Phù lê diệt mạc là gì năm 2024

Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc",

Đề bài

Nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 107 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

- Bước sang thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

- Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

\=> Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.

Loigiaihay.com

  • Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì? Từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI.

Từ năm 1511, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi trong nước : khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

BP - Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhà Mạc được bắt đầu khi Mạc Đăng Dung lên ngôi. Sau khi dẹp yên các bè phái trong cung đình, Mạc Đăng Dung đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi vào tháng 6-1527; và triều nhà Mạc chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi (tại vị chỉ 2 tháng) và bị quân đội Lê - Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592. Tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều Mạc gần 66 năm. Về sau, hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ Trung hưng đến tận năm 1677, tại khu vực Cao Bằng. Vào tháng 2 năm Giáp Tý (1564), vua Tuyên Tông Mạc Phúc Nguyên băng hà, thái tử Mạc Mậu Hợp lên nối ngôi. Các hoàng thân Khiêm vương Kính Điển, Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng phụ chính, Ninh vương vẫn giữ chức cũ, hết lòng lo liệu công việc trấn giữ phên dậu.

Đến tháng 10 năm Canh Thìn (1580), Khiêm Đại vương bị bệnh qua đời, một mình Ứng vương Mạc Đôn Nhượng phụ chính, giữ chức Trung doanh tổng sứ. Thế nhưng Ứng vương không đủ sức gánh vác việc lớn quốc gia. Trong khi đó, thế lực của nhà Lê Trung hưng ngày một mạnh mà triều thần nhà Mạc lúc ấy lại bị chia rẽ, vua ít tuổi ham chơi nên chính sự ngày càng đổ nát.Tháng chạp năm Nhâm Thìn (1592), vua Mạc Mậu Hợp bị bắt rồi bị hại. Sau đó, Đường An vương Mạc Kính Chỉ, Đôn Hậu vương Mạc Kính Cung đã cố gắng khôi phục cơ nghiệp, nhưng thời vận không còn, lòng người ly tán nên lần lượt đều thất bại và tan rã.

Phù lê diệt mạc là gì năm 2024

Lúc vua Hồng Ninh (Mạc Mậu Hợp) bị hại, Ninh vương vẫn kiên thủ Hải Đông. Đến năm Quý Tỵ (1593), sau khi đánh chiếm được Thăng Long, Dương Kinh, Tuyên Quang, Kinh Bắc... quân Lê - Trịnh chia đường tiến đánh Hải Đông, Ninh vương chỉ huy quân trong trấn chống cự, đồn Như Cương bị đánh tan, quân nhà Mạc chạy vào hang núi Cốt Mìn. Quân Lê - Trịnh gọi hàng không được đã đốt lửa hun khói vào hang làm cho các tướng sĩ và gia nhân chết ngạt.

Thủy quân của nhà Mạc thấy vậy bèn phân tán rút ra các đảo, Ninh vương cùng 2 thân vương khác chỉ huy một cánh quân rút về căn cứ ở Thủy Đường. Quân Lê - Trịnh truy đuổi, ba quân tướng sĩ cùng liều mình quyết chiến, đến xã Thiểm Khê thì đều bị trọng thương. Khi ấy, quân Lê - Trịnh lại tiếp tục truy kích và cả ba vương đã tử trận. Con cả Ninh vương là Mạc Thuần Trực cùng tôn thất Mạc Huệ Khánh cố thủ thành Dền được 5 tháng, sau hết lương thảo phải mở đường rút chạy.

Mạc Huệ Khánh cùng con cháu chạy thoát về vùng giáp sơn, giấu họ đổi tên lập ra làng Mai Sơn, nay thuộc khu chùa Trại Sơn, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.

Khi ba vương tuẫn tiết, an táng tại cánh đồng làng Thiểm Khê, phần mộ ba vương dân trong vùng gọi là mả Ba vua - Nghè Đồng dưới, do người dân trong vùng lập nghè thờ ba vị. Về sau, phu nhân của Ninh vương là Đoàn Thị Từ Linh chuyển hài cốt của Ninh vương và 2 con trai là Thuần Trực ở thành Dền về táng tại Đống Án, phường Câu Tử, huyện Thủy Đường.

