Phình vị là gì

Viêm trợt hang vị dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không phải ai cũng biết

16:30 18/06/2020

Viêm trợt hang vị dạ dày là bệnh lý thường chỉ được điều trị khi đã ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân là bởi đa phần người bệnh đều rất chủ quan với những triệu chứng bệnh. Do đó, cần thay đổi suy nghĩ và tìm hiểu về những thông tin cần thiết về căn bệnh này.

Viêm trợt hang vị dạ dày là gì?

Viêm trợt hang vị dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị trày xước bởi tiếp xúc với thức ăn và ma sát quá mạnh gây tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, sẽ hình thành nên những ổ viêm tại niêm mạc khiến người bệnh khó chịu.

Viêm trợt hang vị dạ dày là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra với bất kì ai, nhất là đối tượng bị đau dạ dày cấp tính hoặc bệnh về dạ dày mà không được điều trị tận gốc.

Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi những tổn thương bên trong dạ dày là rất khó nhận biết, khiến người bệnh lơ là khi điều trị. Hậu quả là đến khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển nặng, để lại hậu quả và gây khó khăn trong quá trình chữa bệnh của bác sĩ.

Triệu chứng viêm trợt hang vị dạ dày

Để ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra thì việc điều trị viêm hang vị dạ dày cần được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Người bệnh có thể căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây để phán đoán và đi xét nghiệm kịp thời:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi người bệnh gặp các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Với chứng viêm trợt hang vị dạ dày thì đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng quanh rốn. Ban đầu, cơn đau xuất hiện với tần suất ít, cơn đau nhẹ sau tăng dần cả về mức độ và tần suất.
  • Ợ nóng, ợ chua: Đa phần các bệnh về đường tiêu hóa đều gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ chua. Nguyên nhân là bởi hệ tiêu hóa rối loạn dẫn tới thức ăn bị lên men trong dạ dày. Nhiều trường hợp, dịch vị acid dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ợ chua.
  • Đau ngực, buồn nôn: Cảm giác tức ngực, buồn nôn là triệu chứng người bệnh có thể gặp phải. Ở giai đoạn nặng, người bệnh còn có thể nôn ra máu, tụt huyết áp, chóng mặt.
  • Suy nhược cơ thể: Bệnh khiến con người không hấp thụ được những chất dinh dưỡng cần thiết của quá trình tiêu hóa. Lâu dần sẽ dẫn đến sút cân, mệt mỏi.
  • Rối loạn bài tiết phân: Khi đi nặng, người bệnh sẽ thấy phân lúc lỏng, lúc đặc và lúc cứng, rất khó đi vệ sinh.

Nguyên nhân viêm trợt hang vị dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm trợt hang vị dạ dày. Chủ động tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp người bệnh phòng tránh và ngăn chặn tái phát triệt để. Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân viêm trợt hang vị dạ dày xuất phát từ những yếu tố:

  • Sử dụng chất kích thích: Hầu hết các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá khi sử dụng quá nhiều sẽ tàn phá cơ thể nghiêm trọng. Trong đó, bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp là dạ dày. Khi lớp niêm mạc dạ dày tiếp xúc với chất kích thích sẽ bị bào mòn, hình thành ổ viêm nhiễm gây ra viêm trợt hang vị dạ dày.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Có nhiều người giữ thói quen xấu khi ăn như ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ quá chua, ăn không đủ bữa, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng…. khiến dạ dày bị rối loạn chức năng. Lâu dần, bệnh sẽ phát triển thành viêm trợt hang vị dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc: Thói quen lạm dụng thuốc tây, sử dụng thuốc tây trong thời gian dài, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Một trong những bệnh lý có thể mắc phải là viêm trợt hang vị dạ dày.
  • Vi khuẩn HP: Là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày không thể bỏ qua. Vi khuẩn này vô cùng nguy hiểm bởi có thể dễ dàng lây lan từ người sang người.

Căng thẳng: Những người thường xuyên phải làm việc dưới áp lực lớn sẽ khiến cơ thể suy kiệt. Lúc này, não bộ không thể kiểm soát được lượng acid dạ dày khiến dịch vị tiết ra nhiều và dẫn đến viêm trợt hang vị dạ dày.

Cách chữa viêm trợt hang vị dạ dày

Để điều trị viêm trợt hang vị dạ dày, người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc dân gian dưới đây. Với phương pháp này, triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ được kiểm soát và hoàn toàn lành tính, không gây bất cứ tác dụng phụ nào:

  • Gừng tươi: Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi hãm cùng 1 lít nước sôi rồi uống hết trong ngày.
  • Nghệ vàng: Sử dụng 1 thìa bột nghề hòa cùng nửa thìa mật ong rồi trộn đều cùng nước. Mỗi ngày, người bệnh uống 2-3 lần sau ăn cho đến khi triệu chứng cải thiện.
  • Vỏ bưởi: Người bệnh chuẩn bị 30g vỏ bưởi đã rửa sạch, phơi khô rồi cho vào nồi đun cùng 1 lít nước. Bài thuốc được uống hết trong ngày và kiên trì trong 3 tuần hoặc cho đến khi khỏi bệnh.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm trợt hang vị dạ dày. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn chủ động điều trị và phòng tránh bệnh lý gây đau dạ dày này thật tốt. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh.

Theo Y sĩ  Nguyễn Xuân Vinh


Các tin khác

  • Máy lọc nước ion kiềm loại nào tốt nhất hiện nay? TOP 9 gợi ý
  • Các loại niềng răng trong suốt và những lưu ý cần biết
  • Quy trình trồng răng sứ thế nào là chuẩn và an toàn nhất?
  • Niềng răng tại nhà có hiệu quả không? Cảnh báo nguy hiểm
  • Thuốc Tăng Cường Sinh Lý Nam Tốt Hiện Nay Cho Các Quý Ông
  • Thuốc Chống Xuất Tinh Sớm Tốt Hiện Nay Được “Mày Râu” Tin Dùng
  • Thuốc Bổ Thận Tráng Dương Tăng Cường Sinh Lực Nam Tốt Hiện Nay
  • 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19
  • Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi tiêm vắc xin COVID – 19
  • Người bị gai cột sống nên ăn gì và kiêng ăn những đồ ăn, thực phẩm gì?
  • Viêm sung huyết hang vị do đâu?

    Dạ dày được chia làm 5 phần chính, đó là tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và tận cùng là môn vị. Dạ dày có bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị.

    Viêm hang vị sung huyết có thể do dùng một số thuốc có tác động xấu vào niêm mạc dạ dày như corticoid  [prednisolon, dexamethason…], hoặc thuốc giảm đau [aspirin], hay thuốc giảm đau không steroid [mobic, meloxicam, diclophenac…]. Đa số viêm sung huyết hang vị là do vi khuẩn Helicobacter pylori [HP]. Ngoài ra, viêm sung huyết hang vị còn có thể do dùng rượu, bia quá nhiều, nhất là uống vào lúc đói. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác liên quan đến viêm hang vị sung huyết là lạm dụng các chất kích thích [cà phê, thuốc lá] hoặc gia vị [ớt, hạt tiêu, mù tạt…] hoặc căng thẳng thần kinh, bị stress liên tục, mất ngủ triền miên…

    Biểu hiện của viêm sung huyết hang vị

    Biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào ở vùng trên rốn, sát với xương ức [vùng thượng vị] kèm theo đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Đau có thể âm ỉ nhưng đa số đau nhiều, khó chịu, nhất là về đêm.  Đau có thể lan lên ngực, vai, sau lưng, thắt lưng. Đau xuất hiện hoặc tăng lên khi thay đổi thời tiết, nhất là áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc tràn về. Lúc no đau nhiều hơn lúc đói do thức ăn và dịch vị nhiều tác động vào niêm mạc hang vị.

    Viêm sung huyết hang vị, nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm hoặc điều trị không đúng phác đồ có thể dẫn đến loét, thủng và nguy hiểm hơn là ung thư hang vị. Viêm sung huyết hang vị tuy đau nhiều nhưng ít gây chảy máu hơn so với viêm, loét hành tá tràng.

    Để chẩn đoán viêm hang vị sung huyết có thể chụp Xquang có thuốc cản quang nhưng tốt hơn là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có nhiều ưu điểm, thấy được vị trí, tình trạng sung huyết của niêm mạc hang vị và ưu điểm hơn nữa, khi nghi ngờ có thể bấm sinh thiết để xét nghiệm tế bào xác định tế bào lạ, xác định vi khuẩn Helicobacter pylori bằng nhuộm gram, test ureaza hoặc bằng phản ứng sinh học phân tử [PCR].

    Nguyên tắc điều trị

    Để điều trị có hiệu quả, trước hết, người bệnh cần được khám bệnh một cách đầy đủ để xác định nguyên nhân [do dùng thuốc hay do chế độ ăn uống, do chế độ sinh hoạt hay do vi khuẩn HP…]. Trên cơ sở đó sẽ có hướng điều trị tốt nhất. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc người nhà khi không có chuyên môn về y học. Cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ khám bệnh cho mình, uống đúng liều lượng không tự động thêm hoặc bớt thuốc, không ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Người bệnh nên biết, điều trị viêm sung huyết hang vị dạ dày cần kiên trì, không nóng vội và không quá lo lắng về bệnh tật của mình. Bởi vì điều trị viêm sung huyết hang vị không phải trong ngày một, ngày hai mà phải có thời gian nhất định, nếu người bệnh quá lo lắng, bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm. Trong trường hợp xác định có vi khuẩn HP, việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn là hết sức cần thiết.  Ngoài việc sử dụng kháng sinh [nếu có vi khuẩn HP], cần có các loại thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc chống tiết dịch vị, thuốc giảm đau và thuốc an thần. Người bệnh cần dùng thuốc một cách nghiêm túc. Khi cơn đau xuất hiện, nên ăn một ít bánh mỳ, bánh ngọt [có khả năng hút dịch vị để tống xuống ruột làm giảm sự kích thích của chúng] hay uống một ly sữa nhỏ sẽ tạm thời làm giảm cơn đau hoặc chườm nóng. Người bệnh cần được nghỉ ngơi thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền, mỗi ngày nên được ngủ ít nhất từ 7 - 8 giờ.

    Phòng bệnh như thế nào?

    Để phòng bệnh viêm sung huyết hang vị, cần có chế độ ăn uống hợp lý [không ăn nhanh, không ăn vội vàng, phải ăn chậm, nhai kỹ, không nên cho canh vào cơm…]. Cần ăn thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, không ăn, uống quá no, sau khi ăn uống xong không nên lao động, vận động ngay. Hạn chế ăn chua cay [dấm, ớt, mù tạt, hạt tiêu…]. Không uống rượu, bia, nước ngọt có hơi [gas] khi đói. Tốt nhất là không hút thuốc, không nên uống quá nhiều cà phê, trà đặc. Nếu có bệnh, cần dùng thuốc phải tuân theo lời dặn của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có hại cho dạ dày [aspirin, corticoid…]. Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày, đi bộ, giao lưu với bạn bè, nếu có điều kiện nên tham gia các môn thể thao như bơi, chơi cờ, cầu lông…


    Video liên quan

    Chủ Đề