Quy cách mốc địa giới hành chính cấp xã

Địa giới hành chính được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thế Luật đất đai số 13/2003/QH11, nội dung cụ thể như sau:

Địa giới hành chính

1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện].

Địa giới hành chính theo quy định tại Luật Đất đai

3. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

a] Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

b] Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

Trân trọng!

Hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp trong việc xác định và quản lý địa giới hành chính?

Khái niệm địa giới hành chính

Địa giới hành chính là Đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Phân công, phân cấp trong việc xác định địa giới hành chính, lập, quản lý hồ sơ, mốc địa giới hành chính

Khoản 1 Điều 29 Luật Đất Đai 2013 quy định

“Điều 29. Địa giới hành chính

1. Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Như vậy, thông qua việc ban hành các nghị định, Chính Phủ chỉ đạo việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp [thay đổi địa giới hành chính huyện; xã, phường thuộc huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương Chính Phủ quy định chi tiết diện tích, nhân khẩu, các đơn vị hành chính trực thuộc].

Thông qua việc ban hành các thông tư, quyết định của Bộ Nội Vụ, thông tư liên tịch giữa Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư quy định chi tiết về trình tự, thủ tục xác định, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Thông qua việc ban hành các thông tư Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường quy định chi tiết định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp [định mức lao động, định mức vật tư và thiết bị].

Đối với UBND các cấp, Khoản 2 Điều 29 Luật Đất Đai 2013 quy định

Khoản 1 Điều 29 Luật Đất Đai 2013 quy định

“Điều 29. Địa giới hành chính

2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện].”

UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương  ban hành các quyết định, chỉ thị, kế hoạch; UBND cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh ban hành quyết định, kế hoạch; UBND cấp xã/phường/thị trấn tổ chức thực hiện việc xác định trên thực địa và lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Thông qua việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ UBND cấp xã/phường/thị trấn tiến hành kiểm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương, trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo UBND huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh.

Mục lục bài viết

  • 1. Thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
  • 2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai
  • 3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
  • 3.1 Xác định địa giới hành chính và lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính
  • 3.1.1 Xác định địa giới hành chính
  • 3.2 Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
  • 4. Lập bản đồ hành chính

1. Thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân theo các quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đất đai được quy định như sau:

- Văn bản Luật đất đai và các Pháp lệnh về quản lý và sử dụng đất đai: đây là văn bản do Quốc hội ban hành;

- Nghị định: đây là văn bản do Chính phủ ban hành;

- Thông tư: đây là văn bản do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành hoặc liên tịch giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường với các Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ khác;

- Quyết định: đây là văn bản do các cơ quản quản lý Nhà nước hoặc của thủ trưởng các cơ quản lý Nhà nước đưa ra;

- Chỉ thị: đây là văn bản do Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra.

Quyết định số 201/CP ngày 1 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất [sau đây gọi tắt là Quyết định số 201/CP năm 1980] đến Luật Đất đai 1987, rồi Luật Đất đai 93 [kể cả 2 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1998 và năm 2001] nội dung "Ban hành văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tồ chức thực hiện các văn bản đó" lúc đầu là “Quy định các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các chế độ. thể lệ đó" đều được xếp ở vị trí sau. Từ Quyết định số 201/CP năm 1980 đến Luật Đất đai 93 đều đã quy định công tác quản lý nhà nước về đất đai gồm 7 nội dung. Trong đó, ở Quyết định số 201/CP năm 1980 nội dung này được xếp ở vị trí thứ 7; đến Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 93 nội dung này được xếp ở vị trí thứ 3. Xếp đầu tiên trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở giai đoạn từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980 đến Luật Đất đai 93 là nội dung "Điều tra, khảo sát đất đai" nhưng đến nay thực tế cho thấy bất kể việc gì trong công tác quản lý nhà nước về đất đai đều phải tuân theo quy định của pháp luật nên Luật Đất đai 203 đưa nội dung "Ban hành văn bản" lên đầu tiên.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai

Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất đai được triển khai dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau.

Khi tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên. cơ quản quản lý hành chính nhà nước về đất đai cũng phải căn cứ theo thẩm quyền của mình mà tổ chức hướng dẫn cho các cấp quản lý bên dưới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật đất đai hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức thực hiện được thể hiện qua các hình thức như sau:

- Tổ chức thực hiện dưới dạng ban hành dưới dạng văn bản, bao gồm:

+ Ban hành các Nghị định: đây là việc Chính phủ căn cứ vào các quy định tại Luật đất đai để cụ thể hóa và hướng dẫn các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo đúng tinh thần của Luật đất đai đã đưa ra đối với từng lĩnh vực;

+ Ban hành các Thông tư: đây là việc Bộ Tài nguyên & Môi trường căn cứ vào các quy định đã được hướng dẫn trong Nghị định để cụ thể hóa hơn nữa ở từng lĩnh vực khi áp dụng cho phù hợp ở mỗi giai đoạn, từng đối tượng, khu vực,…;

+ Quyết định, Chỉ thị: đây là việc Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước như Thủ tướng Chính Phủ; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, … sẽ đưa ra các Quyết định, Chỉ thị để đôn đốc, chỉ đạo thực hiện một số nội dung quản lý cần được đẩy nhanh tiến độ hơn,…

- Tổ chức thực hiện dưới hình thức tuyên truyền, giáo dục: đây là cách thức đánh vào ý thức, nhận biết của các chủ thể quản lý và sử dụng đất. Như việc ban hành, phổ biến các quy định trong các văn bản pháp luật về đất đai như; phát hành sách, báo, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng; tổ chức các lớp tập huấn, …

3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Đây là nội dung mới thứ nhất trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 93, trước khi Luật Đất đai 2013 được ban hành, tuy nội dung này cha được đề cập đến trong Luật Đất đai 93 nhưng đã được quy định tại Chỉ thị số 364/CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trường về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Thực hiện quan điểm xây dựng Luật Đất đai 203 là "luật hoá" một số quy định tại các văn bản dưới luật đã được cuộc sống chấp nhận, Luật Đất đai 2013 đã bổ sung nội dung này. Nội dung này gồm vấn đề sau:

3.1 Xác định địa giới hành chính và lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính

3.1.1 Xác định địa giới hành chính

Địa giới hành chính là ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội.. Địa giới hành chính được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó.

Hiện nay nước ta được chia thành 4 cấp hành chính là: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Giữa các đơn vị hành chính các cấp này đều có ranh giới được thể hiện bằng các mốc địa giới có toạ độ của vị trí các mốc đó.

Việc xác định địa giới hành chính được quy định tại Điều 16, Luật Đất đai 203 như sau: Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Như vậy, chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính trong toàn quốc [không phân biệt ở cấp nào] là nhiệm vụ của Chính phủ.

Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp tổ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong địa bàn mình quản lý.

Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp tồ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính của các xã, phường, thị trấn trong địa bàn mình quản lý.

Tuy nhiên, số mốc, trình tự, thủ tục để xác định các mốc địa giới hành chính trong hồ sơ là do Bộ Nội vụ quy định. Đồng thời, Bộ Nội vụ còn quy định về quản lý các mốc địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính. Bởi lẽ một mốc địa giới hành chính bao giờ cũng giáp ít nhất 2 đơn vị hành chính nên phải có quy định cụ thể để một mốc địa giới hành chính chỉ giao cho một đơn vị hành chính trực tiếp quản lý. Có như vậy mới tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc" tức là một mốc địa giới hành chính do nhiều đơn vị hành chính cùng quản lý có thể sẽ trở thành không ai quản lý.

Theo quy định của Bộ Nội vụ về số mốc địa giới hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật để xác định toạ độ các mốc địa giới hành chính và quy định về định mức kinh tế khi thực hiện xác định các mốc, dó và lập hồ sơ địa giới hành chính.

3.2 Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa giới hành chính, gồm 9 loại giấy tờ sau đây:

- Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính [nếu có];

- Bản đồ địa giới hành chính;

- Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính;

- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính;

- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính;

- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính;

- Phiếu thống kê về các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính;

- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;

- Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân cấp đó, Uỷ ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Như vậy, hồ sơ địa giới hành chính của một đơn vị hành chính được quản lý ở 4 nơi là: Uỷ ban nhân dân cấp đó, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, bộ hồ sơ nằm ở cấp huyện và cấp tỉnh được Uỷ ban nhân dân giao cho Phòng Nội vụ hoặc Sở Nội vụ quản lý. Hồ sơ địa giới hành chính của cấp xã sẽ không có loại giấy tờ cuối [Thống kê các tài liệu về địa giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp dưới] vì cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính.

Một đơn vị hành chính muốn xác nhận địa giới hành chính của mình phải do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp thực hiện; đối với cấp tỉnh, muốn xác nhận phải do Bộ Nội vụ thực hiện. Điều này giải thích tại sao khi xét duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất của

các cấp bao giờ cũng phải có đại diện của ngành nội vụ cấp trên trực tiếp tham gia để tránh tình trạng "lập quy hoạch nhám" ra ngoài địa giới hành chính.

Sau khi đã xác định và cám các mốc địa giới hành chính theo quy định của Bộ Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì từng mốc địa giới hành chính cụ thể được bàn giao cho Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý. Trong quá trình quản lý nếu các mốc địa giới hành chính này bị xê dịch, hư hỏng thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải báo cáo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp [huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh] để có biện pháp xác định lại bảng cách căn cứ vào toạ độ đã được xác định và lưu trong hồ sơ địa giới hành chính.

Việc xác định, lập và quản lý các mốc địa giới hành chính hết sức quan trọng. nó góp phần giữ ổn định biên giới giữa các đơn vị hành chính. Trong quản lý hành chính nhà nước, nếu Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt nội dung này sẽ tránh được tình trạng tranh chấp địa giới hành chính của các cấp dưới.

4. Lập bản đồ hành chính

Theo Luật Đất đai 2013 thì:

- Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hànhchính.

- Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế –xã hội.

Bản đồ hành chính của địa phương nàn thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thì xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bản đồ hành chính không trực tiếp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nh bản đồ địa chính nhng nó rất quan trọng trong công tác quản lý hành chính nhà nước nói chung, trong đó có đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai 203, việc lập bản đồ hành chính các cấp phải dựa trên nền bản đồ địa giới hành chính của đơn vị hành chính đó, tức là dựa vào các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan để lập bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

Dựa vào nền là bản đồ địa giới hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp xây dựng bản đồ hành chính của toàn quốc và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dựa vào nền là bản đồ địa giới hành chính của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các xã, phường, thị trấn; Uỷ ban nhân dân tỉnh. thành phố trực thuộc trung ương có các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đó trực liếp xây dựng bản đồ hành chính của các đơn vị cấp huyện, cấp xã này dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề