Phương trình đốt than tạo khí CO

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Carbon monoxide, công thức hóa học là CO, là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của carbon và các hợp chất chứa carbon.

Carbon monoxide

Cấu trúc phân tử của carbon monoxide

Tổng quanDanh pháp IUPACCacbon monOxideTên kháccarbon oxide
oxide carbon
khí thanPhân tử gam28,01 g/molBiểu hiệnChất khí không màu,
không mùiSố CAS[630-08-0]Thuộc tínhTỷ trọng và pha1,145 kg/m³ ở 298 K
1,25 kg/m³ ở 273 K
8 kg/cm 3 [rắn]Độ hòa tan trong nước26 g/m³ ở 273 KNhiệt độ nóng chảy-205°C [68 K]Điểm sôi-192°C [81 K]Độ nhớt? cPKhácMSDSMSDS ngoàiCác nguy hiểm chínhCực dễ cháy [F+]
Độc [T]
sinh sản: độc loại 1NFPA 704
Rủi ro/An toànR: 12, 23, 48/23, 61
S: 45, 53Số RTECSFG3500000Dữ liệu hóa chất bổ sungCấu trúc & thuộc tínhn εr, v.v.Dữ liệu nhiệt động lựcCác trạng thái
rắn, lỏng, khíDữ liệu quang phổUV, IR, NMR, MSCác hợp chất liên quanCác hợp chất liên quanCacbon
Metan, Cacbon dioxideNgoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25 °C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Có nhiều nguồn sinh ra carbon monoxide. Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc carbon có chứa carbon monoxide, đặc biệt với nồng độ cao khi nhiệt độ quá thấp để có thể thực hiện việc oxy hóa trọn vẹn các hydrocarbon trong nhiên liệu thành nước [dạng hơi] và carbon dioxide, do thời gian có thể tồn tại trong buồng đốt là quá ngắn và cũng có thể là do không đủ lượng oxy cần thiết. Thông thường, việc thiết kế và vận hành buồng đốt sao cho có thể giảm lượng CO là khó khăn hơn rất nhiều so với việc thiết kế để làm giảm lượng hydrocarbon chưa cháy hết. Carbon monoxide cũng tồn tại với một lượng đáng kể trong khói thuốc lá. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v. Khí carbon monoxide có thể thấm qua bê tông hàng giờ sau khi xe cộ đã rời khỏi ga ra.

Trong quá khứ, ở một số quốc gia người ta sử dụng cái gọi là town gas để thắp sáng và cung cấp nhiệt vào thế kỷ XIX. Town gas được tạo ra bằng cách cho một luồng hơi nước đi ngang qua than cốc nóng đỏ; chất tạo thành sau phản ứng của nước và carbon là hỗn hợp của hydro và carbon monoxide. Phản ứng như sau:

H2O + C -t0 → CO + H2

Khí này ngày nay đã được thay thế bằng hơi đốt tự nhiên [methan] nhằm tránh các tác động độc hại tiềm ẩn của nó. Khí gỗ, sản phẩm của sự cháy không hoàn toàn của gỗ cũng chứa carbon monoxide như là một thành phần chính.

Xem chi tiết tại bài: Ngộ độc carbon monoxide

Carbon monoxide là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,01% carbon monoxide trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.

CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin [Hb] trong hồng cầu mạnh gấp 250-280 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin.

Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác thất thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.

Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara...

Carbon monoxide đã được nhà hóa học người Pháp là de Lassone điều chế lần đầu tiên năm 1776 bằng cách đốt nóng Oxide kẽm [ZnO] với than cốc, nhưng ông đã sai lầm khi cho khí thu được là hydro do nó cũng cháy với ngọn lửa màu xanh lam. Sau này, nó được nhà hóa học người Anh là William Cruikshank xác định là một hợp chất chứa carbon và oxy năm 1800.

Nhà sinh lý học người Pháp là Claude Bernard vào khoảng năm 1846 đã lần đầu tiên nghiên cứu kỹ lưỡng các thuộc tính độc hại của carbon monoxide. Ông cho các con chó hít thở khí này và nhận ra rằng máu của chúng tại tất cả các mạch máu là đỏ hơn.

Cấu trúc của phân tử CO được mô tả tốt nhất dựa theo thuyết quỹ đạo phân tử. Độ dài của liên kết hóa học [0,111 nm] chỉ ra rằng nó có đặc trưng liên kết ba một phần. Phân tử có momen lưỡng cực nhỏ [0,112 Debye hay 3,74x10−31 C.m] và thông thường được biểu diễn bằng 3 cấu trúc cộng hưởng:

Lưu ý rằng quy tắc octet [quy tắc bát tử] bị vi phạm đối với nguyên tử carbon trong hai cấu trúc thể hiện bên phải.

Nó thể hiện tính khử trong một số phản ứng với các Oxide kim loại có độ hoạt động hóa học yếu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn Oxide đồng [II], theo phản ứng sau:

CO + CuO → CO2 + Cu

Kim loại niken tạo ra hợp chất dễ bay hơi với CO, được biết đến với tên gọi niken cacbonyl. Cacbonyl bị phân hủy rất nhanh ngược trở lại thành kim loại và khí CO, và nó được sử dụng làm nền tảng cho việc làm tinh khiết niken.

Nhiều kim loại khác cũng có thể tạo ra các phức chất cacbonyl chứa các liên kết cộng hóa trị với carbon monoxide, các chất này có thể tạo ra bằng một loạt các phương pháp khác nhau, ví dụ đun sôi rutheni triclorua với triphenyl photphin trong mêthoxyêtanol [hay DMF] thì có thể thu được phức chất [RuHCl[CO][PPh3]3]. Niken cacbonyl là đặc biệt do nó có thể được tạo ra bằng tổ hợp trực tiếp carbon monoxide và niken kim loại ở nhiệt độ phòng.

Trong niken cacbonyl và các cacbonyl khác, cặp điện tử trên nguyên tử carbon được liên kết với kim loại. Trong trường hợp này carbon monoxide được nói đến như là nhóm cacbonyl.

Carbon monoxide và metanol có phản ứng với nhau có chất xúc tác gốc rodi để tạo ra axit axetic trong quy trình Monsanto, nó là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để sản xuất axit axêtic công nghiệp.

Sản xuất axit axetic, làm nhiên liệu, chất khử trong nhà máy sản xuất thép,....

 

Carbon monoxide toàn cầu năm 2000 trong MOPITT.

Carbon monoxide có hiệu ứng bức xạ cưỡng bức gián tiếp bằng sự nâng cao nồng độ của methan và ozon tầng đối lưu thông qua các phản ứng hóa học với các thành phần khác của khí quyển [ví dụ gốc hydroxyl, OH] mà nếu không có thể tiêu diệt chúng. Carbon monoxide được tạo ra khi các nhiên liệu chứa carbon bị đốt cháy không hoàn toàn, thông qua các quá trình tự nhiên trong khí quyển thì cuối cùng nó sẽ bị oxy hóa thành carbon dioxide. Nồng độ carbon monoxide bị biến đổi trong không gian cũng như là tồn tại rất ngắn hạn trong khí quyển.

 

Một phần châu Á bị carbon monoxide che phủ.

5CO + O3 → 4CO2 + C

  • Thẻ an toàn hóa chất quốc tế số 0023
  • Hướng dẫn bỏ túi của NIOSH về các nguy hiểm hóa chất
  • Ủy ban hóa chất châu Âu
  • CID 281 từ PubChem
  • Cơ sở dữ liệu về khí thải ô nhiễm của Úc -National Pollutant Inventory
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Carbon monoxide.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Carbon_monoxide&oldid=68479188”

Khí than ướt là hỗn hợp của hidro và cacbon oxit được tạo thành khi cho hơi nước đi qua than cốc nóng đỏ. Vậy bạn có biết rõ khí than ướt là gì? Khí than ướt và khí than khô khác nhau như thế nào? Ảnh hưởng của khí than đối với sức khỏe con người ra sao khống? Nếu đáp án là không thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này. Đừng bỏ lỡ nhé.

Khí than là hỗn hợp khí được sinh ra do việc đốt than

Khí than là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về khí than ướt, các bạn cần phải hiểu được khí than là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì khí than là hỗn hợp khí được sinh ra do việc đốt than và vì là kết quả của quá trình đốt than nên thành phần chính của khí than là Carbon Monoxide. Ngoài ra trong hỗn hợp khí này còn có một lượng nhỏ các hợp chất Nitơ oxit [N2O], khí Hydrogen Sulfide [H2S], khí Sulfur Dioxide [SO2] và khí Marsh Gas,… Do thành phần và tỉ lệ lớn nên mọi người vẫn thường gọi tắt khí than là khí oxit Cacbon.

Trong khí than chứa nhiều loại nhiệt lượng, bao gồm Hidro [H2], Carbon Monoxide, Metan [CH4], ethylene [C2H4] và hydrocacbon dễ bay hơi cùng với một lượng nhỏ khí Carbon dioxide [CO2] và nitơ [N2].

Trong khí than chứa nhiều loại nhiệt lượng

Trước khi khí tự nhiên được phát triển, khí than được xem là một loại nhiên liệu khí dễ cháy và được cung cấp cho người dùng thông qua hệ thống đường ống.

Đặc điểm của khí than: 

Khí than có công thức hóa học là CO. Đây là một dạng khí không màu, không mùi và không vị, dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng khí Carbon Monoxide là loại khí có mùi nên đã hoàn toàn mất cảnh giác khi đi vào trong một không gian không có mùi vì cho rằng nơi là an toàn và yên tâm hít thở. Chỉ đến khi phát hiện ngộ độc khí than thì đã quá muộn và khó có thể cứu vãn. Việc xử lý ngộ độc lúc này đã không kịp nữa.

Trên thực tế việc chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của khí than là do các thành phần khác có trong than, ví dụ như các hợp chất Hydrocacbon có dầu hoặc trong thành phần chứa lưu huỳnh,…

Trong một số trường hợp than có ít tạp chất nên khi đốt cháy, lượng khí than sinh ra rất ít, thậm chí không có mùi hôi. Điều này khiến cho nhiều người nghĩ rằng không có khí CO được sinh ra nhưng thực tế không phải vậy. Khí CO vẫn được tạo thành do quá trình đốt nhưng chỉ với một lượng nhỏ.

CO là chất khí nhẹ hơn không khí nên nó vẫn lởn vởn trong không khí. Khi hàm lượng của khí CO trong không khí đạt 0,04% - 0,06% thì có thể gây ngộ độc khí than và khi đạt đến nồng độ 12,5% thì có thể phát nổ.

Khí than ướt là gì?

Khí than ướt là tên của hỗn hợp khí Carbon Monoxide, Cacbonic, Hidro, … dùng để phân biệt với khí than khô. Nó được tạo ra bằng cách phun hơi nước vào lò than đang nung nóng đỏ:

C + H2O ⇄~1050 độ C⇄ CO + H2

Thành phần chính của khí than ướt là gì?

Các thành phần có trong khí than ướt bao gồm Carbon Monoxide, Cacbonic, Hidr, Nito,… trong đó, Carbon Monoxide là thành phần chính của khí than ướt.

Carbon Monoxide là thành phần chính của khí than ướt

Hơi nước khi đi qua than cốc nóng đỏ sẽ tạo thành hỗn hợp hidro và khí Carbon Monoxide lẫn với một lượng khí Cacbonic và các tạp chất khác.

Hiện nay, khí than ướt chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đốt lò hoặc tổng hợp các chất hữu cơ và vô cơ. Vì có chứa khí hidro nên so với khí than khô, năng suất toả nhiệt của khí than ướt lớn hơn.

Vậy khí than khô là gì?

Khí than khô là hỗn hợp khí được sinh ra sau khi thổi không khí qua lò gas với lớp than đang nung nóng đỏ. Ở phần dưới của lò đốt than, Cacbon bị cháy và biến đổi thành Carbon dioxide.

