Phong cách sống của người miền Nam

PHONG CÁCH SỐNGBài sưu tầm

Văn hoá ứng xử người Bắc nên biết khi chuyển vào sống ở miền Nam, các mẹ thấy có đúng không ạ? Thời gian gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những ý kiến than phiền liên quan tới văn hoá ứng xử của người miền Bắc. Là một người miền Nam, mình xin phép được soạn ra một cẩm nang nhỏ để người miền Bắc có thể tham khảo và có lối ứng xử phù hợp hơn, giúp người miền Nam giảm bớt ác cảm đối với người miền Bắc. [dĩ nhiên đây chỉ là khuyến nghị, nếu các bạn cảm thấy khó làm quá thì có thể chọn phương án không vào miền Nam]. – Bạn không nên xưng ông mày, bố mày với bất cứ ai, kể cả với người miền Bắc ở miền Nam giống như bạn, kiểu xưng hô đó không gây được thiện cảm với người miền Nam. – Khi gặp ai đó, nếu chưa chắc chắn họ nhỏ tuổi hơn bạn, nên gọi bằng anh hoặc chị, nếu đối phương cũng gọi lại bạn bằng anh/chị, đó là lịch sự, xã giao kiểu miền Nam, bạn nên xưng hô lại bằng anh/chị tiếp, đừng thấy người khác gọi mình bằng anh mà gọi ngay họ là em, đó là phép lịch sự ở miền Nam. – Nếu bạn là nam, gặp nam giới nhỏ tuổi hơn, gọi là “em” sẽ tạo được thiện cảm hơn kêu bằng “chú”, người miền Nam không thích kiểu “anh nói cho chú mày biết nhé!”. – Bạn nên tập cảm ơn và xin lỗi theo phản xạ, điều đó không làm cho vị thế của bạn thấp xuống, nó chỉ giúp bạn lịch sự và văn minh hơn. – Bạn nên tôn trọng người làm dịch vụ, sẽ rất nực cười nếu ở quê nhà, các bạn được phục vụ kém, vào miền Nam được phục vụ tốt hơn và bạn nhân cơ hội đó bắt chẹt người phục vụ để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân hay vì lý do gì khác. – Người miền Nam không phân biệt nghề nghiệp, sang hèn, người thợ cơ khí hay nhân viên văn phòng cũng đều bình đẳng như nhau. Nếu bạn vào đây với tâm thế khinh thường người miền Nam, bạn sẽ chỉ có thể sống trong phạm vi họ hàng, bạn bè của bạn, chứ rất khó tận hưởng được hết vẻ đẹp, tinh thần của Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung. – Đi ngoài đường, khi thấy ai chưa đá chống xe, nếu được, bạn nên nhắc nhở họ, đó là văn hoá miền Nam. – Đi đường gặp người té xe, nếu thuận tiện, bạn nên dừng xe, khoá lại và giúp đỡ người bị nạn, nếu không có ai giúp, người đó sẽ không được ai giúp, người giúp đó có thể là bạn, giúp cho đời một chút sẽ khiến bạn thêm nhẹ nhàng vì đã làm được một điều tốt. – Bạn nên nói chuyện vừa đủ nghe, việc ăn to nói lớn, oang oang như ở quê nhà sẽ không tạo được thiện cảm, đặc biệt là ở nơi công cộng, không phải ai cũng có nhu cầu nghe về các dự án mấy ngàn cây vàng, mấy trăm tỷ của bạn. -Nếu được, nên học các từ vựng của miền Nam, như nón thay cho mũ, dư thay cho thừa, muỗng thay cho thìa, không nên gọi ngôi ba số nhiều là bọn này bọn kia, người miền Nam cũng không mấy thiện cảm về cái đó. – Đừng đội nón cối, biểu tượng này không gây ấn tượng gì đặc biệt ngoài sự chê cười mà người miền Nam dành cho bạn. – Khi tới nhà bạn bè người miền Nam chơi, nếu được mời ăn cơm, bạn hãy ăn uống một cách tự nhiên, người miền Nam mời ăn cơm là mời thật chứ không phải mời lơi. – Ở ngã tư, bạn nhớ dừng đèn đỏ, ra đường nhớ đội nón bảo hiểm đầy đủ, ở đây người chạy xe đầu trần bị coi như sinh vật lạ chứ không phải như ở Hà Nội, tất nhiên nếu bố bạn hoặc chú bác của bạn có phạm vi ảnh hưởng đến miền Nam thì bạn có thể bỏ qua điều này. – Khi làm bất cứ điều gì phạm pháp, hãy nghĩ tới gia đình bạn, quê hương bạn, và vùng đất Bắc Kỳ của bạn. Người Hàn Quốc cũng đã phải chế tài các địa phương miền Bắc với danh sách rất chi tiết nên bạn cần phải thận trọng với những gì mình làm. – Hãy thân thiện, cởi mở, thành thật với người xung quanh, nếu cảm thấy không an toàn với chính người Bắc, bạn hãy chơi với người Nam và tập sống cho giống họ. – Sài Gòn là đất tứ xứ, cư dân phức tạp, đừng thấy cướp giật ở Sài Gòn rồi so sánh nó với nét yên bình ở quê của bạn, nếu Sài Gòn cũng yên bình thì nó có phải là nơi lý tưởng để kiếm sống, khiến biết bao nhiêu người đã đổ về đây học hành rồi ở lại? – Hãy coi người miền Nam ngang hàng, bình đẳng với bạn, các bạn không phải là tổ tiên của người miền Nam, tổ tiên người miền Nam đã từng sống gần với tổ tiên của các bạn nhưng vì hoàn cảnh họ đã vào miền Trung rồi sau đó con cháu họ mới vào miền Nam, kết hợp với người Khmer và người Hoa Minh Hương để tạo ra người miền Nam. Nếu tổ tiên của các bạn cũng đi theo tổ tiên của tôi thì bây giờ các bạn đã ở đâu đó Đồng Tháp, Cà Mau, Tiền Giang hay Sài Gòn chứ không phải là một công dân mới của thành phố lớn nhất nước. – Khi bạn tranh cãi một vấn đề gì đó, cần hiểu lý lẽ và có điểm dừng, tật xấu nhất của các bạn là khi tranh cãi thì muốn thắng cho bằng được, bất chấp lý lẽ, nhiều khi sẵn sàng bịa chuyện, nói dối để đạt được mục đích. – Cảm ơn là đủ, không cần thiết phải “cho em/anh/chị/bác xin” sau khi nhận được một cái gì từ ai đó, bớt khách sáo sẽ thoải mái hơn. Share hộ cái! Xem clip:

Mỗi vùng miền thì con người đều có tính cách khác nhau.Nó được hình thành bởi nhịp sống mỗi vùng miền. Do đó, người miền Bắc, miền Trung và miền Nam sẽ có những nét tính cách riêng theo mỗi vùng. Ở nước ta, người miền Nam có nhiều điểm tính cách khác người miền Bắc. Đây cũng là chủ đề được so sánh khá nhiều.

Miền Bắc là nơi bạn có thể lân la trà đá cả ngày, Sài Gòn thì lại khác vì họ không uống trà đá vỉa hè từ sáng đến đem. Ở Sài Gòn người ta lại thích uống cà phê. Người miền Bắc tính cách cẩn trọng, người miền Nam lại có lối sống vô cùng phóng khoáng. Có nhiều điểm tính cách của người dân Sài Gòn mà bạn cần tìm hiểu thêm thật kỹ. Hi vọng bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề này.

Người Sài Gòn rất thân thiện và niềm nở

Sài Gòn khiến biết bao người đến đây phải cảm động và ấm lòng bằng những điều giản dị vô cùng. Du lịch Sài Gòn, dù bạn hỏi thăm đường hay chuyện trò vài câu với bất kỳ ai, bạn đều nhận được câu trả lời ngọt ngào và thân thiện đến lạ. Ở đây, thì vì xưng cháu, người ta tự xưng bằng dì, bằng ngoại, bằng con thân thiết như người trong gia đình.

Nghe giọng Sài Gòn là biết liền

Chất giọng Sài Gòn có như hiện nay là do pha trộn âm điệu giữa ba miền Bắc Trung Nam mà ra. Với giọng nền là giọng Nam bộ, cứng rắn, mạnh mẽ pha chút đỏng đảnh tạo thành chất giọng đặc trưng không lẫn đi đâu được. Người Sài Gòn có cách phát âm sai vài từ âm cuối. Những cặp từ “nhạc và nhạt”, “gòn và goòng”, “ít và ích”, hay phụ âm đầu “v và z”… nghe như đồng âm. Họ cũng hay phát âm nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu ngã. Nhưng theo thời gian, quá trình này ngày càng giảm dần, và du lịch Sài Gòn giá rẻ bạn sẽ dễ dàng lắng nghe chất giọng đặc biệt của người Sài Gòn.

Họ không chú trọng nhiều vào chuyện ăn uống: chỉ cần no là được

Họ rất dễ dãi chuyện ăn uống, miễn sao được ăn no và đầy đủ chất. Họ không cần trang trí cầu kỳ. Nhưng riêng chọn nhà hàng đãi bạn, người thân thì người Sài Gòn tỏ ra rất sành điệu, mặc dù có thể không giàu có lắm. Mọi người đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp đều rất sành sỏi chọn nhà hàng. Họ chọn đồ ăn thức uống rất kỹ, dựa trên túi tiền của mình để thiết đãi mọi người. Một nét tính cách cũng rất dễ sống phải không?

Sống thực tế là tính cách đặc trưng của người miền Nam

Họ sống đúng con người mình với khả năng cho phép của mình, không giả tạo, không đua đòi. Nhìn một người Sài Gòn, bạn sẽ khó có thể đoán được, người đó giàu hay nghèo; là trí thức hay kinh doanh; đang đi chơi hay đi làm… Người giàu có thể ngồi ăn trong một cửa tiệm không lấy gì sang trọng và người nghèo cũng tương tự cũng có thể ghé nhà hàng hạng sang để thưởng thức một bữa ăn thịnh soạn.

Họ sẵn sàng giúp đỡ mọi người mọi lúc mọi nơi

Lang thang du lịch Sài Gòn, nếu gặp bất cứ khó khăn bạn đừng ngần ngại nhờ người Sài Gòn. Họ chưa bao giờ nói không với người dưng, và từ chối giúp đỡ người khác. Không biết đã bao lần, những người từ xa xứ tới đây đều được người Sài Gòn giúp đỡ tận tình bất kể quen hay lạ. Và nếu có trót đi lạc đường, cũng không sao. Vì khi bạn hỏi đường, người dân nếu biết sẽ chỉ rất tận tình. Thậm chí nhiều người còn tốt bụng dắt đến tận nơi mà không cần một câu cảm ơn. Có lẽ vì thế mà người phương Tây cũng thích du lịch Sài Gòn đến vậy.

Chấp hành tốt luật giao thông là điều cơ bản

Người trẻ Sài Gòn luôn học cách tiếp thu các thói quen văn minh và văn hóa lịch sự nhanh chóng. Dường như khí chất đàng hoàng đã ngấm vào mỗi người dân nơi đây. Cùng là dân tứ xứ, đủ mọi tầng lớp, mọi thành phần, nhưng trái với người Hà Nội chờ đèn đỏ người cao người thấp, người Sài thành cứ thế đứng thẳng đều tăm tắp như có ai hướng dẫn vậy. Đó thực sự là nét tính cách rất đẹp và rất đáng học hỏi. Nếu người miền Bắc cũng chấp hành kỷ luật thì thật tốt biết bao.

Người miền Nam có thói quen uống cà phê muộn

Buổi tối, người Hà Nội chỉ muốn về nhà, quây quần bên người thân. Thế nhưng, gười Sài Gòn ngược lại. Họ thích lao ra đường lúc 9 giờ tối. Họ thích tìm những khoảng khắc thư giãn bên những quán cà phê hoạt động xuyên đêm. Và nhấm nháp ly cà phê ấm nóng/ mát lạnh và tận hưởng một Sài Gòn sôi động, hiện đại thế nào. Đó là lối sống rất khác biệt của người dân thành phố mang tên Bác.

Hoài niệm là một nét tính cách của người dân nơi đây

Sài Gòn được biết đến là thành phố không ngủ về đêm, sôi động và hiện đại là thế. Nhưng trong thâm tâm của người Sài Gòn đều chất chứa những nỗi niềm về thời quá khứ xưa cũ. Họ hay hoài niệm về những giây phút của những năm tháng thơ ấu. Vì vậy, nếu có bắt gặp nhóm bạn hay nhóm người nào đang túm tụm kể chuyện ngày trước, chính là lúc họ đang hồi tưởng về quá khứ của mình. Nếu có dịp vào đây thì bạn cũng sẽ được nghe dăm ba câu chuyện xưa của người Sài Gòn hoài niệm.

Thoải mái trong cách ăn mặc với quần jeans và áo pull

Họ không quan tâm đến trang phục, trừ vào những dịp đặc biệt. Ra đường, người Sài Gòn chỉ thích ăn vận thoải mái, đi giày dép tùy tiện, miễn sao không lôi thôi. Dù ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính, người Sài Gòn không quan tâm người ngoài nhìn vào và nghĩ gì. Nhiều người còn không thích ăn mặc giống người khác. Họ đặc biệt thích mặc quần jeans và áo pull, kể cả trong tiệc cưới mà không mảy may lo sợ bản thân bị đánh giá.

Người Sài Gòn trẻ tuổi thường thích lui tới phố Tây sau giờ tan làm, nhiều khi chỉ để uống một chai bia mát lạnh, hay chỉ muốn tìm một nơi hàn huyên, chuyện trò với bạn bè. Họ thích sự gắn kết không khoảng cách của những quán bia bệt [ngồi ghế thấp hoặc ngồi bệt dưới dất]. Đặt tour du lịch Sài Gòn sẽ thấy tính cách người Sài Gòn đặc trưng là nói chuyện không phân đẳng cấp, chỉ có chuyện thích và không thích.

Kết luận

Với nhiều người, được sống ở Sài Gòn là một ước mơ, là một niềm khao khát cháy bỏng. Còn với những ai may mắn, được sinh ra và lớn lên ở phố phường hoa lệ này, đó lại là một lòng tự hào không thể kể xiết. Họ thấm nhuần nếp nghĩ, lối sống, văn hóa phố phường đặc trưng. Họ cảm nhận Sài Gòn qua góc nhìn của một người đã từng sinh ra và lớn lên. Cuối cùng mang trong mình sự thân thiện, sẻ chia, tràn đầy lòng nhân ái.

Chính những điều trên đã dần hình thành nên tính cách đặc trưng của người Sài thành. Đó là thân thiện, nhiệt tình, vui vẻ, phóng khoáng và có nét gì đó ngang tàng, ngạo nghễ. Bạn hãy tìm kiếm cơ hội du lịch Sài Gòn để tìm hiểu kỹ hơn tính cách người dân nơi đây nhé.

Nguồn: Dulichvtv.com

Video liên quan

Chủ Đề