Quan sát là gì cho ví dụ


Các loại cảm giác: - Những cảm giác bên ngoài. Bao gồm: Cảm giác nhìn thị giác, cảm giác nghe
thính giác, cảm giác ngửi khứu giác, cảm giác nếm vị giác, cảm giác da mạc giác
- Những cảm, giác bên trong. Bao gồm: Cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng, cảm giác rung, cảm giác cơ thể.
Các loại tri giác: Có nhiều cách phân loại tri giác.
- Căn cứ vào vị trí vai trò chính của các giác quan tham gia vào q trình tri giác, ta có tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác sờ mó,... giống như tên các loại cảm
giác. - Căn cứ vào đối tượng được phản ánh trong quá trình tri giác ta có: Tri giác
khơng gian, tri giác thời gian, tri giác vận động và tri giác con người.
2.1.1.5. Quan sát và năng lực quan sát a. Quan sát là gì?
Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, là loại tri giác có chủ định, diễn ra
tương đối độc lập và lâu dài, nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật hiện tượng và những biến đổi của chúng. Quan sát là quá trình tri giác mang tính tích cực, chủ động
và có mục đích rõ rệt. Thí dụ xem xét cấu tạo ngoài của con gà để biết được gồm những bộ phận nào. Quá trình quan sát trong hoạt động đặc biệt trong rèn luyện đã
hình thành năng lực quan sát.
b. Năng lực quan sát: Là khả năng tri giác có chủ định, diễn ra tương đối dộc lập và lâu dài, nhằm
phản ánh nhanh chóng, đầy đủ, rõ rệt và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu, đặc sắc của sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng. Năng lực quan sát ở mỗi
người khác nhau là khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân cách và biểu hiện ở sự thay đổi linh hoạt các kiểu tri giác như: Kiểu tri giác tổng hợp, kiểu tri giác phân tích,
kiểu phân tích tổng hợp, kiểu cảm xúc chú ý tâm trạng xúc cảm do đối tượng gây ra.
Xuất phát từ những hiểu biết về quan sát và năng lực quan sát, giáo viên cần hình thành ở học sinh kỹ năng phản ánh hiện thực một cách khách quan nhất. Dạy trẻ
các thao tác của tư duy như phân tích, tổng hợp, khái qt hố, so sánh ... tổ chức tốt quá trình quan sát theo các yêu cầu sau:
- Xác định rõ ràng mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ quan sát. - Chuẩn bị chu đáo về tri thức, phương tiện trước khi quan sát.
21
- Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống. - Khi quan sát cần tích cực sử dụng các phương tiện ngơn ngữ.
- Đối với trẻ nhỏ thì tạo điều kiện để trẻ sử dụng nhiều các giác quan trong quá
trình quan sát. - Cần ghi lại các kết quả quan sát, xử lý kết quả và rút ra nhận xét.
Trong dạy học và giáo dục, người thầy giáo cần chú ý đến những điểm khác biệt trên đây, để hình thành cho mỗi học sinh năng lực quan sát tốt nhất.
2.1.2. Nhận thức lý tính. Thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mà bằng nhận thức cảm tính, con
người khơng thể nhận thức và giải quyết được. muốn nhận biết và giải quyết được những vấn đề phức tạp đó, con người phải đạt tới một mức độ nhận thức cao hơn -
nhận thức lý tính, bao gồm tư duy, tưởng tượng.

2.1.2.1. Tư duy. a. Khái niệm chung về tư duy.


Video liên quan

Chủ Đề