Phát hành trái phiếu có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu là hai loại đầu tư chứng khoán phổ biến, được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Việc lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu là điều mà nhiều nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường đều phải quan tâm. Vậy cổ phiếu, trái phiếu là gì? Phân loại cổ phiếu, trái phiếu gồm có những tiêu chí nào? Mời bạn đọc cùng GV Lawyers tham khảo qua bài viết “Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu theo Luật chứng khoán” sau đây:

Khái niệm cổ phiếu và trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với 1 phần vốn nợ của tổ chức phát sinh. Người sở hữu trái phép được trả một tỷ lệ suất nhất định và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với 1 phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Khác với với trái phiếu, người sở hữu cổ phiếu có thể được hưởng cổ tức được chia không cố định và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Giống nhau

Cổ phiếu và trái phiếu có những điểm giống nhau như sau:

  • Đều được thể hiện dưới hình thức chứng chủ và bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
  • Đều là phương tiện nhằm thu hút vốn của nhà phát hành;
  • Đều có thể trao đổi, chuyển nhượng, mua bán và thế chấp, thừa kế, cầm cố;
  • Trái phiếu và cổ phiếu đều là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hay phần vốn của tổ chức phát hành;
  • Lợi tức của cổ phiếu và trái phiếu được trả dựa theo một mức cố định.
  • Cổ phiếu và trái phiếu đều có mệnh giá ghi trên bề mặt cổ phiếu/trái phiếu;

Khác nhau

Cổ phiếu và trái phiếu khác nhau ở những tiêu chí cơ bản dưới đây:

 
Tiêu chí
 
Cổ phiếu
 
Trái phiếu
 
Khái niệm
 
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành cổ phiếu.
 
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành trái phiếu
 
Bản chất
 
Cổ phiếu là chứng khoán vốn nhằm ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty
 
Trái phiếu là chứng khoán nợ, cũng là chứng chỉ ghi nhận nợ của tổ chức phát hành, quyền sở hữu đối với một phần vốn vay của chủ sở hữu
 
Chủ thể phát hành
 
Công ty Cổ phần
 
Doanh nghiệp và Chính phủ
 
Tư cách chủ sở hữu
 
Cổ đông
 
Chủ nợ
 
Quyền của chủ sở hữu
 
Được chia lợi nhuận [hay còn gọi là cổ tức]. Tuy nhiên lợi nhuận nàybất định, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.  Có quyền tham gia vào việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty và tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty. Trừ cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại không được dự họp Đại hội đồng cổ đông, biểu quyết các vấn đề của công ty
 
Người sở hữu trái phiếu được trả lãi định kì và lãi suất ổn định nhưng không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty
 
Thời gian đáo hạn
 
Cổ phiếu không có thời gian đáo hạn
 
Thường thì có một thời gian nhất định được ghi trong trái phiếu
 
Kết quả của việc phát hành
 
Làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần, làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu
 
Làm tăng vốn vay và nghĩa vụ trả nợ của công ty nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông hiện hữu
 
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể hay phá sản
 
Vốn góp của cổ đông được thanh toán sau cùng khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác, bao gồm các khoản nợ.
 
Trái phiếu thì được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu
 
Về vấn đề hưởng lợi nhuận
 
Cổ phiếu có độ rủi ro cao hơn. Cổ tức thay đổi tùy thuộc vào khả năng hoạt động KD của công ty. Khi công ty làm ăn có lãi mới được chia lợi tức và khi công ty làm ăn thua lỗ thì không được chi trả cổ tức.
 
Độ rủi ro thấp hơn. Lợi tức thường không thay đổi và không phụ thuộc vào việc hoạt động KD của công ty có lãi hay không có lãi.
 
Về vấn đề trách nhiệm
 
Người sở hữu cổ phiếu chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty theo tỷ lệ ứng với phần vốn góp vào công ty. Khi công ty giải thể hay phá sản thì cổ đông chỉ được trả lại phần vốn góp sau khi đã thanh toán hết mọi nghĩa vụ và mọi khoản nợ của công ty.
 
Người sở hữu trái phiếu không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.Khi công ty bị giải thể, phá sản thì chủ sở hữu trái phiếu được ưu tiên thanh toán gốc, lãi trái phiếu trước chủ sở hữu cổ phần.

XEM THÊM: Chia tách cổ phiếu trong công ty cổ phần được hiểu thế nào?
Tóm lại vấn đề: Phát hành cổ phiếu và trái phiếu, đều mang đến những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Với bài chia sẻ này, sẽ giúp mọi người có thể phân biệt được cổ phiếu và trái phiếu giống và khác nhau như thế nào?

Các đặc tính của trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu có tính chuyển đổi [sau đây gọi tắt là trái phiếu chuyển đổi] là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu có tính chuyển đổi. 

Khi thị trường đang phát triển, nhà đầu tư thường quan tâm nhiều đến cổ phiếu nên thị trường trái phiếu bị sa sút. Để tăng tính hấp dẫn với người đầu tư, các công ty phát hành Trái phiếu có thể thêm vào đặc tính chuyển đổi, và công ty sẽ trả lãi suất thấp hơn cho nhà đầu tư sở hữu loại Trái phiếu chuyển đổi này.  

Ngược lại, khi thị trường Trái phiếu phát triển, Trái phiếu có tính chuyển đổi sẽ phát huy tác dụng như một phương tiện tăng vốn cổ phần dựa trên cơ sở trì hoãn trả nợ vì khi Trái phiếu chuyển đổi biến thành Cổ phiếu, vốn huy động của công ty sẽ thay đổi từ nợ sang vốn.  

Đối với công ty phát hành, Trái phiếu chuyển đổi có các yếu tố hấp dẫn sau:  

1. Trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn Trái phiếu không có tính chuyển đổi.  

2. Công ty có thể loại trừ chi phí trả lãi cố định khi thực hiện chuyển đổi, vì vậy sẽ giảm được nợ.  

3. Phát hành Trái phiếu chuyển đổi thì công ty sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng Cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường [điều này dẫn tới việc làm cho giá Cổ phiếu thường bị sụt giảm].  

4. Bằng việc phát hành Trái phiếu chuyển đổi thay cho phát hành Cổ phiếu thường, công ty sẽ tránh khỏi tình trạng làm cho các khoản thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây bị giảm sút.  

Bên cạnh những thuận lợi, Trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với công ty và các cổ đông của công ty:  

1. Khi Trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số Cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần bây giờ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.  

2. Do các cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty.  

3. Sự giảm nợ công ty thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn.  

4. Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.  

Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ Trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Cụ thể, Trái phiếu chuyển đổi hấp dẫn nhà đầu tư ở một số đặc điểm:  

1. Trái phiếu chuyển đổi cũng giống Trái phiếu thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Theo nguyên tắc thì thu nhập từ lãi suất Trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên Cổ phiếu thường.  

2. Người nắm giữ Trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ Cổ phiếu thường khi công ty phá sản và bị thanh lý.  

3. Giá thị trường của Trái phiếu chuyển đổi sẽ có chiều hướng ổn định hơn giá Cổ phiếu thường trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của Trái phiếu chuyển đổi trên thị trường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những Trái phiếu cạnh tranh khác.  

4. Vì Trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành Cổ phiếu thường nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá Cổ phiếu tăng.  

5. Khi Trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi sang Cổ phiếu thường thì không được coi là một sự mua bán nên sẽ không phải chịu thuế trong giao dịch chuyển đổi.  

Những nhà phê bình thì cho rằng Trái phiếu chuyển đổi không đưa ra được các mức lãi suất tương ứng với sự thiếu bảo toàn vốn [những Trái phiếu không có tính chuyển đổi đưa ra các mức lãi suất cao hơn] và có xu hướng kéo giá Cổ phiếu thường xuống bởi vì ảnh hưởng của sự "pha loãng" có thể xảy ra.   

Khi Trái phiếu có tính chuyển đổi được phát hành mới thì bao giờ giá chuyển đổi cũng luôn cao hơn giá thị trường hiện hành của Cổ phiếu thường, điều này sẽ giúp hạn chế việc nhà đầu tư chuyển đổi Trái phiếu ngay lập tức. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi ban đầu là:  

1. Giá Cổ phiếu tại thời điểm Trái phiếu được phát hành.

2. Thu nhập dự tính của tổ chức phát hành và ảnh hưởng của nó trên giá Cổ phiếu.  

3. Xu hướng thị trường [Trái phiếu chuyển đổi sẽ trở nên ưa chuộng đối với các nhà đầu tư trong một thị trường Cổ phiếu đang lên].  

4. Thời gian chuyển đổi [thời gian càng dài, tỷ lệ chuyển đổi ban đầu càng ít thích hợp]. Vì Trái phiếu chuyển đổi có thể làm "pha loãng" vốn nên các cổ đông sẽ có quyền ưu tiên mua Trái phiếu chuyển đổi được phát hành mới với giá ưu tiên thấp hơn giá trị thị trường của Trái phiếu đó. Khi Trái phiếu chuyển đổi mới được phát hành, các cổ đông hiện hữu sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền ưu tiên mua Trái phiếu này. Người nắm giữ quyền có thể bán lại quyền này nếu họ không sử dụng chúng để mua Trái phiếu chuyển đổi.  

Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý một điều là, nếu công ty phải ngưng hoạt động bởi những tình huống như sát nhập, hợp nhất hay giải thể thì những người nắm giữ Trái phiếu chuyển đổi sẽ bị mất đặc quyền chuyển đổi này.  

Các Trái phiếu đều có giá trị đầu tư dù cho chúng có tính chuyển đổi hay không. Giá trị đầu tư của Trái phiếu không có tính chuyển đổi được căn cứ vào tỷ lệ % lãi suất của chúng khi so sánh với những mức lãi suất của các đầu tư khác có cùng mức rủi ro tương tự. Giá trị đầu tư ước tính của một Trái phiếu có tính chuyển đổi chính là giá thị trường mà tại giá đó, Trái phiếu sẽ được bán nếu Trái phiếu không chuyển đổi thành Cổ phiếu thường.  

Khi nhà đầu tư mua Trái phiếu có tính chuyển đổi thì phải luôn xem xét hai giá trị đầu tư của Trái phiếu này, đó là thu nhập của Trái phiếu và việc chuyển đổi Trái phiếu thành Cổ phiếu. Giá trị chuyển đổi của Trái phiếu là tổng giá trị thị trường của Cổ phiếu thường mà Trái phiếu có thể chuyển đổi được.

Đôi khi các công ty đặt ra những điều kiện để khuyến khích sự chuyển đổi của Trái phiếu, mặc dù điều này được biết đến như là sự chuyển đổi ép buộc nhưng thực tế các nhà đầu tư không thể bị ép buộc để chuyển đổi. Tuy nhiên, nhà phát hành luôn thay đổi các tình huống để khuyến khích sự chuyển đổi hơn. Một trong những phương cách đó là thực hiện mua lại Trái phiếu.  

Công ty có thể mua lại Trái phiếu tại mức giá và ngày mua được xác định trước [giả định rằng Trái phiếu chuyển đổi cũng có khả năng mua lại giống như có tính chuyển đổi] và khi các điều kiện thị trường khiến cho các trái chủ nhận thấy sự chuyển đổi Trái phiếu có thể có lợi nhuận hơn là bán chúng lại cho công ty phát hành tại giá mua lại của công ty thì lúc đó họ sẽ thực hiện việc chuyển đổi thành Cổ phiếu thường.  

Ví dụ, một Trái phiếu chuyển đổi có mệnh giá 1.000 USD có thể được chuyển thành Cổ phiếu thường tại giá 25 USD [tỷ lệ chuyển đổi là 40 đổi 1] và Trái phiếu này được mua lại ở mức giá 1.050 USD. Cổ phiếu thường trên thị trường hiện đang được giao dịch ở mức giá 30 USD, bằng việc chuyển đổi một Trái phiếu mà nhà đầu tư có thể trở thành chủ sở hữu 40 Cổ phiếu thường với tổng giá trị là 1.200 USD. Như vậy, trái chủ chuyển đổi chúng thành 40 Cổ phiếu thường rồi bán chúng để có 1.200 USD hơn là bán lại Trái phiếu chuyển đổi này ở mức giá 1.050 USD.

Về nguyên tắc, nhà phát hành không được ép buộc bất cứ trái chủ nào chuyển đổi mà họ chỉ được quyền tạo ra các điều kiện để sự chấp nhận chuyển đổi sẽ trở thành sự lựa chọn tối ưu cho trái chủ. Nếu công ty phát hành có quy định điều khoản mua lại toàn bộ Trái phiếu chuyển đổi phát hành thì công ty sẽ ấn định trước giá và ngày mua lại. Khi ngày gọi mua lại đến gần, giá Cổ phiếu thường sẽ được giao dịch ngày càng gần hơn với giá mua lại của Trái phiếu chuyển đổi để rồi cuối cùng giá của Cổ phiếu thường sẽ được giao dịch tại giá thị trường thấp hơn chút ít so với giá gọi mua lại nhằm tránh tình trạng trái chủ chuyển đổi thành Cổ phiếu thường.

Video liên quan

Chủ Đề