CO2 + C → 2CO 

Thành phần chính của khí than khô: Trong khí than khô sẽ có các thành phần là khí CO [32,2 %],  H2 [0,5%], CO2 [1,5 %] và N2 [66,8 %]. Nhiệt lượng sinh ra khi đốt than và tạo khí than khô ở trong khu vực cháy than là:

C + O2 = CO2 + 94.250 kcal/kmol

Khí Nitơ trong không khí sẽ không tham gia phản ứng này và tại khu vực khử, phản ứng xảy ra như sau:

CO2 + C = 2CO – 41,965 kcal/kmol

Vì trong than còn có chứa các nguyên tố khác như H, O, N, S,… đồng thời quá trình khử khí Cacbonic thành Carbon monoxide không xảy ra hoàn toàn nên trong thành phần khí than khô ngoài CO và N2 thì nó còn có chứa các khí khác như Hidro, Metan, Hydro sulfide,…

Ảnh hưởng của khí than đến môi trường và con người

Gây ô nhiễm môi trường không khí

Thành phần chính của khí than là CO, ngoài ra còn có CO2, SO2,…Đây đều là những khí gây hiệu ứng nhà kính, khiến trái đất nóng lên. Ngoài ra, trong khí than còn chứa nhiều chất khí gây ô nhiễm độc hại khác các hợp chất của thủy ngân và Nitơ oxit.

Khí than chứa khí độc gây hiệu ứng nhà kính

Phá hủy các công trình xây dựng

Khí than có thể làm hư hại tường bê tông, tường gạch và nền nhà xung quanh. Nguyên nhân là do trong khí than có chứa khí lưu huỳnh dioxide, một loại chất có tác dụng rất mạnh đối với bê tông, tường xây, vôi vữa vì thành phần chứa cacbon. Do đó, khi tiếp xúc lâu thì chỉ sau một thời gian, các bức tường sẽ rỗ, dễ vỡ mảng ra, thậm chí là vật liệu bằng đá cũng bị ảnh hưởng tương tự.

Khí than có thể làm hư hại tường bê tông

Gây ngộ độc khí than đối với con người

1. Cơ chế gây ngộ độc khí than

Trong thành phần của khí than có chứa CO, CO2, SO2, NO2,…Đây đều là những chất vô cùng độc hại, trong đó CO [cacbon oxit ] là khí độc nhất và rất khó để có thể phát hiện ra khí này vì nó không màu, không mùi, không gây kích ứng hô hấp như ho giống như nhiều loại khí kích thích thông thường. Khi thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, CO sẽ thâm nhập vào các phế nang, thấm qua niêm mạc của phế nang. Trong các phế nang, CO thông qua các mạch máu nhỏ li ti truyền vào máu rồi đi phân tán khắp cơ thể. Một khi CO đã được hấp thụ vào máu thì hàm lượng CO trong máu và các phế nang sẽ được cân bằng.

Khi đi vào máu, phân tử của CO sẽ kết hợp với Hemoglobin [Hb] trong tế bào hồng cầu để hình thành nên Hemoglohin oxit và làm cho Hb không thể mang oxi tới các tế bào khác được. Điều này khiến cho não bị thiếu oxi, gây ngạt và ngất lịm rồi chết dần.

Phân tử của CO sẽ kết hợp với Hemoglobin [Hb] trong tế bào hồng cầu

Theo kết quả của nhiều thực nghiệm khoa học thì sự liên kết của CO với Hemoglobin lớn gấp 300 lần sự liên kết của oxi với Hb. Hơn nữa, khi Hb kết hợp với CO rồi thì sẽ rất khó để phân tách ra được, tốc độ phân tách chỉ bằng 1/3600 tốc độ phân tách của O2 kết hợp với Hb. Do đó, khi CO thâm nhập vào máu thì oxi trong tế bào hồng cầu không còn chỗ đứng chân nữa. Mặt khác, sau khi đi vào máu, CO ngăn cản sự vận chuyển của các phân tử Hemoglobin đã liên kết với oxi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Dưới sự tác động kép này, máu trong cơ thể sẽ không đủ khả năng cung cấp lượng oxy cần thiết cho các bộ phận khác trong cơ thể.

Qua nghiên cứu lâm sàng, khi xảy ra ngộ độc khí than, hàm lượng oxy trong máu giảm xuống rõ rệt. Lượng oxi có trong máu ở động mạch lúc bình thường là 18 - 20%, giảm xuống dưới 16% - 12%, ở tĩnh mạch bình thường là 6 - 7%, giảm xuống 4 - 2%. Ngoài ra, khí CO còn làm các tế bào cần oxy ở trong cơ thể thiếu đi sự giúp đỡ của men hô hấp các tổ chức, điển hình như men oxy hóa sắc tố tế bào. Ở trong máu, CO tấn công ion sắt và khiến loại men này mất đi hoạt tính, kết quả là làm cho các tổ chức tế bào không lấy được oxi.

Ngoài ra, CO còn gây ra hàng loạt các độc tố khác và có thể làm cho toàn bộ cơ thể thiếu oxy. Kết quả là xảy ra sự chuyển hóa chất thải dạng axit trong nhiều bộ phận như hàm lượng axit Lactic tăng cao, gây ra ngộ độc axit đang chuyển hóa. Trong các bộ phận của cơ thể người thì não là nơi cần nhiều oxy nhất. Nếu như tình hình oxy bị cắt đứt với bên ngoài thì trong vòng 10 phút thì lượng oxy trong cơ thể sẽ cạn kiệt. Lúc này, con người sẽ sẽ rơi vào tình trạng hôn mê và gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Biểu hiện của ngộ độc khí than

Biểu hiện của ngộ độc khí than

Khi bị ngộ độc khí than, nạn nhân sẽ có các biểu hiện như sau: Ban đầu là những triệu chứng tản mạn và không đặc hiệu. Với trường hợp ngộ độc nhẹ, nạn nhân thường chỉ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và những biểu hiện này khiến nhiều người nhầm tưởng là bị nhiễm virus. Một số trường hợp khác, người nhiễm độc nhẹ khí CO thấy da bị đỏ nhưng đây cũng không phải dấu hiệu đặc hiệu.

Biểu hiện cụ thể các mức độ nhiễm độc khí than:

- Ở mức độ ngộ độc vừa: Nạn nhân cảm thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn không rõ, khó thở khi phải dùng sức nhẹ, mạch đập nhanh, thở gấp, hoại tử cơ, thất điều.

- Ở mức độ ngộ độc nặng: Nạn nhân thấy đau ngực, hồi hộp, mất phương hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp, thiếu máu cơ tim, da bị bỏng, không tự chủ được việc tiểu tiện, đại tiện. Bệnh nhân có thể bị ngất, môi và các đầu ngón tay, ngón chân tím tái, tay chân co cứng hoặc có những động tác bất thường. Nặng hơn nữa là nạn nhân thấy khó thở, khi thở trào bọt hồng, tay chân sưng đau, nước tiểu chuyển màu sẫm, đỏ và ít dần.

3. Tác hại của ngộ độc khí than

- Khí than là tác nhân gây nên các bệnh về phổi như bệnh viêm phổi, ung thư phổi và viêm phế quản.

Khí than là tác nhân gây nên các bệnh về phổi

- Hít phải khí than còn nguy hiểm việc hút thuốc lá. Khí than là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản, ung thư thanh quản, tắc nghẽn phổi mạn tính, viêm đường hô hấp và phổi…

- Ở nhiều trường hợp ngộ độc khí thân [chiếm tới 40%], nạn nhân bị di chứng thần kinh, tâm thần sau khi hồi phục với các biểu hiện là thay đổi tính cách, suy giảm trí nhớ, dễ mất tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, di chuyển khó khăn, cử động chậm chạp, tay chân cứng và run, liệt cơ mặt. Những biểu hiện này được gọi chung là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn.

- Gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai: Nếu phụ nữ mang thai sống trong khu vực thường xuyên sống có khói than thì sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, biến dạng thai nhi.

Khí than rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai

4. Cách xử lý sự cố các trường hợp bị ngộ độc khí than

- Nếu phát hiện nạn nhân bị ngất trong phòng kín cửa nhưng có động cơ xe, máy phát điện đang hoạt động hoặc dùng bếp than củi, than tổ ong,…thì nguyên nhân đầu tiên được nghĩ tới là do ngộ độc khí than và việc cần làm lúc này là ngay lập tức mở các cửa, khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc khí và nhanh chóng đưa đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị và xử lý. Nếu mức độ ngộ độc CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong sẽ rất cao.

