người dân đổ xô ra đường, đến các siêu thị và các nhà thuốc để mua tích trữ hàng hóa. Điều này rất nguy hiểm bởi có thể một phần lớn nguồn lây nhiễm COVID-19 sẽ xuất phát từ đây và nếu không được phát hiện sẽ lây cho cả gia đình trong thời gian ở yên một chỗ.

Chị Trần Thị Yến Ngọc [28 tuổi, Q.Bình Thạnh] làm việc online đã gần một tháng khi TP.HCM giãn cách xã hội - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

* TS.BS Lê Quốc Hùng [trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy]:

Không để virus "nhảy" qua người khác

Thực tế thời gian qua TP.HCM vẫn đang phong tỏa, giãn cách, nhưng với tốc độ lây lan mạnh của chủng virus Delta thì việc kiểm soát dịch chưa mang lại hiệu quả cao. Số ca mắc vẫn tăng, đặc biệt là ngoài cộng đồng. Mức độ hạn chế đi lại như hiện nay vẫn chưa đủ để ngăn chặn dịch.

Trong thời gian phong tỏa, các phương án "nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố, khu phố ấp cách ly khu phố ấp" đã được áp dụng, nhưng với tình hình thực tế, các phương án này vẫn không đủ khả năng kiểm soát dịch. Do đó cần phải nâng lên một mức cao hơn, và "ai ở đâu ở yên đó" ý muốn đề cao đến trách nhiệm cá nhân, ý thức phòng dịch giữa người với người.

"Phương án phong tỏa đơn thuần để tách F0 ra khỏi cộng đồng trong bối cảnh này không còn hiệu quả, chỉ còn cách nâng mức độ giãn cách, đồng thời huy động quân đội - công an vào cuộc vận chuyển các món đồ thiết yếu đến tận tay người dân song song tiêm vắc xin được xem là lá bài quan trọng lúc này.

Quân đội vào cuộc và sẽ kiểm soát một cách kỹ lưỡng nhất, không để người dân đi ra đường giao lưu với bất cứ lý do gì, mọi thành phần trong xã hội buộc phải tuân thủ tự cách ly "ở yên một chỗ".

Việc người - người, nhà - nhà đều giãn cách sẽ rất khó để virus có thể "nhảy" từ người này sang người khác, từ nhà này qua nhà khác, từ cụm dân cư này sang cụm dân cư khác. Mỗi người dân phải tự giác giãn cách từ trong chính gia đình mình, giãn cách trong cộng đồng. Nếu việc này thực hiện nghiêm túc, virus hết "đất sống".

Chỉ cần tồn tại một bộ phận nhỏ "xé rào" tránh giãn cách cũng có thể phá vỡ mọi nỗ lực của cả triệu người khác. Những người đó chính là những cầu nối cho virus vượt vòng vây để tìm được "đất sống mới" và tồn tại dai dẳng trong cộng đồng. Kết quả của việc phong tỏa, giãn cách phụ thuộc chính vào từng người dân của thành phố. Ngay lúc này, chính quyền cần tạo niềm tin cho người dân sẽ được đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa.

Bộ Y tế hướng dẫn mô hình trạm y tế lưu động tại TP.HCM

HOÀNG LỘC

Linh Anh   -   Thứ sáu, 20/08/2021 12:56 [GMT+7]

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong [trái] tặng quà cho người dân khó khăn vì dịch COVID-19. Ảnh: Cao Thăng

TP.HCM đưa ra 5 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp đầu tiên, cấp bách nhất, cần thực hiện mức độ cao nhất là: “Ai ở đâu ở yên đó, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố”.

Không phải lần đầu thực hiện, song lần này, TPHCM đã nâng cấp độ, tương đương cấp độ Đà Nẵng đang thực hiện, cấm người dân ra ngoài đường.

Nhưng để tất cả mọi người thực hiện, thì việc của chính quyền, đầu tiên là phải lo cho dân cái ăn.

Tháp nhu cầu Maslow chỉ ra, nhu cầu ăn uống ở tầng thứ nhất, ngang bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Sức khoẻ, sự an toàn ở tầng thứ hai.

Câu hỏi đặt ra lúc này là khi dân ở một chỗ thì ăn gì? Thông tin người Việt tiêu thụ mì tôm thứ ba thế giới với mức trung bình 72 gói mỗi năm là thông tin tích cực về mặt sản xuất kinh doanh. Nhưng không thể “trường kỳ” ăn mì tôm, hàng ngày, hàng tháng.

Thì đây, cũng trong ngày 20.8, Chính phủ đã chính thức ký cấp xuất hơn 130.000 tấn gạo hỗ trợ cho 8,6 triệu người nguy cơ thiếu đói tại 24 tỉnh, thành. TPHCM được cấp phát nhiều nhất: 71.000 tấn. Số lượng ấy mới chỉ bằng một nửa so với địa phương đề xuất là 142.000 tấn.

Mới đây, Hà Nội - địa phương cũng đang thực hiện giãn cách - đã hỗ trợ 5.000 tấn gạo cho TPHCM.

An ninh lương thực chính là lúc này. Và dù TPHCM mới chỉ được cấp một nửa so với đề xuất cũng là nỗ lực cực lớn của Chính phủ. Nhưng cần phải hỗ trợ hơn nữa, nhiều địa phương ở “vùng xanh” cũng cần lên phương án hỗ trợ gạo cho người dân “vùng đỏ”.

Vấn đề là cấp phát thế nào? Khác với khoản hỗ trợ bằng tiền, cần quy định đối tượng cụ thể, gạo cứu đói cần phải linh hoạt, thậm chí giải pháp là cấp phát cho tất cả các hộ dân trên địa bàn mà không cần những thủ tục rườm rà.

Gạo, thực phẩm đối với người dân “ai ở đâu thì ở yên đó” lúc này còn quan trọng hơn tiền.

Và cũng không chỉ gạo, còn rau xanh, thực phẩm phải có giải pháp cung cấp đầy đủ, đưa đến tận nhà.

Chỉ có lo được bữa cơm cho dân thì dân mới thực hiện nghiêm “ở yên tại chỗ” để chống dịch.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

[Thanhuytphcm.vn] - Quận Bình Tân đang bước vào ngày thứ 5 thực hiện siết chặt giãn cách xã hội, nhiều tuyến đường vắng vẻ, ít người qua lại.

Ghi nhận sáng 27/8, người dân được yêu cầu ở nhà, không ra ngoài kể cả việc đi chợ nên nhiều tuyến đường đã trở nên vắng vẻ

Nhiều tuyến đường được hạn chế lưu thông để thực hiện “nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố”

Người dân Bình Tân chấp hành nghiêm quy định về các trường hợp được phép ra đường. Nhân viên vệ sinh môi trường là những trường hợp được phép ra đường làm nhiệm vụ trong thời điểm này

Theo ghi nhận, từ ngày 23 đến 26/8, quận đã xử phạt 154 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền 334 triệu đồng. Trong đó, có 104 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng với số tiền 208 triệu đồng

Anh Lê Hoàng Minh [45 tuổi], kinh doanh cửa hàng cà phê cho biết: “Tôi rất đồng thuận với chủ trương của TP là cần phải siết chặt giãn cách xã hội hơn nữa, có như vậy mới kiểm soát người dân ra đường. Mong rằng người dân cần ý thức thực hiện nghiêm “ai ở đâu, ở yên đó” để sớm khống chế dịch covid-19 trở lại nhịp sống bình thường như trước đây”

Lê An

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề