Quy chế làm việc của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3437/QĐ-TTCH về việc ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá (sau đây gọi tắt là Trung tâm Chỉ huy).

Quy chế làm việc của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại khu cách ly tập trung xã Yên Bái cũ (Yên Định).

Theo đó, Trung tâm Chỉ huy chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong việc tham mưu đề xuất, chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn tỉnh.

Chỉ huy trưởng, các Phó chỉ huy trưởng và các thành viên Trung tâm Chỉ huy làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị công tác trong thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin, chỉ đạo xử lý các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Trung tâm Chỉ huy có Tổ giúp việc do Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh là Tổ trưởng và tổ viên là cán bộ các đơn vị liên quan.

Trung tâm Chỉ huy phân công thường trực 24/24h. Các thành viên Trung tâm chỉ huy thuộc: Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải cử cán bộ thưởng trực để tiếp nhận thông tin, kịp thời báo cáo Chỉ huy trưởng, các Phó Chỉ huy trưởng và các thành viên Trung tâm Chỉ huy phụ trách, theo dõi lĩnh vực để kịp thời xử lý hoặc đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh và UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo thẩm quyền.

Sở Y tế là đơn vị thường trực, chủ trì tham mưu về chuyên môn, nghiệp vụ cho Trung tâm Chỉ huy chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Trung tâm Chỉ huy được sử dụng bộ máy và phương tiện của các cơ quan để phục vụ hoạt động của Trung tâm Chỉ huy.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Chỉ huy: Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Tiếp nhận các thông tin khẩn cấp, các vấn để phát sinh về tinh hinh dịch bệnh và các vấn đề khác liên quan trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo xử lý kịp thời; trường hợp vượt quá thẩm quyền, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai các biện pháp, giải quyết quyết liệt, kịp thời trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 không để dịch bệnh lây lan. Chỉ đạo, điều hành, điều phối giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong việc phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Nắm bắt, tiếp nhận ý kiến phản ánh, khó khăn, vướng mắc của các sở, ngành, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, Nhân dân trong quá trình triển khai các biện pháp phòng, chống dich COVID-19. Kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch; chỉ đạo, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội, đời sống nhân dân trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh về tỉnh hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh hằng ngày hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

Chế độ giao ban được quy định rõ: Định kỳ 2 ngày một lần hoặc đột xuất khi có tình huống, tổ chức giao ban Thường trực Trung tâm Chỉ huy cấp tỉnh (thành phần gồm: Chỉ huy trưởng; các Phó Chỉ huy trưởng; thành viên trực và Tổ giúp việc). Định kỳ 5 ngày một lần hoặc đột xuất khi có tình huống, tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn tỉnh giữa Trung tâm Chỉ huy các cấp (tỉnh, huyện, xã).

Đối với các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27-3-2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ: Trung tâm Chỉ huy cấp huyện, cấp xã phải thực hiện giao ban định kỳ tối thiểu 1 ngày một lần. Thời gian tổ chức giao ban định kỳ giữa Trung tâm Chỉ huy cấp huyện và Trung tâm Chỉ huy cấp xã do Chỉ huy trưởng cấp huyện quyết định, nhưng không quá 3 ngày một lần.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội: Trung tâm Chỉ huy cấp huyện, cấp xã thực hiện giao ban định kỳ tối thiểu 3 ngày một lần. Thời gian tổ chức giao ban định kỳ giữa Trung tâm Chỉ huy cấp huyện và Trung tâm Chỉ huy cấp xã do Chỉ huy trưởng cấp huyện quyết định, nhưng không quá 5 ngày một lần.

Yêu cầu Trung tâm Chỉ huy cấp xã báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên địa bàn và gửi về Trung tâm Chỉ huy cấp huyện trước 12 giờ hàng ngày. Trung tâm Chỉ huy cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên địa bàn và gửi về Trung tâm Chỉ huy cấp tỉnh (qua Sở Y tế) trước 15 giờ hàng ngày. Sở Y tế chủ trì tổng hợp, báo cáo Trung tâm Chỉ huy cấp tỉnh trước 17 giờ hàng ngày. Khi có tình huống đột xuất, Trung tâm Chỉ huy cấp huyện, cấp xã gửi báo cáo về Trung tâm Chỉ huy cấp tỉnh (qua Sở Y tế) theo yêu cầu.

Xem toàn văn quyết định tại đây.

Tô Hà

Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk. (02/12/2021, 09:00)

 Ngày 26/11/2021, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh ban hành Quyết định số 171/QĐ-TTCH về việc ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk.

Quy chế làm việc của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19
   

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Quy chế này quy định nhiệm vụ, chế độ làm việc của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, và các thành viên Trung tâm Chỉ huy, được kiện toàn theo Quyết định số 3262/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 của chủ tịch UBND tỉnh.

Trung tâm Chỉ huy hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, trong đó, Chỉ huy trưởng chỉ đạo toàn diện và phân công nhiệm vụ cho các Phó Chỉ huy và các thành viên, các Phó Chỉ huy trực tiếp chỉ đạo, quyết định theo lĩnh vực, địa bàn và các nhiệm vụ được phân công phụ trách, kịp thời báo cáo, xin ý kiến Chỉ huy trưởng những nội dung vượt thẩm quyền, trường hợp liên quan đến lĩnh vực do Phó Chỉ huy khác phụ trách thì chủ động trao đổi, thống nhất và chỉ đạo thực hiện kịp thời và chịu trách nhiệm với ý kiến chỉ đạo của mình.

Chỉ huy trưởng, các Phó Chỉ huy và các thành viên Trung tâm Chỉ huy được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị đang công tác để thực hiện nhiệm vụ.

Tùy tình hình dịch bệnh, Trung tâm Chỉ huy cấp tỉnh sẽ họp giao ban trực tuyến với Trung tâm Chỉ huy cấp huyện, cấp xã để nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo triển khai các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn theo thẩm quyền.

Bộ phận thường trực của Trung tâm Chỉ huy có trách nhiệm tham mưu triển khai, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 144/QĐ-TTCH ngày 08/10/2021 của Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk ban hành Quy chế hoạt động của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, thành viên Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, trưởng Ban Chỉ đạo, Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

Ngày 16/9/2021, Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh ban hành 3314/QĐ-TTCH về Quy chế làm việc của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Kon Tum.

Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Kon Tum; các thành viên, Cơ quan thường trực và Tổ giúp việc của Trung tâm Chỉ huy.

Theo Quy chế, Trung tâm Chỉ huy được kích hoạt hoạt động theo mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng trong những trường hợp cấp bách để đáp ứng với diễn biến dịch bệnh phức tạp trên địa bàn tỉnh (cách ly y tế vùng dịch, thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg,...) và làm việc theo nguyên tắc thời chiến, thực hiện chế độ chỉ đạo trực tiếp, mệnh lệnh tại chỗ; chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh trong việc tham mưu đề xuất, chỉ đạo triển khai các giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đảm bảo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn; quyết định xử lý ngay tất cả các vấn đề có liên quan theo thẩm quyền được giao.

Khi hoạt động, mọi thông tin, diễn biến về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh phải được báo cáo về Trung tâm Chỉ huy một cách nhanh nhất, đầy đủ và chính xác nhất, đặc biệt là các thông tin khẩn cấp về tình hình dịch bệnh qua: Điện thoại đường dây nóng: 03603.540.999; 0913.455.568; 0363.455.568 hoặc, khi cần thiết, có thể qua số điện thoại của Chỉ huy trưởng, các Phó Chỉ huy trưởng.

Chỉ huy trưởng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Trung tâm Chỉ huy và chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh về các hoạt động của Trung tâm Chỉ huy.

Phó Chỉ huy trưởng thường trực và các Phó Chỉ huy trưởng tham mưu, giúp việc cho Chỉ huy trưởng và thực hiện các nhiệm vụ theo sự ủy quyền hoặc phân công của Chỉ huy trưởng; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị mình đang công tác và chịu trách nhiệm cử lực lượng giúp việc, phương tiện, trang thiết bị… của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chỉ huy trưởng. Chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin nóng, đột xuất, chỉ đạo xử lý các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Trường hợp chưa có sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện thì báo cáo ngay với Chỉ huy trưởng để quyết định.

Quy chế còn quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Chỉ huy, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng thường trực, các Phó Chỉ huy trưởng, Cơ quan thường trực, Tổ giúp việc Trung tâm Chỉ huy và nhiệm vụ của các thành viên Trung tâm Chỉ huy....

Chi tiết văn bản, xem tại đây!               

Tuấn Tài - Ngọc Kiên