Gia phả họ Mạc ở Câu Tử chỉ chép 1 phu nhân của Ninh vương là Đoàn Thị Từ Linh, người phường Hùng Khê, nay thuộc xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên. Phu nhân sinh được 3 con trai là Mạc Thuần Trực, Mạc Đạo Trai và Mạc Tảo An. Mạc Thuần Trực được lập tước và đã tử trận khi thành Dền bị thất thủ năm Quý Tỵ (1593). Mạc Đạo Trai là tướng võ, năm Quý Dậu (1573), theo Khâm vương hành quân vào Thanh Hóa, bị bắt ở lũy Phúc Bồi, Trịnh Tùng mến tài gả con gái Trịnh Thị Nhâm cho.

10 năm sống ở Thanh Hóa đến khi họ Trịnh muốn lợi dụng ông chống lại dòng họ mình, Mạc Đạo Trai đã tự sát. Bà Trịnh Thị Nhâm vô cùng thương cảm, xin Trịnh Tùng nhận Mạc Hữu Đạo, con Mạc Thuần Trực về nuôi dạy thành tài. Lớn lên thi đỗ làm quan tới chức Thượng xá hầu triều Lê - Trịnh. Được một thời gian, ông xin từ quan để phụng dưỡng mẹ già Trịnh Thị Nhâm cho tròn đạo hiếu.

Lời bàn:

Theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, khi Mạc Đăng Dung giết vua Lê Cung Hoàng để cướp ngôi, nhiều quan lại đã tử tiết để phản đối việc làm đại nghịch bất đạo của Mạc Đăng Dung, từ đó thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh “phù Lê diệt Mạc”. Bấy giờ triều thần có người thì nhổ vào mặt hoặc lấy nghiên mực ném vào mặt Mạc Đăng Dung, chửi mắng và đều bị Mạc Đăng Dung giết đi. Có người thì khởi binh phù Lê thất bại và bị giết, có người nhảy xuống sông mà chết, lại có người quay đầu về Lam Sơn bái lạy rồi tự tử.

Người xưa có câu rằng: Danh không chính thì ngôn không thuận. Một khi ngôn đã không thuận thì lời nói gió bay, chẳng một ai nghe. Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Mạc. Bởi khi ấy, lòng người vẫn còn hướng về nhà Lê, nên dưới con mắt của người dân và triều thần thì nhà Mạc chỉ là những kẻ phản nghịch. Và một khi đã không có được lòng dân thì chắc chắn sẽ không có được bất cứ thứ gì ngoài sự thất bại. Vì thế, những người trung thành với nhà Mạc đã phải trả giá bằng cái chết bi thảm của chính mình.

Mạc Đăng Dung giết ai?

Theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, khi Mạc Đăng Dung giết vua Lê Cung Hoàng để cướp ngôi, nhiều quan lại đã tử tiết để phản đối việc làm đại nghịch bất đạo của Mạc Đăng Dung, từ đó thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh “phù Lê diệt Mạc”.

Trịnh Kiểm giết ai?

Trịnh Kiểm, con rể ông được vua Lê phong làm Lượng quốc công, thay Nguyễn Kim nắm giữ binh quyền. Từ đây, Trịnh Kiểm bắt đầu thực hiện ý đồ tước bỏ dần thế lực của họ Nguyễn để tập trung quyền hành vào tay họ Trịnh. Trịnh Kiểm giết con trai cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông.

Ai lấy danh nghĩa phù Lê diệt Mạc?

Sở dĩ Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” là do nguyên nhân sau: - Thời phong kiến, kẻ giết vua, lật đổ ngôi vua được coi là phản tặc, bao gồm cả trường hợp chế độ đó đã suy yếu.

Ai lật đổ nhà Mạc?

Nhà Mạc (chữ Hán: 莫朝 / Mạc triều) là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng ...