Thế nào là hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng

Tư vấn Hôn nhân gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tớiTổng đài tư vấn.Trường hợp của bạn hỏi về hôn nhân một vợ một chồng; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Từ quy định trên, ta có thể hiểu rằng: hôn nhân một vợ, một chồng là quan hệ hôn nhân được xác lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, theo đó, cá nhân đã kết hôn chỉ được có một vợ hoặc một chồng. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, nam/nữ không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Bên cạnh đó, khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý nhưsau:

– Về trách nhiệm hành chính:Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b] Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c] Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ”.

– Về trách nhiệm hình sự: Căn cứ tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:

“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:…”

Như vậy, việc chung sống như vợ chồng với người khác là một trong những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và tùy từng trường hợp sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, quy định vềquan hệ như vợ, chồng với người khác

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể quan hệ như vợ, chồng với người khác được hiểu như thế nào mà chỉ quy định về hành vi chung sống với người khác như vợ chồng.

Theo đó, căn cứ Khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014quy định:

Chung sống như vợ chồnglà việcnam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.“

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Mặt khác, theo hướng dẫn tại khoản 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC [văn bản này vẫn còn hiệu lực thi hành] ngày 25/9/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” củaBộ luật Hình sự năm 1999giải thích như sau:

Chung sống như vợ chồnglà việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về hôn nhân một vợ một chồng; xin vui lòng liên hệ tớiTổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Xem thêm:
  • Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
  • Nộp phạt vi phạm giao thông ở bưu điện nào?
  • Thủ tục đổi giấy phép lái xe do Bộ Quốc Phòng cấp
  • Những tuyến đường hạn chế phương tiện lưu thông ở Hà Nội
  • Thuê đất của người dân để đưa vào khai thác khoáng sản

Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay


Chế độ pháp lý là tổng hợp các quy phạm pháp luật thuộc những lĩnh vực nhất định. Trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, chế độ hôn nhân được xây dựng dựa trên các nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. vậy thế nào là chế độ hôn nhân? Những nguyên tắc trên được hiểu như thế nào? Trong bài viết này, Luật Hùng Bách sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề "Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam" hiện nayvà nguyên tắchôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Mục lục [Ẩn/Hiện]

  • Chế độ hôn nhân là gì?
  • Nguyên tắc hôn nhân tiến bộ là gì?
  • Hôn nhân tự nguyện là gì ?
  • Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng?
  • Vợ chồng bình đẳng.
  • Ý nghĩa của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.

1. Quy định chung về bình đẳng:

Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.đã có những quy định khái quát một cách chung nhất về sự bình đẳng trước pháp luật của mọi người của mọi công dân. Cụ thể mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Tại Điều 26Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013.cũng quy định về quyền bình đẳng giới: “Công dân nam , nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”.

Song song với đó, về quyền bình đẳng Hiến pháp còn quy định “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị chia rẽ dân tộc” hay quy định về việc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng. Nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới được thi hành nghiêm chỉnh. Những hiện tượng đặc quyền, đặc lợi sẽ không thể diễn ra nếu như mọi công dân đều nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng quyền bình đẳng của mình trước pháp luật.

Bình đẳng giới vừa là vấn đề cơ bản của quyền con người, vừa là yêu cầu về sự phát triển xã hội một cách công bằng, hiệu quả và bên vững đặc biết là trong đời sống gia đình thì sự bình đẳng giới càng quan trọng.

Do đó, để tìm hiểu về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trước hết cần hiểu khái niệm bình đẳng giới.

Bình đẳng giới chính là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới.Bình đẳng giới là mối quan hệ không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, ở đó phụ nữ và nam giới có vị trí, vai trò, được đối xử và được thụ hưởng ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình.Namvà nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề