Quận hà đông ở đâu

Thời nhà Nguyễn quận Hà Đông nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ. Hiện vẫn còn chợ Cầu Đơ và đình làng Cầu Đơ.

Những năm đầu thành lập

Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông. Tỉnh Hà Đông bao gồm thị xã Hà Đông, các phủ Hoài Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, huyện Hoàn Long [nguyên là khu vực ngoại thành Hà Nội]. So về diện tích thì tỉnh Hà Đông rộng gấp nhiều lần thành phố Hà Nội. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và từ đây, cái tên tỉnh Hà Đông bắt đầu xuất hiện. Trước đó, tên Hà Đông chỉ duy nhất xuất hiện trên phạm vi toàn quốc là tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam [nay là thành phố Tam Kỳ] và tên Hà Đông từng là tên một tỉnh ở miền Bắc nước Trung Hoa.

Tỉnh lỵ Hà Đông chiếm một diện tích nhỏ hẹp khoảng 0.5 km² đất ruộng làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng [phía nam thuộc tổng Thanh Oai Hạ] và chỉ có 36 suất đinh trong tổng số hơn 1000 người, phần đông là công chức, binh lính và gia đình họ. Một số khác là chủ các hiệu buôn. Qua những tư liệu khai thác được cho thấy, Hà Đông manh nha hình thành từ những năm 1896 - 1899 khi tòa công sứ của Chính phủ Pháp di dời về Cầu Đơ. Lúc này, việc xây dựng và kiến trúc ở tỉnh lỵ Hà Đông đã khởi động: đầu tiên là việc bắc cầu qua sông Nhuệ [cầu Trắng], tiếp đó là việc rải đá đường quốc lộ 6 từ Hà Nội vào Hà Đông và từ Hà Đông đi Hòa Bình, rồi công việc đổ đất xây cất dinh công sứ, dinh tổng đốc rồi lập trường Pháp - Việt ở tỉnh lỵ....Đây là giai đoạn khởi đầu ngổn ngang công trường vật liệu, chứng tỏ sự quyết tâm đầu tư mạnh mẽ của nhà cầm quyền đương thời cho việc xây dựng một thủ phủ cấp tỉnh. Không chỉ xây dựng các con đường như: Legriélle, Bắc Kỳ [nay là đường Lê Trọng Tấn], Hoa Lư [nay là đường Phùng Hưng], Gellriáde,... mà Hà Đông còn làm xong đường sắt dành cho xe điện về thôn Thái Hà. Từ năm 1904 - 1910, Sở Công chính tỉnh Hà Đông đã tu bổ những con đường mà hiện nay chúng ta vẫn thường đi qua và tiếp tục xây những chiếc cầu mới một cách giản dị, bền chặt hơn những cầu cũ [mặt cầu làm bằng dầm sắt, chân cầu có cột xây].

Đầu năm 1911 làm nốt con đường xe điện vào Hà Đông, đường tàu điện này có hướng Bờ Hồ - Hà Đông dài 10,36 km, vượt qua cầu Trắng vào tới bãi tre nứa bên sông Nhuệ và chợ gia súc [nay là khu tập thể Nhuệ Giang]. Nhờ con đường tàu điện thuận tiện này mà những lò mổ ở Hà Nội, Hải Phòng thường đến mua thịt bò, lợn, trâu ở chợ Đơ tỉnh lỵ Hà Đông.

Năm 1913 tiếp tục làm một cầu bằng bích long dài 60m bắc qua con sông Nhuệ ở cột mốc số 34 đường Hà Nội - Hòa Bình và đặt tên là cầu Mỗ Hội [nay là cầu Mai Lĩnh trên tuyến quốc lộ 6]. Năm 1916 làm lại mặt cầu Hà Đông [nay là cầu Đơ Hội] bằng bích long. Năm 1918 mở rộng và sửa lại đường Hà Nội đi Hòa Bình. Cũng trong thời gian này, Pháp cho lập nhà trường Pháp-Việt, làm lại dinh quan tổng đốc, lập Trường Thư ký tỉnh, xây các nhà thờ huyện Phú Xuyên, Thanh Trì, Thường Tín và Hoài Đức.

Năm 1904, lập chợ Hà Đông. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thể kỷ XX khi xây 3 nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài thành phố Hà Nội. Năm 1910 lập nhà thương ở tỉnh lỵ. Năm 1914, xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo, đây là công trình kiến trúc có niên đại sớm nhất thị xã Hà Đông hiện còn tồn tại. Năm 1918 lập thêm nhà hộ sinh ở nhà thương và trong tỉnh lại đặt ra 19 nhà trạm nữa.

Với hạ tầng kiến trúc tương đối hoàn thiện, Hà Đông là một tỉnh lỵ khá phát triển với những khu phố sầm uất. Vào khoảng những năm 1920, dân số của thị xã có 261 [chưa rõ số người hay suất đinh, nhưng có thể xác định là 261 suất đinh] bao gồm 50 có tên trong sổ hộ tịch và 211 không hộ tịch. Nếu đúng con số 261 là suất đinh thì so với năm 1904 [năm thành lập tỉnh lỵ Hà Đông thì con số suất đinh từ 36] đã tăng lên 261 vào năm 1920. Đó là sự tăng tiến hợp lý và thích hợp trong quá trình hình thành và phát triển Hà Đông ngày ấy. Trước năm 1945 thị xã Hà Đông có rạp Sinel Majestic, có rạp hát Thiêm Xuân Đài nằm ở đại lộ Doumer Bert [dựa theo tên của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và Paul Bert] và nay là nhà thi đấu Hà Đông trên đường Quang Trung.

Hà Đông trong hai cuộc chiến tranh [1946–1975]

Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.

Hà Đông thời kỳ đổi mới [1976–nay] Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 3 phường: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu và 5 xã: Hà Cầu, Kiến Hưng, Văn Khê, Vạn Phúc, Văn Yên.[5]

Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 [khoá VI] ngày 29 tháng 12 năm 1978[6] và Quyết định số 49-CP[7] của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội [thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sáp nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức]. Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Đông vẫn thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và là tỉnh lỵ. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.

Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lập tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ.[8] Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia xã Văn Yên thành 2 phường: Văn Mỗ và Phúc La.[9] Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu thành 2 phường tương ứng; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và 2 xã Phú Lương, Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.[10] Ngày 1 tháng 4 năm 2006, chuyển 2 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông.[12] Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chia phường Văn Mỗ thành 2 phường: Văn Quán và Mộ Lao; chia xã Văn Khê thành 2 phường: La Khê và Phú La.[13] Từ đó, thành phố Hà Đông có 10 phường: Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và 7 xã: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thành phố Hà Đông, gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Từ đó, Hà Đông trở thành quận nội thành thứ 10 của thủ đô.

Bạn đang tìm kiếm bản đồ Quận Hà Đông khổ lớn hay bản đồ hành chính các Phường tại Hà Đông, nhằm tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất, ranh giới địa lý tại khu vực.

Chúng tôi Invert tổng hợp chia sẻ về bản đồ Quận Hà Đông phóng to năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp, chia sẻ thông tin quá trình hình thành và phát triển của Quận Hà Đông"

Vị trí Quận Hà Đông ở trên bản đồ Hà Nội

Ngày 8/5/2009, Quận Hà Đông được thành lập, thuộc quận nội thành của thủ đô Hà Nội, có vị nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A, thuộc cửa ngõ phía tây nam của thủ đô. 

Diện tích đất tự nhiên của Quận Hà Đông 49,64 km², chia làm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Kiến Hưng, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu.

Phía đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; Phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức; Phía tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ với ranh giới là sông Đáy; Phía nam giáp huyện Thanh Oai.

Quận Hà Đông là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất của thành phố Hà Nội.

Giao thông và cơ sở hạ tầng tại Quận Hà Đông

Hà Đông được chuyên gia đánh giá là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc và nắm vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Đơn cư như:

  • Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội
  • Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng từ năm 1982
  • Tuyến số 2A [Cát Linh - Hà Đông]
  • Tuyến số 6 [Nội Bài - Ngọc Hồi]
  • Tuyến số 7 [Mê Linh - Ngọc Hồi], trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-2018 và dự kiến chính thức vận hành vào năm 2020
  • Ngoài ra, còn có quốc lộ 6, quốc lộ 21B.. .

Bản đồ hành chính Quận Hà Đông khổ lớn năm 2022

Bản đồ hành chính Quận Hà Đông

Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông đến năm 2030

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất tại Quận Hà Đông năm 2022

PHÓNG TO

Thông tin cơ bản về Quận Hà Đông

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên lúc đó được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên là tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Hà Đông thuộc Hà Nội nhưng tạm giao cho tỉnh Hà Sơn Bình quản lý.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Hà Đông lại thuộc tỉnh Hà Tây; thị xã Hà Đông gồm 5 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Văn Yên, Vạn Phúc, Hà Cầu và 3 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi.

Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường Vạn Phúc, phường Hà Cầu thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở diện tích và dân số của 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và xã Phú Lương, xã Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.

Ngày 1/4/2006, Chính phủ ra Nghị định số 1/2006/NĐ-CP về việc mở rộng thị xã Hà Đông. Theo đó chuyển toàn bộ các xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức về thị xã Hà Đông quản lý. Sau khi điều chỉnh thị xã Hà Đông có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.

Ngày 27/12/2006, Chính phủ ra Nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây. Thành phố Hà Đông gồm 15 đơn vị hành chính, gồm các phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.

Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày 29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.

Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở toàn bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên với 17 phường trực thuộc của quận Hà Đông.

Trong những năm qua, Quận đã có bước phát triển mạnh mẽ. Kinh tế tăng trưởng khá, trong đó nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quận. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng hiện đại, bộ mặt đô thị, nông thôn của quận có nhiều đổi mới.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thành phố Hà Đông, gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Từ đó, Hà Đông trở thành quận nội thành thứ 10 của thủ đô.

Di tích - Danh thắng

Trên địa bàn quận Hà Đông có các di tích lịch sử như chùa Văn Quán, Bia Bà, chùa Trắng, đình La Khê, đình Cầu Đơ, chùa Ngòi... 

Hà Đông còn nổi tiếng với làng lụa Vạn Phúc. Người ta gọi lụa Hà Đông chính là lụa Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc chuyên dệt từ lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. 

Tự hào với những chặng đường lịch sử đã qua, đặc biệt là hơn 15 năm thực hiện đổi mới toàn diện, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân quận Hà Đông quyết tâm đoàn kết một lòng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng quận Hà Đông xứng đáng là đơn vị có nền kinh tế phát triển, đứng trong “top” đầu của thành phố Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề