Ostoflex là thuốc gì

Ostoflex 1500 là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.

Thuốc Ostoflex 1500 điều trị thoái hóa xương khớp

Thông tin về thuốc Ostoflex 1500

Ngày kê khai: 30/12/1899

Số GPLH/ GPNK: VD-15105-11

Đơn vị kê khai: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A

Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Glucosamin sulfat 1500mg dưới dạng Glucosamin sulfat kali clorid

Dạng Bào Chế: thuốc bột

Quy cách đóng gói: Hộp 10 gói, 20 gói, 30 gói x 3g

Hạn sử dụng: 36 tháng

Phân loại: KK trong nước

Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A

KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đông Nai Việt Nam

Thuốc Ostoflex 1500 có các công dụng và được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Trong mọi thể của bệnh thoái hóa xương khớp.
  • Thoái hóa xương khớp nguyên phát và thứ phát như: đốt sống cổ, khớp háng – đùi, khớp lưng, khớp lưng – xương cùng, khớp vai – cánh tay, viêm quanh khớp, đau lưng, gãy xương, loạn dưỡng xương khớp, viêm khớp bán cấp và mạn tính, loãng xương.

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng

Nên dùng thuốc Ostoflex 1500 cùng với thức ăn hoặc uống trước bữa ăn 15 phút.

Liều lượng

Các triệu chứng thoái hóa khớp nhẹ và vừa:

  • Uống 1 viên x 1 lần/ ngày; dùng trong ít nhất 6 tuần hoặc theo đơn của bác sĩ.

Các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng:

  • Điều trị khởi đầu: Uống 1 viên x 2 lần/ ngày; dùng liên tục trong ít nhất 8 tuần.
  • Điều trị duy trì: điều trị duy trì trong 3-4 tháng [hoặc theo đơn của bác sĩ] với liều: 1 viên x 1 lần/ ngày.

Chống chỉ định

  • Kali Clorid chống chỉ định khi tăng Kali máu, vì tăng thêm Kali có thể gây ngừng tim.
  • Kali Clorid dạng viên chống chỉ định khi thực quản bị chèn ép, dạ dày chậm tiêu, tắc ruột, hẹp môn vị, vì cản trở Kali Clorid qua dạ dày – ruột có thể gây kích ứng dạ dày ruột nặng hơn, do nồng độ Kali cao tại chỗ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Ostoflex 1500

  • Sử dụng thận trọng ở người bị suy thận hoặc suy thượng thận, bệnh tim, mất nước cấp, say nóng, phá hủy mô rộng như bỏng nặng, hoặc người dùng thuốc lợi tiểu ít thải Kali.
  • Ở người loét dạ dày tá tràng, phải chống chỉ định dùng dạng viên. Phải thận trọng khi ghi đơn thuốc có Kali uống dạng rắn, đặc biệt khi dùng liều cao cho người mang thai hoặc người bệnh đồng thời dùng thuốc kháng Acetylcholin, vì có khả năng làm giảm nhu động dạ dày – ruột.
  • Ở người bị suy giảm chức năng thận, cần cẩn thận khi kê đơn Kali Clorid, vì có thể có nguy cơ tăng Kali máu. Theo dõi các chất điện giải trong huyết thanh đặc biệt cần thiết ở những người bị bệnh tim hoặc thận.
  • Ở một số người bệnh thiếu Magnesi do dùng thuốc lợi tiểu sẽ ngăn cản hấp thu Kali ở ruột, vì vậy cần phải điều chỉnh giảm Magnesi huyết để điều trị giảm Kali máu.
  • Nếu dùng Kali Clorid khi có tiêu chảy, mất dịch kết hợp với sử dụng Kali Clorid có thể gây độc tính trên thận, và có thể có nguy cơ tăng Kali máu.
  • Kali Clorid có thể làm trầm trọng thêm bệnh liệt chu kỳ có tính chất gia đình hoặc các bệnh loạn trương lực cơ bẩm sinh, vì vậy cần phải thận trọng.

