Qua nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà em hiểu thế nào là một tình bạn đẹp

Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà được chúng tôi chia sẽ sau đây, sẽ giúp các em học sinh lớp 7 có thêm kiến thức trong việc học tập.

Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà mang nhiều ý nghĩa

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của tác giả Nguyễn Khuyến sử dụng nghệ thuật gì, nội dung ra sao. Hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được ra đời trong hoàn cảnh khi tác giả Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống một cuộc sống bình yên. Khi người bạn tri kỷ của ông là Nguyễn Khuê đến chơi nhà nhưng thật trớ trêu thay, nhà của tác giả chẳng có gì để thiết đãi bạn của mình ngoài tình bạn chân thành.

Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà

Tác giả sử dụng những câu từ đơn giản, gần gũi và mộc mạc cho bài thơ Bạn đến chơi nhà. Thể hiện được tình bạn thân thiết, chân thành đáng giá. Tình bạn của cả hai không dựa trên vật chất mà là sự đồng lòng, thấu hiểu và cảm thông. Bằng việc sử dụng những lời thơ hài hước, dí dỏm càng làm nổi bật một tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Nguyên Khuê.

Bài thơ ca ngợi tình bạn trong sáng, giản dị và vô dùng đẹp, tình bạn trong bài thơ như ví von cho con người Việt giản dị và mộc mạc.

Nghệ thuật trong bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bài thơ  “Bạn đến chơi nhà” thể hiện sự gần gũi, hóm hỉnh và hài hước của những lời thơ và có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
  • Bút pháp trào phúng trong bài thơ.
  • Lời thơ hóm hình, giản đơn nhưng gần gũi.
  • Nhịp điệu của bài thơ phối hợp một cách nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, nhẹ nhàng như lời nói chuyện tâm tình gần gũi/
  • Bên cạnh đó, bài thơ còn sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn trong sáng, chân thành và sâu sắc, hiếm có trong cuộc sống,không thân quen bằng vật chất mà bằng tình bạn đẹp thật sự, trong bài thơ cho thấy niềm vui xen lẫn tự hào của tác giả với người bạn tri kỷ.

Trên đây nêu rõ nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà một cách chọn lọc và chi tiết. Các em tham khảo và hoàn thành bài học thật tốt. Chúc các em học giỏi.

Văn Học Lớp 7 -

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả:  Nguyễn Khuyến [1835 - 1909] người thôn Vị Hạ [làng Và], xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.  Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hầu hết được sáng tác vào giai đoạn khi ông đã từ bỏ chốn quan trường.
  • Tác phẩm: 
    • Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật
    • Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào hoảng thời gian khi ông cáo quan về ở ẩn vào một dịp vô cùng đặc biệt đó là có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình.

2. Phân tích bài thơ

a. Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà [Hai câu thơ đầu]:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

  • Đã bấy lâu nay: Khoảng thời gian dài => bày tỏ sự chờ đợi bạn đến chơi.
  • Bác: cách xưng hô vừa trân trọng vừa thân mật.

=> Câu nhập thơ như một lời nói mộc mạc, một tiếng reo vui, thể hiện sự chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà

b. Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà [ 6 câu thơ tiếp theo]

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có, 

Khi bạn đến chơi nhà, tác giả rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, đó là

  • Trẻ con đi vắng - không sai đi mua đồ đãi khách được
  • Chợ ở xa - đi thì mất nhiều thời gian, không ai ở nhà đón tiếp khách, khách đến chơi mà để ngồi chờ một mình thì thật là bất lịch sự.
  • Ao sâu, nước lớn - khó mà bắt được cá để mời bạn
  • Vườn rộng, rào thưa - khó bắt gà được
  • Cải chưa mọc cây, cà vừa ra nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đang nở hoa - đến rau củ quả trong vườn cũng không có gì ăn được
  • Miếng trầu - thứ cơ bản nhất để tiếp khách cũng không có

Với cách sử dụng biện pháp nói quá, câu thơ như một lời tâm tình kể về cảnh sống thanh bạch giản dị nhưng rất đạm bạc, thiếu thốn đủ điều về vật chất - được trình bày một cách hóm hỉnh, vui tươi - thể hiện sự lạc quan với cuộc sống của tác giả. 

c. Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn thể hiện ở những dòng thơ cuối:

Bác đến chơi đây ta với ta.

  • " Ta với ta"  ở đây chính là nhà thơ và người bạn.
  • Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn

=> Khẳng định tình bạn cao đẹp, gắn bó không cần đến vật chất cao sang mà cốt ở tấm lòng, sự tri kỉ, đồng cảm thiết tha.

=> Tình bạn cao đẹp giúp con người vượt lên trên mọi lề thói, lễ nghi thông thường và cả vật chất.

1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ

Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người. Tác phẩm còn khẳng định tình bạn là một tình cảm thiêng liêng, cao quý chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng. Cái cốt yếu nhất trong tình bạn không phải là của cải vật chất mà là cách hành xử, đối đãi với nhau. Quan niệm của Nguyễn Khuyến về tình bạn vẫn có ý nghĩa và giá trị bền vững, lâu dài.

2. Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Bằng cách xưng hô:"bác" vừa trân trọng vừa thân mật, câu thơ như một lời chào, một nụ cười vui mừng khi bạn hiền đến chơi nhà. Đó là tình cảm hồ hởi thỏa lòng sau thời gian dài mong chờ nay mới gặp mặt. Tác giả đã lấy sự xa cách của thời gian để nhân thêm niềm vui gặp gỡ. Ta có thể hình dung hai người bạn tay bắt mặt mừng, niềm vui khôn tả. 

3. Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà 

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có, 

Đoạn thơ là những lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình khi bạn tới chơi nhà, nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Biện pháp nói quá kết hợp với từ ngữ hóm hỉnh tạo dựng nên một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch thể hiện tịnh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

4.  Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

Bác đến chơi đây ta với ta.

  • " Ta với ta" nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
  • Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất.

5. Tổng kết:

  • Nội dung: Tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả
  • Nghệ thuật:
    • Cách tạo tình huống khéo léo, lập ý bất ngờ.
    • Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
  • Ý nghĩa: Thể hiện 1 quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.

Tình bạn luôn là một đề tài cao đẹp trong văn chương bởi đó là tình cảm trong sáng và thân thiết. Nguyễn Khuyến đã biểu lộ tình cảm thật thân thiết và đáng kính trọng ấy qua bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú nhưng sự phát triển của ý thơ có sự khác biệt với cấu trúc thơ đường luật vốn có. Sự đặc biệt ấy tạo ra sự độc đáo, dung dị như chính tình bạn của họ. Câu đầu bài thơ như lời chào bạn tới nhà:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Lời chào hỏi giản dị, tự nhiên nhưng cũng bộc lộ niềm vui, sự niềm nở đón khách của nhà thơ. Cách gọi bạn là  “bác” bộc lộ sự thân mật, tự nhiên như lời chào mộc mạc, cách gọi dân dã chốn thôn quê. Tuổi già cô quạnh, được đón bạn đến thăm nhà và chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống có lẽ là niềm vui lớn nhất. Sự vui mừng, xúc động ấy dành cho bạn, chắc hẳn giữa hai người đã có một tình bạn thân thiết, gắn bó. Và trong hoàn cảnh đó, nhà thơ cũng muốn được tiếp đã bạn một cách thịnh tình, bởi “đã bấy lâu nay” mới có dịp được đón bạn. Thế nhưng, hoàn cảnh thật éo le:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Bức tranh thiên nhiên, manhr vườn nhỏ của nhà thơ thật sinh động: có ao cá, vườn cây trồng rau cà, bầu mướp và nuôi gà. Trở về với cuộc sống thôn dã, Nguyễn Khuyến đã chọn cho mình thú vui với chốn điền viên. Một nếp sống giản dị và chan hòa với thôn quê. Vậy nhưng, đầy đủ thức sẵn ngoài vườn nhưng lại đều không dùng được. Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê để chỉ ra những khó khăn: ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa nên không thể đánh cá bắt gà để đãi bạn. Đến cả chút rau xanh cũng thật gian khó vì :”Cải chửa ra cây, cà mới nụ - Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa”. Các trạng từ chỉ tình trạng [khôn, khó], các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động [chửa, mới, vừa, đương] hô ứng và hỗ trợ cho nhau một cách khéo léo, tự nhiên để chỉ ra hoàn cảnh khó khăn thực sự của chủ nhà khi tiếp bạn. Và rồi đến nghi thức đơn giản nhất khi tiếp bạn, nhà thơ cũng không có:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Dân gian ta có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy nhưng ở đây nhà thơ không có cả miếng trầu để tiếp bạn. Phải chăng hoàn cảnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại khốn khó đến như vậy? Ông từng ra làm quan như khi giặc Pháp xâm lược, nhà Nho đã khước từ lương bổng của giặc để lui về cuộc sống bình dị với làng quê. Rõ ràng đây là cách nói bông đùa, hóm hỉnh của nhà thơ với bạn. Rằng bấy lâu mới có được buổi gặp mặt, mọi vật chất đều thiếu thốn mà thay vào đó là một tình bạn chân thành, không vụ lợi, không mâm cao cỗ đầy:

Bác đến chơi đây, ta với ta

Giữa chốn làng quê cởi mở, ấm áp tình người, chỉ có hai người bạn ngồi hàn huyên tâm sự, chia sẻ mọi nỗi niềm trong cuộc sống. Dù buổi gặp mặt ấy chẳng có món ngon tiếp bạn, sơn hào hải vị hay miếng trầu đặt môi nhưng không vì thế mà tình bạn phai nhạt, xa cách. Tình bạn của họ được vun đắp bằng tình cảm chân thành, sự kính trọng và sẻ chia lẫn nhau. Ta từng bắt gặp cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua đèo Ngang, nhưng đó là sự đối diện với chính lòng mình và cảm nhận được nỗi cô đơn đang xâm lấn trong tâm hồn. Còn “ta với ta” trong câu thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ, tâm giao giữa hai người bạn, tuy hai mà một. Sự đồng điều giữa họ chính là sự xem thường vật chất và coi trọng tình bằng hữu

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay viết về tình bạn, vừa có chút hài hước, hóm hỉnh giữa những người bạn nhưng cũng thật xúc động về tình bạn giản dị, đơn sơ ấy. Giữa cuộc đời rộng lớn ấy, tìm được một tình bạn trong sáng và cao đẹp như vậy thật đáng quý biết cao

Video liên quan

Chủ Đề