Quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong thể dục

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. I. Sự hình thành khái niệm: 1.1 Khái niệm và vai trò của khái niệm: * Khái niệm là gì? - Khái niệm là logic vốn có tồn tại trong sự vật, hiện tượng. Khái niệm là sản phẩm của tâm lí có hình thức tồn tại vật chất [vật thật] và hình thành tồn tại tinh thần [trong đầu óc con người].
  2. * Quá trình hình thành khái niệm như thế nào? - Muốn có được khái niệm về một sự vật một hiện tượng nào đó ta cần tiến hành những hành động sau: •Quan sát nhiều mặt của vấn đề •Phân tích các đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng quan sát •So sánh các dấu hiệu, tính chất để tìm ra những dấu hiệu bản chất chung nhất cho tất cả các vấn đề đặt ra về sự vật, hiện tượng
  3. • Tách riêng các dấu hiệu bản chất chung của sự vật, hiện tượng • Tổng hợp khái quát hóa các dấu hiệu bản chất và phát biểu định nghĩa về sự vật hiện tượng đã quan sát. Hình thành khái niệm là quá trình chủ thể lập lại một chuỗi các thao tác mà trước đấy loài người đã thực hiện để phát hiện ra khái niệm. Khái niệm vừa là sản phẩm vừa là phương tiện hoạt động trí tuệ.
  4. 1.2 Bản chất tâm lý của sự hình thành khái niệm: *Thông qua hành động, hoạt động chủ thể chuyển chỗ ở của khái niệm từ ngoài vào trong, biến cái vật chất thành cái tinh thần. *Chuyển logic khái niệm vào trong đầu của chủ thể hoạt động qua hoạt động chủ thể lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử Biến chúng thành tri thức, kinh nghiệm của cá nhân
  5. *Về mặt lĩnh hội đây chính là quá trình tái tạo những tri thức, kinh nghiêm xã hội - lịch sử của loài người thành vốn riêng của bản thân. *Trong dạy học muốn hình thành khái niệm cho học sinh thì GV phải tổ chức những hành động cho HS, tác động vào đối tượng theo đúng quy trình hình thành khái niệm mà các nhà khoa học đã phát hiện ra, chuyển logic của đối tượng vào trong đầu người học.
  6. 1.3 Điều khiển sự hình thành khái niệm : Để tổ chức quá trình hình thành khái niệm cho học sinh, giáo viên cần lưu ý :
  7. - Dẫn dắt học sinh một cách có ý thức qua tất cả các giai đoạn của hành động - Tổ chức tốt giai đoạn chiếm lĩnh cái tổng quát và giai đoạn chuyển cái tổng quát vào các trường hợp cụ thể Vd: Khi học sinh đã biết nước bị ô nhiễm như thế nào, các em phải nhận ra nguồn nước bị ô nhiễm trong môi trường sống xung quanh thông qua việc quan sát màu nước, ngửi mùi hôi của nước, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật sống trong môi trường đó.
  8. Quá trình hình thành khái niệm ở học sinh gồm các giai đoạn: Click to add Title Click to add Title Tổ chức cho HS hành động [đặc biệt hoạt động vật chất] Click to add Title Giúp HS đClick to add Title hiệu bản ưa những dấu chất và logic của khái niệm vào định nghĩa Click to add Title Click to add Title Luyện tập và vận dụng khái niệm đó
  9. II. Sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo: 2.1 Sự hình thành kĩ năng: *Kĩ năng là gì? - Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết thành công một nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định. - Một số kĩ năng thường gặp trong cuộc sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sống, kĩ năng viết chữ đẹp…
  10. * Quá trình hình thành kĩ năng như thế nào? - Những kĩ năng hình thành trước đó làm nền tảng để hình thành kĩ năng mới - Kĩ năng được hình thành thông qua việc kết hợp giữa hành động, sự nhận thức về mục tiêu hành động và giữa mức độ thực hiện hành động. Ví dụ: Kĩ năng viết chữ đẹp • Kĩ năng viết chữ, biết chữ là nền tảng để chúng ta có thể rèn chữ đẹp • Muốn chữ đẹp không chỉ nói suông mà thành được chúng ta phải chăm chỉ luyện tập hướng tới mục tiêu là rèn cho chữ đẹp, chính vì công việc này không dễ thực hiện nên phải có ý chí quyết tâm không bỏ giữa chừng.
  11. * Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng? - Khả năng nhận dạng câu hỏi đã cho, phát hiện ra những giả thuyết đã gợi ý trong câu hỏi. - Phát hiện ra mối quan hệ bản chất ảnh hưởng bởi nội dung, nhiệm vụ của vấn đề đã cho. Vì vậy, khi hình thành kĩ năng cho học sinh giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra các yếu đã cho, yếu tố phải tìm và quan hệ giữa chúng; hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài toán và nhiệm vụ cùng loại; xác lập được tương quan giữa bài tập và kiến thức tương ứng.
  12. 2.2 Sự hình thành kĩ xảo: * Kĩ xảo là gì? -Kỹ xảo là hành động tự động hóa nhờ luyện tập. * Đặc điểm: • Kỹ xảo không bao giờ thực hiện đơn độc, tách rời khỏi hành động có ý thức phức tạp. • Mức độ tham gia của ý thức ít, thậm chí có khi cảm thấy không có sự tham gia của ý thức. • Không nhất thiết theo dõi bằng mắt, mà kiểm tra bằng cảm giác vận động.
  13. • Động tác thừa, phụ bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày càng chính xác, nhanh và tiết kiệm, hành động tốn ít năng lượng và có kết quả. • Thống nhất giữa tính ổn định và tính linh hoạt, có nghĩa là kỹ xảo không nhất thiết gắn liền với một đối tượng và tình huống nhất định. Kỹ xảo có thể di chuyển dễ dàng tùy theo mục đích và tính chất chung của hành động.
  14. * Điều kiện để hình thành kỹ xảo: -Củng cố là điều kiện để hình thành kỹ xảo. Nhưng củng cố không phải là việc làm cơ giới mà là quá trình điều chỉnh, rút kinh nghiệm, hợp lí hóa, tối ưu hóa.
  15. *Để hình thành kỹ xảo cần phải đảm bảo các bước cơ bản sau đây : • Một: phải làm cho học sinh hiểu biện pháp hành động. Hiểu biện pháp hành động có thể thông qua các cách : cho học sinh quan sát hành động mẫu, kết quả mẫu, hướng dẫn chỉ vẽ…Khi hướng dẫn cần lưu ý giúp học sinh nắm được cách thức, lề lối, quy tắc, phương tiện để đạt kết quả. Điều quan trọng là giúp học sinh ý thức được các thủ thuật then chốt từng khâu, từng lúc và tùy hoàn cảnh.
  16. • Hai: Luyện tập. - Khi luyện tập cần đảm bảo các điều kiện sau : + Cần làm cho học sinh biết chính xác mục đích của luyện tập. + Phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi.
  17. • Ba: Tự động hóa [cấu trúc hành động đã thay đổi về chất]. - Bao quát hơn, bớt dần mục tiêu bộ phận. - Tiết kiệm: Bớt động tác thừa, gộp động tác, cử động chính được nổi bật. - Giảm dần sự tham gia của ý thức. - Tốc độ nhanh, chất lượng cao và duy trì kết quả điều đặn. - Là một khâu của hành động phức tạp.

Page 2

YOMEDIA

Khái niệm là logic vốn có tồn tại trong sự vật, hiện tượng. Khái niệm là sản phẩm của tâm lí có hình thức tồn tại vật chất [vật thật] và hình thành tồn tại tinh thần [trong đầu óc con người].

30-05-2013 759 54

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Để hiểu ý nghĩa cụ thể của một từ/cụm từ mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày mà chưa thực sự hiểu rõ nghĩa thì cách tốt nhất chính là tra cứu ở từ điển tiếng Việt để hiểu nghĩa đen của từ/cụm từ đó. Đối với từ Kỹ xảo cũng vậy, đây là một trong những từ mà được xử dụng rất phổ biến trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Tuy nhiên thì lại không có nhiều người hiểu chính xác về nghĩa của từ này, phần lớn đều mơ hồ, áng chứng ý nghĩa một cách thiếu thực tế, thiếu sự rà soát. Do đó, những phân tích dưới đây sẽ có ích cho những bạn đang cần hiểu rõ về ý nghĩa của từ kỹ xảo, đồng thời việc tìm hiểu ý nghĩa của từ “kỹ xảo” cũng giúp cho tất cả chúng ta thêm vào từ điển bộ não của bản thân vốn từ vựng đa dạng và chính xác.

Kỹ xảo là khả năng mà con người có thể thực hiện hành động một cách điêu luyện, khéo léo

Vậy thì, nghĩa của từ “kỹ xảo” là gì?

Kỹ xảo chính là khả năng hay kỹ năng mà con người có thể thực hiện để đạt đến mức độ vô cùng điêu luyện, thành thạo với cách thức thực hiện rất khéo léo, những sản phẩm được tạo ra sẽ đạt chất lượng tốt và hấp dẫn người nhìn.

Kỹ xảo chính là hành động của con người, được củng cố cũng như là được tự động hóa, mang tính chất kỹ thuật nhiều do đã được rèn luyện được tập luyện thường xuyên trong thời gian dài. Kỹ xảo xuất hiện do bản thân mỗi người phát hiện ra những kỹ thuật mà bản thân có thể thực hiện được.

Phân tích kỹ hơn về kỹ xảo, như chúng ta thấy được rằng khi một hành động nào đó được thực hiện một cách có ý thức, nhưng hành động này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, có thể nói là tập luyện lâu dài cũng đúng, dần dần những hành động có ý thức đó được luyện tập và thực hiện nhiều lần mà con người có thể không cần đến sự kiểm soát của ý thức bản thân mà họ cũng có thể thực hiện một cách có hiệu quả.

Xem thêm: Việc làm nghệ thuật - điện ảnh

Kỹ xảo là gì? Kỹ xảo xuất hiện rất nhiều trong các khía cạnh cuộc sống của chúng ta

Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều hoạt động có kỹ xảo, chúng ta hãy lấy một vài ví dụ về kỹ xảo để hiểu rõ và hiện thực hóa các kỹ xảo được sử dụng nhiều trong cuộc sống.

Ví dụ về kỹ xảo:

- Đối với người nghệ sĩ trượt bằng nghệ thuật, lúc đầu khi mới vào nghề thì họ được tập luyện, hướng dẫn một cách bài bản, kỹ càng đối với từng kỹ thuật trượt băng. Trải qua quá trình tập luyện lâu dài và không ngừng phấn đấu mà họ có được những kỹ xảo trượt đẹp mắt vô cùng, khiến cho người xem khó có thể nào rời mắt trong từng bước trượt của các nghệ sĩ.

- Lúc đầu, khi mới học đan len thì người đan len cần phải nhìn từng đường nét, từng kỹ thuật đan móc để có được những đường đan đều, đẹp. Thế nhưng, sau một thời gian họ đã quen với các kỹ thuật đan thì họ không cần phải nhìn vào móc đan và len nữa, họ có thể đan len và chú ý sang những vật thể khác [chẳng hạn như xem tivi trong khi đan] mà đường đan vẫn đều tắp và đẹp. Thậm chí họ còn có thể sáng tạo ra được những kiểu đan, những đường đi len và móc hay hơn nữa, đẹp hơn và vô cùng tinh xảo.

- Mới làm công việc đánh máy vi tính, người soạn thảo sẽ phải đánh mổ cò – tức là dánh bằng 1-2 ngón với tốc độ vô cùng chậm, thậm chí là thường xuyên bị mắc lỗi đánh máy. Nhưng sau một thời gian khi đã đánh quen bàn phím rồi thì có thể đánh bàn phím bằng 10 ngón hoặc đánh nhánh hơn rất nhiều, đánh bàn phím mà không cần phải nhìn vào bàn phím, không mắc các lỗi đánh máy, tạo ra hiệu suất đánh máy hiệu quả.

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

2. Những đặc điểm của kỹ xảo là gì?

Kỹ xảo là gì? Kỹ xảo có những đặc điểm gì?

Để nhận biết được kỹ xảo trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ này thì chúng ta cần khám phá những đặc điểm của kỹ xảo để hiểu rõ hơn và dễ dàng nhận biết được kỹ xảo xuất hiện trong đời sống hàng ngày.

- Kỹ xảo: được thực hiện cùng đặc điểm của ý thức, kỹ xảo luôn thực hiện và diễn ra cùng với hành động có ý thức của con người. Đối với những hành động mang tính ý thức cao thì kỹ xảo có mối liên hệ đối với những biện pháp có thể hoàn thành và kết thúc đối với những hành động. Hành động này không có liên hệ đối với cách thức thực hiện và mục đích để thực hiện.

- Trong các hành động kỹ xảo thì ý thức của con người tham gia khá là ít, có những trường hợp thì không tham gia. Tuy nhiên vẫn có một phần nào đó mà ý thức của con người sẽ luôn thường trực và sẽ xuất hiện khi đúng lúc cần thiết.

- Kỹ xảo không nhất thiết là phải nhìn bằng mắt thường, kỹ xảo được sử dụng bằng cảm sự cảm giác trong vận động.

- Những động tác thừa sẽ bị loại trừ một cách nhanh chóng, những động tác mang tính cần thiết sẽ nhanh hơn và sẽ có sự tiết kiệm hơn.

- Những vấn đề có liên quan tới kỹ xảo có thể di chuyển một cách dễ dàng.

- Kỹ xảo không làm hao mòn sức lực, năng lượng của thần kinh, mang lại những kết quả cao.

3. Tìm hiểu quy luật để hình thành kỹ xảo

Khi tìm hiểu về quy luật của kỹ xảo, có nhiều vấn đề xoay quanh giúp cho các bạn dễ dàng hiểu rõ hơn về những yếu tố có liên quan tới kỹ xảo.

Quy luật hình thành kỹ xảo là gì?

Khi con người tiến hành luyện tập một hành động, thao tác thì kỹ xảo xuất hiện khi có sự luyện tập nhiều hơn, tuy nhiên kỹ xảo lúc này không có sự đồng đều. Tức là:

+ Có những kỹ xảo sẽ phát triển nhanh ngay khi mới luyện tập, sau đó sẽ được san bằng về tính chất và dần dần thì chậm đi.

+ Có những loại kỹ xảo thì lại ngược lại, khi mới đang trong quá trình tập luyện thì có sự tiến bộ khá là chậm, tuy nhiên sau quá trình tập luyện thì kỹ xảo sẽ có tiến bộ dần lên.

+ Còn có loại kỹ xảo mà khi mới tập luyện thì không có sự tiến bộ, thậm chí là rơi vào tình trạng tệ hại, tuy nhiên sau đó thì sẽ phát triển. Loại kỹ xảo này có sự động viên, khích lệ thì sẽ kịp thời giúp cho kỹ xảo có tiến bộ dần lên.

Kỹ xảo là gì? Kỹ xảo có sự gắn bó một cách không đồng đều

Những kỹ xảo sẽ xuất hiện liên tục và được gọi là kỹ xảo mới, khi kỹ xảo đó qua đi và được thay thế bằng kỹ xảo khác thì được gọi là kỹ xảo cũ. Những kỹ xảo cũ sẽ có tác động tích cực đối với việc hình thành những kỹ xảo mới. Lúc này được gọi là các kỹ xảo cộng.

Đối với những trường hợp mà kỹ xảo cũ có ảnh hưởng tới kỹ xảo mới thì được gọi là giao thoa kỹ xảo.

Như vậy, kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới có sự tác động qua lại với nhau, tuy nhiên sự qua lại này có thể mang lại những tác động tích cực và mang đến những tác động tiêu cực. Dựa vào những điều này mà các bạn hãy tận dụng để phát huy tính tích cưc của kỹ xảo và hạn chế những tác động xấu đối với kỹ xảo.

Tìm hiểu thêm: CGI là gì? Giấc mơ nhà làm phim hay cơn "ác mộng" ảo

3.3. Phương pháp luyện tập kỹ xảo có “đỉnh”

Kỹ xảo là gì? Phương pháp đỉnh của kỹ xảo là gì?

Để có được kỹ xảo thì người luyện tập cần phải có phương pháp luyện tập phù hợp, có một điều đặc biệt chính là mỗi phương pháp để tập kỹ xảo thì chỉ đêm đến những kết quả cao nhất đối với phương pháp này, điều đó được gọi là đỉnh.

Nếu như các bạn muốn có kỹ xảo cao hơn và tiến bộ hơn thì cần phải có phương án tập luyện khác.

Đỉnh của kỹ xảo sẽ được thể hiện ở mỗi phương pháp luyện tập một cách phù hợp nhất và điều tuyệt vời sẽ đến nếu như chúng ta biết cách thay đổi kịp thời phương pháp tập luyện để nâng cao và phát triển kỹ xảo.

Xem thêm: Thế giới CV xin việc "kỳ ảo" đa dạng

3.4. Quy luật để dập tắt các kỹ xảo

Đối với các kỹ xảo đã được hình thành đến một mức nào đó, nếu như các bạn không tiếp tục luyện tập thì các kỹ xảo này có thể sẽ bị suy giảm đi rất nhiều, thời gian không luyện tập kỹ xảo càng dài thì kỹ xảo sẽ càng mất dần và có thể bị biến mất.

Kỹ xảo là gì? Quy luật để dập tắt đi các kỹ xảo

Chính bởi vậy mà để có thể duy trì được kỹ xảo nào đó thì chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện, luyện tập, kiên trì để thực hiện hành động đó sao cho kỹ xảo được duy trì và càng phát triển hơn.

Trong cuộc sống của chúng ta bắt gặp rất nhiều kỹ xảo, trong mọi hành động và hoạt động sống của con người, thông qua bài chia sẻ này thì các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về kỹ xảo là gì rồi. Hãy vận dụng tốt các kỹ xảo tích cực và không ngừng phát huy chúng, hãy luôn duy trì phát triển chúng một cách mạnh mẽ hơn để cuộc sống của chúng ta càng trở nên tốt đẹp hơn nhé.

Kỹ xảo xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh và hoạt động sống, trong đó có lĩnh vực điện ảnh sử dụng rất nhiều kỹ xảo. Vậy thì hãy nghiên cứu ngay những kỹ thuật kỹ xảo thú vị này để hiểu rõ hơn về các kỹ xảo trong phim ảnh hiện nay mà nhiều người vẫn tò mò:

VFX là gì

Video liên quan

Chủ Đề