Phương pháp làm chín thực phẩm bằng chiên trong chất béo

Chiên [rán]Là làm chínthựcGợiý phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều đun với lửavừa. Trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩmMón chiên thì được làm chín trong môi trường như thế nào? Lửa dùng đểchiên như thế nào và trong thời gian bao lâu? •RangLà phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng rất ít chất béo,đảo đểutrong chảo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong •XàoLà làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợpgiữa thực phẩm thực vật và động vật đun lửa to trong thời gianngắn Rán [Chiên]RangXàoLàm chín thực phẩm trong 1Là đảo đều thực phẩm trongLà đảo qua đảo lại thực phẩmlượng chất béo khá nhiềuchảo với một lượng ít chất béotrong chảo với lương chất béođun lửa vừa, trong khoảnghoặc không có chất béo, lửavừa phải, đun lửa to trong thờithời gian đủ làm chín thựcvừa đủ để thực phẩm chín từgian ngắn.phẩmngoài vào trongVD: Rau muống xàoVD: Chả giò chiênVD: Rang đậu phộng PHƯƠNG PHÁP LÀM CHÍN THỰC PHẨMCÓ SỬ DỤNG NHIỆTPhương pháp làmPhương pháp làm chínPhương pháp làm chínPhương pháp làmchín thực phẩm trongthực phẩm bằng hơithực phẩm bằng sứcchín thực phẩm trongmôi trường nướcnướcnóng trực tiếp của lửachất béoNẤULUỘCKHOHẤPNƯỚNGCHIÊNRANGXÀO •••Về nhàHọc bài 18: Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệtNhững món ăn được thực hiện bởi phương pháp chế biến thựcphẩm không sử dụng nhiệt?•Thế nào là muối chua?

Phương pháp chế biến món ăn bằng đun trong chất béo là việc sử dụng dầu, mỡ ở nhiệt độ thích hợp để làm chín nguyên liệu thực phẩm. Để làm chín nguyên liệu bằng chất béo trước tiên đun chất béo đến nhiệt độ cần thiết, bỏ nguyên liệu vào, tiếp tục đun cho tới khi nguyên liệu tạo được lớp vỏ bên ngoài và chín tới yêu cầu cần thiết.

Nguyên liệu để làm chín bằng chất béo thường chọn loại non, béo hoặc phần mềm ít gân xơ. Để tạo điều kiện dễ chín và chín đều, nguyên liệu thường có dạng làm mỏng hay dàn mỏng hoặc thái khoanh, miếng cắt đều nhau.

Lượng chất béo sử dụng phụ thuộc vào phương pháp chế biến cụ thể từ 5-10 % [rán không ngập mỡ] cho đến gấp 3-4 lần nguyên liệu [rán ngập mỡ].

Nhiệt độ của chất béo trong quá trình chế biến duy trì các mức độ khác nhau từ 140-190oC tùy thuộc vào loại chất béo [bơ 110oC, dầu 160oC, mỡ 190oC] và vào việc cấp nhiệt [cấp nhiệt càng nhiều thì nhiệt độ càng cao].

Rán ngập mỡ là phương pháp chế biến món ăn bằng dầu, mỡ. Nguyên liệu ngập hoàn toàn trong dầu, mỡ. Đun nóng dầu, mỡ, bỏ nguyên liệu ngập trong dầu, mỡ rán cho tới khi nguyên liệu tạo được lớp vỏ và độ chín đạt yêu cầu, vớt ra. Mỗi lần rán xong hay trong dầu, mỡ có nhiều tạp chất phải lọc kỹ tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Các nguyên liệu không có mùi vị đặc biệt rán trước.

  • Nguyên liệu để rán tương đối đa dạng. Nguyên liệu động vật như gia súc, gia cầm, cá. Nguyên liệu thực vật như các loại củ giàu tinh bột, quả… Nguyên liệu bao gói như nem, bọc bột. Sơ chế nguyên liệu thái miếng mỏng vừa cho dễ chín, cắt thái kích thước đồng đều. Những nguyên liệu có bao gói như nem phải có biện pháp chống bung nhân ra môi trường. Những nguyên liệu bao bột cần phải dính chắc vào nguyên liệu.
  • Lượng chất béo dùng để rán nhiều gấp 3-4 lần khối lượng nguyên liệu một lần rán. Tỷ lệ dầu mỡ nhiều đảm bảo nhiệt độ ổn định khi cho nguyên liệu vào rán, khi dầu, mỡ nóng già thì mới nên cho nguyên liệu vào.
  • Nhiệt độ khi rán phụ thuộc vào loại chất béo [dầu nhiệt độ tối đa là 160oC độ còn mỡ khoảng 190oC] và cấp nhiệt cho phù hợp với từng loại sản phẩm. Không nên cấp nhiệt nhiều quá dễ làm cháy nguyên liệu và oxy hóa chất béo.
  • Thời gian rán phụ thuộc vào kích thước của nguyên liệu và nhiệt độ của chất béo. Nếu nguyên liệu cùng loại, cùng kích thước thì rán ngập mỡ thời gian chín nhanh hơn rán không ngập mỡ.
  • Sản phẩm của rán ngập mỡ có lớp vỏ vàng đều đẹp, mùi thơm đặc trưng.

Rán không ngập mỡ là phương pháp chế biến món ăn bằng chất béo mà khi rán nguyên liệu chỉ ngập một phần trong chất béo. Cho dầu, mỡ vào dụng cụ, khoảng 10-15% lượng nguyên liệu. Đun dầu, mỡ nóng già, đặt lần lượt từng miếng nguyên liệu vào khắp mặt của dụng cụ lật trở các mặt nguyên liệu cho tiếp xúc đều với đáy dụng cụ tới khi nguyên liệu chín đạt yêu cầu chế biến. Dụng cụ sử dụng để rán phải sạch sẽ, phẳng mặt để dễ dàng tiếp xúc với bề mặt nguyên liệu. Đối với dụng cụ rán bằng lập là chống dính, không được sử dụng vật cứng để lật trở nguyên liệu hay đánh rửa, luôn bảo vệ tốt bề mặt chảo. Nguyên liệu đem rán cần có các mặt phẳng để dễ rán, cần cắt thái đồng đều để có thể rán từng mẻ nguyên liệu. Trong quá trình rán luôn luôn lọc bỏ các vẩn, tạp chất trong dầu, mỡ tránh làm cháy, khét làm giảm chất lượng của nguyên liệu.

  • Nguyên liệu rán bằng phương pháp này thường cắt lát nhỏ hoặc dàn mỏng với mục đích nhanh chín và chín đều.
  • Nhiệt độ và thời gian khi rán phụ thuộc vào loại chất béo, kích thước nguyên liệu và giai đoạn rán.
  • Sản phẩm rán không ngập mỡ có lớp vỏ màu vàng rơm đến vàng nâu nhưng màu không đều khắp do bề mặt nguyên liệu không tiếp xúc đều được với chất béo hay bề mặt dụng cụ. Độ giòn cũng không bằng rán ngập mỡ.

Đun mỡ nóng già, cho nguyên liệu đã được sơ chế vào quay tạo màu đều, cho các gia vị thơm, nước dùng đun nhỏ lửa tới khi nguyên liệu chín mềm, ngấm đều gia vị. Dụng cụ dùng để quay có thể dùng chảo gang hay lập là để quay ban đầu, giai đoạn sau bắt buộc phải dùng nồi gang và phải có vung đậy kín.

  • Nguyên liệu là thịt gia súc pha miếng to, gia cầm để nguyên, bên trong ướp gia vị để ngấm, bên ngoài bôi gia vị tạo màu [mật ong, mạch nha, đường, hoặc có thể kết hợp với bột đao, dấm…].
  • Lượng chất béo để quay không cần nhiều, thường ít hơn rán ngập mỡ và nhiều hơn rán không ngập mỡ. Lượng nước vừa phải để không làm giảm độ ngọt của nguyên liệu.
  • Nhiệt độ khi đun qua 2 giai đoạn: giai đoạn đầu nhiệt độ môi trường là nhiệt độ của chất béo phụ thuộc vào loại chất béo, giai đoạn sau là nhiệt độ của nước dùng và gia vị.
  • Thời gian làm chín nguyên liệu tương đối lâu do nguyên liệu phải làm chín 2 lần, kích thước của nguyên liệu thường lớn và yêu cầu nguyên liệu phải đạt độ chín mềm.
  • Sản phẩm quay bằng nồi gang có màu cánh gián, mềm nhừ nhưng không nhũn nát, có thể có ít nước dư, thịt ngọt đậm, thủy phần cao hơn rán không ngập mỡ.

Đun mỡ nóng già, cho nguyên liệu đã ướp gia vị vào quay đến khi nguyên liệu tạo màu vàng đều và chín đạt yêu cầu. Khi quay tránh để nguyên liệu tiếp xúc nhiều với bề mặt dụng cụ, nên dùng dụng cụ đỡ để nguyên liệu không sát vào dụng cụ rán.

  • Nguyên liệu chọn loại non và béo thường là gia cầm, chim. Nguyên liệu trước khi quay là thịt sống hay đã luộc chín, được ướp gia vị và bên ngoài bôi gia vị tạo màu [mật ong, mạch nha, đường, hoặc có thể kết hợp với bột đao, dấm…]. Nguyên liệu khi quay là sống cần được ướp kỹ gia vị, thời gian quay phải lâu, chú ý nhiều đến nhiệt để đảm bảo nguyên liệu vừa tạo mầu vừa có độ chín cần thiết. Nguyên liệu khi quay đã luộc, trong nước luộc đã có gia vị mặn và gia vị thơm tạo cho sản phẩm có sẵn mùi, vị và độ chín cần thiết nên khi quay nhanh, chỉ cần tạo lớp vỏ là được.
  • Lượng chất béo sử dụng có thể nhiều hay ít, nếu ít phải trở lật liên tục cho nguyên liệu chín đều.
  • Nhiệt độ giai đoạn đầu tạo màu nhanh nên cần dầu, mỡ nóng già, giai đoạn sau giảm nhiệt để nguyên liệu có thể chín sâu vào trong.
  • Thời gian quay lâu hay nhanh phụ thuộc vào kích thước, loại nguyên liệu, vào trạng thái của nguyên liệu [nguyên liệu sống hay đã luộc qua] và phụ thuộc vào lượng chất béo khi quay.
  • Sản phẩm quay chảo gang bao giờ cũng có lớp vỏ vàng, giòn, độ chín đồng đều màu vàng nâu, đẹp, thịt chín tới, vị ngọt đậm, thủy phần thấp.

Cho dầu, mỡ vào dụng cụ sâu đáy, đun nóng già, đặt nguyên liệu lên dụng cụ đỡ [phải chắc chắn để đảm bảo an toàn]. Dùng muôi múc mỡ dội liên tục lên nguyên liệu cho tới khi sản phẩm chín đạt yêu cầu.

  • Nguyên liệu thường là gia cầm [chim chọn con non và béo] để nguyên con, mổ moi, không được làm rách da, được ướp gia vị [muối, tiêu, hành khô băm nhỏ…] vào trong bụng, bên ngoài bôi gia vị tạo màu trước khi quay.
  • Lượng chất béo để quay phải nhiều hơn rán không ngập mỡ. Nhiệt độ của mỡ luôn nóng già.
  • Thời gian quay lâu hơn so với quay trong nồi và chảo gang.
  • Sản phẩm quay dội mỡ màu sắc bóng, vàng đều chín tới, không khô xác.

Xào là phương pháp làm chín nguyên liệu bằng chất béo trong thời gian ngắn, sản phẩm ở trạng thái chín tới. Đun mỡ nóng già, phi thơm hành tỏi, cho nguyên liệu động vật vào xào trước [nếu có], xúc ra để riêng. Lần lượt cho các nguyên liệu phụ vào theo thứ tự lâu chín cho vào trước, chóng chín cho vào sau, đổ nguyên liệu động vật đã xào vào, nêm gia vị, đảo đều nhanh tay, cho nước bột đao [đối với xào có xốt] xúc ra rắc tiêu thêm rau gia vị trình bày ra đĩa.

  • Nguyên liệu xào sử dụng các phần mềm thịt gia súc, gia cầm, thịt cá to ít xương răm, các loại thủy sản khác như ốc, ba ba…; các loại rau, củ, quả non hoặc bánh tẻ. Các nguyên liệu cắt thái lát mỏng hay thái chỉ, hạt lựu… đồng đều nhau về kích thước và hình dạng.
  • Lượng chất béo sử dụng cần khoảng 10% so với nguyên liệu.
  • Nhiệt độ xào luôn luôn mạnh, to lửa để nguyên liệu không bị chảy nước, chín tới, tái. Thông thường nên dùng bếp ga công nghiệp.
  • Dụng cụ để xào nên dùng loại chảo sâu đáy, hạn chế dùng chảo bằng để xào tránh hiện tượng nước chích ly từ nguyên liệu lại ngấm trở lại nguyên liệu. Đối với chảo sâu đáy nước đọng ở đáy chảo không tiếp xúc nhiều với nguyên liệu.
  • Sản phẩm Đối với xào không có xốt phải ráo, thực phẩm chín mềm, giòn, không dai, không nát, nhũn, có mầu, mùi vị của nguyên liệu, đặc biệt có mùi thơm của nguyên liệu chín ở nhiệt độ cao [sém cạnh]. Đối với xào có xốt yêu cầu xốt đủ bám một lượng nhỏ vào nguyên liệu, không đặc, không loãng, có độ bóng.

Nguồn: //vansu.vn/?part=dinhduong&opt=phuongphapchebien&mainmenu=kienthuc

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề