Opv2 là gì

Quinvaxem là vắc-xin gì?Vắc xin Quinvaxem còn gọi là vắc-xin “5 trong 1”, là vắc-xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi-rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b [Hib].

Những lợi ích và nguy cơ có thể có khi cho con đi tiêm phòng loại vắc-xin này? Tiêm vắc-xin Quinvaxem có thể xảy ra những phản ứng gì?

* Lợi ích sau tiêm:Vắc-xin Quinvaxem là loại vắc-xin phối hợp phòng ngừa được 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib. Đây là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh này, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Sử dụng vắc-xin phối hợp Quinvaxem sẽ giảm số mũi tiêm cho trẻ, tiết kiệm thời gian cho các bà mẹ và gia đình, đồng thời trẻ em có cơ hội phòng ngừa được 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nêu trên.Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Quinvaxem cũng như tính an toàn của vắc-xin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận.* Những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc-xin:Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay loại vắc-xin khác khi tiêm phòng đều có thể xảy ra các phản ứng sau tiêm. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Sau tiêm chủng, trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ [ 3 tháng tuổi], có thể tiêm IPV cho mũi đầu tiên.

Không có lợi ích đã được chứng minh từ liều nhắc của OPV sau khi hoàn tất loạt cơ bản của OPV và ít nhất 1 liều IPV.

Lịch chủng ngừa lần lượt IPV-OPV

Ở các quốc gia có tỷ lệ bao phủ cao [90-95%] và nguy cơ nhập khẩu bệnh thấp, lịch chủng ngừa lần lượt IPV-OPV có thể áp dụng khi VAPP là một quan ngại đáng kể

Bắt đầu với 1 – 2 liều IPV, tiếp theo với ít nhất 2 liều OPV để đảm bảo mức bảo vệ thích hợp trong màng nhày của ruột và giảm gánh nặng của VAPP

Đối với lịch dạng này, có thể tiêm IPV lúc trẻ 2 tháng tuổi [IPV-OPV-OPV] hoặc 2 và 3-4 tháng tuổi [IPV-IPV-OPV-OPV]. Các liều cách nhau từ 4 – 8 tuần phụ thuộc vào nguy cơ phơi nhiễm với vi rút bại liệt trong thời gian đầu đời.

Lịch tiêm chỉ có IPV

Chỉ nên cân nhắc khi có tỷ lệ vắc xin bao phủ cao, nguy cơ thấp về khả năng nhập khẩu bệnh và lây truyền bệnh.

Loạt cơ bản 3 liều có thể bắt đầu lúc trẻ 2 tháng tuổi. Nếu bắt đầu sớm hơn [6, 10, 14 tuần], nên tiêm nhắc ít nhất cách 6 tháng kể từ mũi thứ 3.

Đối với cả 3 phác đồ trên, nếu lịch sử dụng bị gián đoạn thì có thể tiếp tục lịch mà không cần lặp lại liều trước đây. Việc tiêm trễ không ảnh hưởng đến số liều vắc xin sử dụng trong loạt cơ bản của cả 3 phác đồ nhưng không cần liều nhắc.

Bảng 5: Lợi ích và bất lợi của 3 phác đồ chủng ngừa vắc xin bại liệt [1]

Yếu tố đánh giá

Chỉ dùng OPV

Chỉ dùng IPV

IPV/OPV lần lượt

VAPP

2 – 4/1000.000 liều đầu tiên

Không

Giảm trên 95%

SAE khác

Không biết

Không biết

Không biết

Miễn dịch toàn thân

Cao

Cao

Cao

Miễn dịch màng nhày

Cao

Thấp

Cao

Chủng ngừa thứ cấp do sự lan truyển của vi rút vắc xin

Không

Vài

Sự lưu hành của  của vi rút bại liệt tạo ra từ vắc xin [cVDPV]

Không

Có lẽ giảm

Thêm liều hoặc các đợt thăm khám

Không

Tuân thủ lịch tiêm

Cao

Có lẽ giảm

Có lẽ giảm

Vắc xin kết hợp trong tương lai

Không thể

Có thể

Có thể [IPV]

Chi phí

Thấp

Cao

Trung bình

6.Kết luận

Việc bổ sung IPV vào lịch tiêm chủng mở rộng giúp giảm nguy cơ của bại liệt có liên quan đến vắc xin và sự lưu hành của vi rút được tạo ra từ vắc xin và hướng đến lịch chủng ngừa toàn IPV

Một liều IPV nên tiêm vào lúc trẻ được ít nhất 14 tuần tuổi để tăng đáp ứng miễn dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tường Vy, Kim Ngân

Tổ Thử Nghiệm Lâm Sàng, Viện Pasteur Tp.HCM

Video liên quan

Chủ Đề