Quy định về tạm ứng hợp đồng dịch vụ

Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng thực hiện dự án đầu tư công [Ảnh minh họa]

Theo đó, quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với dự án đầu tư công như sau:

Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng:

Chủ đầu tư gửi đến cơ quan kiểm soát, thanh toán bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị của từng loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng trước khi cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp.

Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.

Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm về giá trị của bảo lãnh tạm ứng phải tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.

Về thời gian có hiệu lực

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong văn bản bảo lãnh tạm ứng.

Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi về thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng.

Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:

- Hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng, hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ thì thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và xây dựng.

- Hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Hợp đồng ủy thác quản lý dự án.

- Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình].

- Các trường hợp tạm ứng chi phí ban quản lý dự án cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Nghị định 99/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Ngọc Nhi

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Tạm ứng hợp đồng - một thuật ngữ sử dụng phổ biến khi thực hiện các hoạt động xây dựng, là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu. Hiện nay, nguyên tắc tạm ứng hợp đồng, mức tạm ứng được pháp luật quy định thế nào?

  • Quy định về nguyên tắc tạm ứng hợp đồng thế nào?
  • Mức vốn tạm ứng hợp đồng là bao nhiêu?
  • Trường hợp nào phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng?

Câu hỏi: Tôi muốn biết rõ hơn quy định về nguyên tắc tạm ứng hợp đồng, mức tạm ứng tối đa hiện nay như thế nào?

Tạm ứng hợp đồng là gì?

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2015 của Chính phủ về hợp đồng xây dựng:

1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

Quy định về nguyên tắc tạm ứng hợp đồng thế nào?

Nguyên tắc tạm ứng hợp đồng được quy định Tại Điều 18, Nghị định 137/2015, hướng dẫn bởi Công văn 10254/BTC-ĐT mức tạm ứng đối với công việc của dự án

- Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.

Với hợp đồng thi công xây dựng, phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng [nếu có] tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.

- Các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng về: Mức tạm ứng; Thời điểm tạm ứng ; Thu hồi tạm ứng

- Mức tạm ứng, số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu.

Bên nhận thầu căn cứ vào đó làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

- Nếu các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

- Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy định.

Nếu kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng [hoặc dự toán được duyệt] thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.

- Chủ đầu tư và nhà thầu có trách nhiệm tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng có hiệu quả, đồng thời hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.

Nghiêm cấm việc tạm ứng hợp đồng nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký.

Riêng đối với sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.

* Hồ sơ tạm ứng vốn bao gồm: Để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau: - Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; - Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu [chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư] đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mặc dù phổ biến nhất tại các doanh nghiệp xây dựng song nhìn chung tạm ứng hợp đồng là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện đối với công việc kế toán. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tạm ứng hợp đồng và quy định về tạm ứng ở đồng trong bài viết sau.

1. Tạm ứng hợp đồng là gì? Một số quy định chung về tạm ứng hợp đồng

Tạm ứng hợp đồng là quá trình mà bên mua hàng thực hiện việc thanh toán trước toàn bộ hoặc một khoản tiền cho bên bán hàng hóa để thực hiện thỏa thuận mua hàng đã giao kết từ trước của các bên.

Tỉ lệ tạm ứng hợp đồng hoàn toàn dựa theo nhu cầu của các bên, hiện pháp luật không đưa giới hạn về tỷ lệ % hay các mức tỷ lệ bắt buộc. Số tiền tạm ứng sẽ được khấu trừ sau trên tổng giá trị cần thanh toán.

1.1. Đặc điểm của Hợp đồng tạm ứng 

Đặc điểm của hợp đồng tạm ứng là chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán trong giao dịch mua bán hàng hóa có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Ngoài ra, anh chị cũng quan tâm đến một số điểm đặc trưng về Thời hạn tạm ứng, Mục đích tạm ứng, Bồi hoàn tạm ứng.

1.2. Mục đích của Hợp đồng tạm ứng  

Hợp đồng tạm ứng tiền hàng ngoài việc thể hiện độ tin cậy cao của bên mua đối với bên bán còn giúp giảm thiểu những thiệt hại không đáng có nếu hai bên dừng hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng là văn bản pháp lý ghi nhận việc tạm ứng số tiền nhất định giữa hai bên và quy định về cách thức xử lý số tiền tạm ứng.

Ngoài ra, doanh nghiệp bán cũng có thể sử dụng khoản tiền tạm ứng của bên mua như một khoản vốn để thực hiện sản xuất và cung ứng hàng hóa cho bên mua.Hình thức Hợp đồng tạm ứng tiền hàng: Hợp đồng này không có mẫu sẵn theo quy định và không bắt buộc công chứng.

Dựa trên quy định trên hợp đồng, khi đến thời hạn thanh toán tạm ứng, bên bán sẽ lập giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng gửi sang bên mua.

1.3. Luật điều chỉnh Hợp đồng tạm ứng 

Một số quy định về tạm ứng hợp đồng được áp dụng trong một số văn bản pháp luật như:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Các văn bản, nghị định, nghị quyết, thông tư hướng dẫn thi hành các bộ luật trên;

Trên đây là một số quy định chung về hợp đồng tạm ứng. Riêng với tạm ứng hợp đồng xây dựng có một số những quy định riêng, đặc thù riêng anh chị kế toán cần nắm được.

2. Quy định về tạm ứng hợp đồng xây dựng

2.1. Khái niệm tạm ứng hợp đồng xây dựng

Khoản 1 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng nêu rõ “Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng”.

2.2. Nguyên tắc tạm ứng hợp đồng xây dựng

Trong nội dung quy định về tạm ứng hợp đồng sẽ đề cập về nguyên tắc tạm ứng hợp đồng, mức tạm ứng hợp đồng, hồ sơ tạm ứng vốn theo hợp đồng. Cụ thể, Khoản 2,3  Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định nguyên tắc hợp đồng quy định như sau:

– Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng [nếu có] tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận. 

– Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

2.3. Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng

Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng được quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP [được hướng dẫn bởi Điểm 3 Khoản 2 Công văn 10254/BTC-ĐT] như sau:

a. Mức vốn tạm ứng tối thiểu:

– Đối với hợp đồng tư vấn:

Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.

– Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

– Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

b. Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng 

Căn cứ vào Điểm b Khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2016/TT-BTC, mức tạm ứng HĐ tối đa hiện là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết [bao gồm cả dự phòng nếu có], trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.

c. Đối với chi phí quản lý dự án

Theo Điểm d Khoản 3 Điều 8 Thông tư 08/2016/TT-BTC thì căn cứ dự toán chi phí quản lý dự án trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc nhà nước thực hiện tạm ứng vốn theo đề nghị của chủ đầu tư. Mức tạm ứng vốn không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d. Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản

Điều này được quy định nêu trên không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho dự án.

2.4. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Bảo lãnh tạm ứng là một trong những hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng để nhà thầu chuẩn bị cho việc xây dựng công trình.

Khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bảo lãnh tạm ứng như sau:

  • Với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng.
  • Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
  • Nếu bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
  • Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Theo MISA

Video liên quan

Chủ Đề