- Đối với người đến đưa nạn nhân đi cấp cứu cũng cần chú ý bảo vệ bản thân mình khi bước vào môi trường  nhiễm độc khí than, đồng thời nhanh chóng gọi cho người khác gọi cấp cứu y tế đến hỗ trợ. Nếu thấy nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo còn nếu thấy nạn nhân không còn tỉnh thì đặt nạn nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi hà hơi thổi ngạt, sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Điều trị người bị ngộ độc khí than

Một số bài tập khí than ướt có lời giải

Bài tập 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của CO?

A. CO là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. CO là thành phần chính của khí than ướt

C. CO là chất khí rất độc.

D. CO tan rất tốt trong nước.

Đáp án: D - CO rất ít tan trong nước.

Bài tập 2: Khí than ướt được dùng làm nguyên liệu và nhiên liệu trong công nghiệp. Nó được sản xuất bằng cách dẫn hơi nước đi qua than nóng đỏ để thu được khí CO và H2.

a] Viết phương trình hóa học xảy ra

b] Tính khối lượng than cần thiết để sản xuất ra 22400 m3 khí than ướt [đktc], biết hiệu suất của cả quá trình là 75%.

Hướng dẫn giải:

a] Phương trình phản ứng

C + H2O → CO + H2

b] Khối lượng than cần dùng để sản xuất 22400 m3 khí than ướt ở đktc:

Bài tập 2: Dùng Cacbon dư để khử hoàn toàn hỗn hợp hai oxit gồm đồng oxit và sắt oxit Fe2O3 ở nhiệt độ cao, thu được a gam chất rắn A. Cho chất rắn A phản ứng với dung dịch axit HCl dư thu được 0,448 lít khí và còn lại chất rắn không tan B. Dùng axit sunfuric đặc, nóng để hòa tan hoàn toàn B thì thu được 0,224 lít khí không màu, có mùi hắc.

a] Viết các phương trình hóa học xảy ra

b] Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp hai oxit biết Các khí đều đo ở đktc.

Hướng dẫn giải

a] Các phương trình hóa học xảy ra là

b] Thành phần phần trăm hỗn hợp hai oxit được xác định là:

Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,44g C trong bình kín chứa 1,792l khí oxi [dktc] và thu được hỗn hợp khí T. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí này vào ống sứ nung nóng có chứa sẵn 10,4g hỗn hợp chất rắn X gồm Magie carbonat, kẽm và sắt [III] oxide [trong đó oxi chiếm 23,077% về khối lượng], thu được hỗn hợp chất rắn Y và 2,912 lít khí duy nhất [dktc]. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn Y vào dung dich axit citric dư, thu được 0,026 mol NO và 0,014 mol N2O. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Xác định số mol axit citric tham gia phản ứng.

Hướng dẫn giải: 

Ta có Số mol C và O2 được xác định là:

nC = 1,44/12 = 0,12 mol và nO2 = 1,792/22,4 = 0,16 mol

Khí thoát khỏi ống sứ là CO2 với số mol nCO2 = 2,912/22,4 = 0,13 mol

Theo định luật bảo toàn C thì nMgCO3 = nCO2 – nC = 0,13 – 0,12 = 0,01 mol

Đặt a,b lần lượt là số mol của ZnO và Fe3O4, ta có: mX = 65.a + 232.b + 0.01.84 = 10.4g [1]

nO[X] = 4.b + 0.01.3 = 10,4.23,077%/16 = 0,15 [2]

Từ [1] và [2] ta xác định được a = 0,04 mol và b = 0,03 mol.

Hỗn hợp Y bao gồm 0,01mol Mg, 0,04 mol  Zn, 0,09 mol Fe, [0,16 + 0,15 – 0,13.2 = 0,05] mol O. Theo định luật bảo toàn electron ta có:

2nMg + 2nZn + 3nFe = 2nO + 3nNO + 8nN2O + 8nNH4+ => nNH4+ = 0,01 mol

=> nHNO3 = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4+ = 0,444 mol

Vậy số mol axit citric là 0,444 mol

Trên đây là một số thông tin về khí than ướt là gì? Tác hại của khí than đối với môi trường và con người và một số bài tập liên quan đến khí than ướt. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ bản thân khỏi ngộ độc khí than cũng như biết cách giải các bài tập liên quan đến khí than ướt. Hãy truy cấp website //ammonia-vietchem.vn/ để xem những bài viết mới nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề