Phân tích sự kiện khoa học là gì

Nghiên cứu khoa học là cụm từ rất thường gặp trong môi trường giáo dục, các bộ ngành hay các viện nghiên cứu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nghiên cứu khoa học. Vậy nghiên cứu khoa học là gì? Kính mời quý vị tham khảo bài viết sau của chúng tôi để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, điều tra, xem xét, thí nghiệm dựa trên những kiến thức, tài liệu, số liệu để từ đó phát hiện ra những mặt mới của bản chất sự việc nào đó hoặc về thế giới tự nhiên và để sáng tạo những phương pháp sản xuất, phương tiện kỹ thuật cao hơn, có giá trị tốt hơn.

Để có thể hiểu rõ hơn về nghiên cứu khoa học là gì thì quý vị cần phải biết về khái niệm khoa học. Khoa học là quá trình nghiên cứu khám phá ra những kiến thức mới, những học thuyết mới về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội. Những kiến thức là kết quả của khoa học này sẽ mới hơn, tốt hơn, có tính ứng dụng cao hơn và có thể dần thay thế những kiến thức cũ không còn phù hợp với tình hình mới.

 Khoa học bao gồm hệ thống tri thức về các quy luật và sự vận động của vật chất, tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức sẽ được phân thành tri thức và tri thức khoa học.

– Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết, những kiến thức tích lũy được qua hoạt động sống hàng ngày giữa con người với tự nhiên và con người với con người. Những hiểu biết này sẽ giúp con người hiểu hơn về sự vật, về thiên nhiên và mối quan hệ giữa con người trong đời sống xã hội. Tri thức được con người sử dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống những những tri thức này chưa đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính.

Tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một giới hạn và là cơ sở cho sự hình thành của tri thức khoa học.

– Tri thức khoa học là những kiến thức thu được từ hoạt động nghiên cứu khoa học. Tri thức khoa học được hình thành dựa trên kết quả quan sát, thu thập thông qua các sự kiện, các thí nghiệm và qua những sự việc xảy ra trong tự nhiên và hoạt động xã hội, những kiến thức này được tổ chức trong khuôn khổ các ngành, các bộ môn khoa học. Ví dụ như hóa học, toán học, triết học, sử học…

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khoa học

– Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật, hiện tượng cần làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

– Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu là thời gian, không gian, lĩnh vực quan sát, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu.

Ví dụ: đối tượng nghiên cứu là cải cách thủ tục hành chính, thực trạng cải cách được xác định trong phạm vi từ năm 2015 đến năm 2020 và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Một đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thành với nhiều phương pháp khác nhau:

– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: là các phương pháp áp dụng vào các vấn đề nghiên cứu thực tế. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra, thực nghiệm khoa học, phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia.

– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: là dựa trên những dữ liệu, thông tin có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để đưa ra kết luận của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp mô hình hóa, phương pháp giả thuyết, phương pháp lịch sử.

Trên đây là giải thích về nghiên cứu khoa học là gì và một số thông tin cơ bản về nghiên cứu khoa học. Cảm ơn Quý khách hàng đã tham khảo nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC from Trang Dai Phan Thi

Bạn là sinh viên. Bạn rất đam mê nghiên cứu khoa học. Bạn muốn làm một đề tài nghiên cứu khoa học nhưng bạn chưa biết bắt đầu từ đâu! Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung cách thức làm một đề tài nghiên cứu khoa học và 5 bước đơn giản để bạn thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học mà bạn thích.

Phân tích sự kiện khoa học là gì

Nghiên cứu khoa học

Đầu tiên chúng ta nên cùng nhìn lại ở khái niệm khoa học là gì?

Từ “khoa học” xuất phát từ tiếng Latinh  “Scienta”, nghĩa là tri thức. Theo Webter’s New Collegiste Dictionary, “Khoa học” được định nghĩa là “những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”.

Xem thêm:

  • Những lưu ý về Performance marketing khi quảng cáo mùa mua sắm
  • Vai trò và trách nhiệm của cố vấn Marketing

Hệ thống tri thức bao gồm hai loại: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học:

  • Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua những hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người và giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên với nhau.
  • Tri thức khoa học là những tri thức được tích lũy qua hoạt động nghiên cứu khoa học qua kết quả của việc quan sát, thí nghiệm… các sự kiện, hoạt động sảy ra trong hoạt động xã hội và trong tự nhiên.

Khoa học nói một cách đơn giản bao gồm những tính toán và thử nghiệm các giả thuyết dựa trên những bằng chứng và thí nghiệm được quan sát là quan trọng và có thể ứng dụng.

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.

Phân tích sự kiện khoa học là gì

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

5 bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học

Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây:

1. Tìm ý tưởng

Bạn có thể tìm ý tưởng từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài.. hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hẫy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp.

2. Xác định hướng nghiên cứu

Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về “thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM”, bạn hãy tìm đọc tất cả các loại sách báo viết về chủ đề này.

3. Chọn tên đề tài nghiên cứu

Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài. Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.

Phân tích sự kiện khoa học là gì

Xem thêm: 

  • Tại sao các doanh nghiệp B2B và B2C tập trung vào Content Marketing
  • Giải mã các ngôn ngữ của Gen Z

4. Lập đề cương nghiên cứu khoa học

Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đè cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:

  • Đặt vấn đề
  • Mục đích nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Các giả thuyết
  • Kết cấu đề tài
  • Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

5. Tham khảo ý kiến của giảng viên

Sau khi đã lập được đề cương sơ khởi bạn nên chủ động tìm gặp giảng viên để họ tư vấn cho bạn. Lưu ý bạn nên hẹn trước thầy cô và nhớ mang theo đề cương cũng như viết sẵn những vấn đề mà bạn cần tư vấn nhé. Đó là 5 bước đơn giản để làm một đề tài nghiên cứu cũng như khái niệm nghiên cứu là gì mà chúng tôi mang đến. Chúc bạn thành công.  

Học Viện GURU

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hãy cập nhật thêm các bài viết từ GURU để biết thêm những thông tin mới nhất về Marketing. Và các Tips chạy quảng cáo hiệu quả.