Đối với phụ nữ đang mang thai

  • Sử dụng thận trọng ở người mang thai, vì Kali Clorid có trong cấu tạo tự nhiên của mô và dịch. Nồng độ Kali cao hay thấp đều có hại cho chức năng tim của mẹ và thai, nên phải theo dõi sát Kali huyết thanh.

Đối với phụ nữ đang cho con bú

Việc dùng Kali được xem là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Sữa người bình thường có ít Kali. Nếu nồng độ Kali huyết thanh của mẹ được duy trì ở mức sinh lý, thì không có hại gì cho đứa trẻ bú mẹ, khi mẹ dùng Kali Clorid.​

Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Ostoflex 1500 trong thời gian dài, có thể xảy ra tăng Kali máu, nhịp tim không đều là dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của tăng Kali máu và được phát hiện dễ dàng bằng điện tâm đồ.

  • Thường gặp:
    • Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, khó chịu, hoặc trướng bụng nhẹ, nôn.
  • Ít gặp:
    • Tuần hoàn: Tăng Kali máu, nhịp tim không đều hoặc chậm.
    • Xương: Mất cảm giác hoặc như kim châm ở bàn tay, bàn chân hoặc môi, chi dưới yếu hoặc có cảm giác nặng.
    • Hô hấp: Thở nông hoặc khó thở.
  • Hiếm gặp:
    • Tiêu hóa: Ðau bụng hoặc đau dạ dày, chuột rút, phân có máu [màu đỏ hoặc màu đen].
    • Hô hấp: Ðau ngực hoặc họng, đặc biệt khi nuốt.

Tương tác thuốc

  • Kali Clorid có thể tương tác với Amphotericin B, Corticosteroid, Glucocorticoid, Corticotropin, ACTH, Gentamicin, Penicilin [kể cả Azlocilin, Carbenicilin, Mezlocilin, Piperacilin, Ticarcilin], Polymyxin B. Nhu cầu Kali có thể tăng ở những người dùng các thuốc trên, do tăng bài tiết Kali qua thận, cần theo dõi chặt chẽ Kali huyết thanh.
  • Các thuốc ức chế Enzym chuyển, thuốc chống viêm không Steroid [NSAID], các tác nhân chẹn Beta giao cảm, máu từ ngân hàng máu [có thể chứa Kali tới 30 mmol trong một lít huyết tương hoặc tới 65 mmol trong một lít máu khi bảo quản quá 10 ngày], Cyclosporin, thuốc lợi tiểu ít thải Kali, Heparin, sữa có ít muối, chất thay thế muối, sử dụng đồng thời với Kali Clorid có thể tăng nồng độ Kali huyết thanh, làm tăng Kali máu nặng gây ngừng tim, đặc biệt trong suy thận, và khi sử dụng các chất chống viêm không Steroid cùng với Kali Clorid có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ đối với dạ dày – ruột.
  • Kali Clorid cần sử dụng thận trọng ở người dùng muối Calci đường tiêm, vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim.
  • Khi dùng Kali Clorid kết hợp với thuốc lợi tiểu Thiazid [làm mất nhiều Kali], có nguy cơ tăng Kali máu nếu ngừng thuốc lợi tiểu.
  • Kali Clorid dùng đồng thời với Insulin hoặc Natri Bicarbonat gây giảm Kali huyết thanh do thúc đẩy ion Kali vào trong tế bào.
  • Kali Clorid không được dùng đồng thời ở người bị blốc tim hoàn toàn hoặc nặng đang dùng Digitalis [ví dụ như: Digoxin], tuy nhiên nếu phải bổ sung Kali để đề phòng hoặc điều trị hạ Kali máu ở những người dùng Digitalis thì phải theo dõi chặt chẽ nồng độ Kali huyết thanh.

Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Ostoflex 1500 trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
  • Giữ thuốc Ostoflex 1500 tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa cho thuốc Ostoflex 1500

Thông tin mua thuốc

Nơi mua thuốc

Thuốc Ostoflex 1500 có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.

Lưu ý: Thuốc Ostoflex 1500 là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.

Giá thuốc

Thuốc Ostoflex 1500 được kê khai với giá niêm yết cho mỗi gói thuốc bột 3g là 8.000 VND.

Giá thuốc Ostoflex 1500 có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Ostoflex 1500 với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế

Báo thanh niên > Tin mới > Thuốc ostoflex giá bao nhiêu? có tác dụng gì? mua ở đâu?

Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?: Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Nhiều người thắc mắc Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay thuốc giá bao nhiêu sẽ giải đáp điều này. Bài viết liên quan: Thuốc tuzamin là thuốc gì? Thuốc pabemin là...

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?:

Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Nhiều người thắc mắc Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay thuốc giá bao nhiêu sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

    Thuốc tuzamin là thuốc gì?

    Thuốc pabemin là thuốc gì?

    Thuốc torvalipin là thuốc gì?

Mục lục

    1 Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?
      + 1 Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì?

      + 2 Thành phần của thuốc:

      + 3 Đề xuất của thuốc:

      + 4 Những người không nên dùng thuốc:

      + 5 Những tác dụng phụ không mong muốn:

      + 6 Thuốc ostoflex giá bao nhiêu tiền?

Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Cơ chế tác động:

Glucosamine là một amino-monosaccharide, nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình thường. Kết quả của quá trình trùng hợp là muco-polysaccharide, thành phần cơ bản cấu tạo nên đầu sụn khớp. Glucosamine sulfate đồng thời ức chế các enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 và giảm các gốc tự do superoxide phá hủy các tế bào sinh sụn. Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương. Do glucosamine làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Vì thế glucosamine không những giảm triệu chứng của thoái khớp [đau, khó vận động] mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển.

Ðó là thuốc tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái khớp, điều trị các bệnh thoái hóa xương khớp cả cấp và mãn tính, có đau hay không có đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp.

Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì?

Thuốc ostoflex là thuốc giảm đau – xương khớp có tác dụng:

– Chữa trị chứng viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
– Các trường hợp tổn thương xương khớp

Thành phần của thuốc:

– Glucosamine sulfate 750mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên

Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.

Đề xuất của thuốc:

– Bệnh nhẹ và vừa: Ngày 1 viên x 1 lần x 6 tuần – Các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng: + Liều khởi đầu: Uống 1 viên x 2 lần x 8 tuần. + Liều duy trì: điều trị duy trì trong 3-4 tháng [hoặc theo đơn của bác sĩ] với liều: 1 viên x 1 lần/ ngày.

– Dùng thuốc trước khi ăn

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc – Phụ nữ mang thai và cho con bú, không dung nạp sulfur – Bệnh lao phổi

– Suy gan [cẩn thận]

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Táo bón, tiêu chảy
– Buồn nôn, nôn

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Thuốc ostoflex giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc ostoflex có giá 1+ 000 / hộp 4 vỉ x 15 viên.

Ostoflex 750 là thuốc có thành phần hoạt chất là Glucosamine sulfate [Glucosamine sulfate kali chloride] 750mg, do Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A sản xuất. Xuất xứ: Việt Nam Thông tin chi tiết: Tên thuốc: Ostoflex 750 Tên hoạt chất: Glucosamine sulfate [Glucosamine sulfate kali chloride] 750mg Hàm lượng: Dạng bào chế: Tiêu chuẩn: TCCS Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ, 4 vỉ x 15 viên nén dài bao phim Số đăng ký: VD-15988-11 Hạn dùng: 36 tháng Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A Nước sản xuất: Việt Nam Địa chỉ SX: KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đông Nai Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A

Địa chỉ đăng ký: KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đông Nai

Qua bài viết Thuốc ostoflex là thuốc gì chữa trị bệnh gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

    cach dung thuoc ostoflex

    tim thuoc ostoflex

    ten thuoc ostoflex

    gia thuoc ostoflex

    cong dung thuoc ostoflex

    tac dung thuoc ostoflex

Thuốc ostoflex là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền?

Ngày 08/06 năm 2020 | Tin mới | Tag: Thuốc giảm đau

Video liên quan

Chủ Đề