Quy luật lượng chất trong triết học cho ta đức tính gì trong cuộc sống

Quy luật lượng chất trong triết học? Ví dụ về quy luật lượng chất?

Quy luật lượng chất chính là quy luật cơ bản, nó được xảy ra trong quá trình vận động, quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, của tư duy. Khi lượng thay đổi thì sẽ dẫn đến các sự thay đổi chất của những sự vật, của hiện tượng và ngược lại. Đây chính là quy luật tự nhiên, tất yếu và khách quan, được phổ biến của các sự vật, hiện tượng. Vậy quy luật lượng chất trong triết học như thế nào? Ví dụ về quy luật lượng chất?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Quy luật lượng chất trong triết học:

1.1. Khái niệm và đặc điểm của chất và lượng:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chất chính là phạm trù triết học được dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Nó là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với những sự vật, hiện tượng khác.

Đặc điểm của chất:

– Chất thể tính khách quan: chất là cái vốn có, nó nằm bên trong sự vật hay hiện tượng không phụ thuộc vào những ý muốn chủ quan của con người. Ví dụ nước biển mặn tồn tại ở bên trong chứ không phải là do một lực lượng siêu nhiên nào đó, hay ý muốn chủ quan của con người mà có thể áp đặt lên được nó.

– Chất chính là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố của sự vật.Thuộc tính chính là những tính chất của các sự vật, nó là cái vốn có của sự vật. Các thuộc tính của sự vật nó chỉ được bộc lộ ra phía bên ngoài qua sự tác động qua lại của các sự vật mang các thuộc tính đó với những sự vật khác. Mỗi một sự vật hay hiện tượng đều mang thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ có những thuộc tính cơ bản thì mới hợp thành chất của những sự vật hay hiện tượng. Mỗi sự vật hay hiện tượng đều có một quá trình tồn tại và phát triển qua những giai đoạn và trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có những chất riêng. Tóm lại, mỗi sự vật hay hiện tượng không phải chỉ có duy một chất mà rất có thể nó có nhiều chất.

– Chất thể hiện được tính ổn định tương đối của các sự vật và hiện tượng: khi nó chưa được chuyển hóa thành các sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa có sự thay đổi.

Lượng chính là phạm trù của triết học được dùng để chỉ các tính quy định vốn có của các sự vật về mặt số lượng, quy mô hay trình độ, nhịp điệu của các sự vận động và phát triển cũng như những thuộc tính của các sự vật.

Đặc điểm của lượng:

– Lượng có tính khách quan bởi vì lượng là một dạng biểu hiện của vật chất, nó chiếm một vị trí nhất định trong một không gian và tồn tại trong khoảng thời gian nhất định.Trong các sự vật hiện tượng thì có nhiều loại lượng khác nhau như: có lượng chính là yếu tố quyết định bên trong, nhưng có lượng chỉ thể hiện các yếu tố bên ngoài của các sự vật, hiện tượng; các sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng sẽ phải phức tạp theo.

Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay

– Lượng sẽ thường xuyên biến đổi: Bản thân về lượng không nói lên các sự vật đó [ví dụ như số lượng của các nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học,…..] là gì, các thông số về lượng cũng không ổn định mà nó lại thường xuyên biến đổi cùng với các sự vận động biến đổi của những sự vật , đó chính là mặt không ổn định của các sự vật.

– Lượng có thể sẽ được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể hoặc nó có thể nhận thức bằng những con đường trừu tượng và khái quát hóa.

1.2. Quy luật lượng chất trong triết học:

Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như sự phát triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng khi vượt qua giới hạn về độ tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi cơ bản về chất, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác.

Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang trong mình tính mâu thuẫn vốn có trong sự vật. Lượng thì thường xuyên biến đổi còn chất có xu thế ổn định. Do đó, lượng phát triển tới một mức nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ, yêu cầu tất yếu là phải thay đổi chất cũ, mở ra một độ mới cho sự phát triển của lượng. Sự chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy

Quy luật này còn diễn ra theo chiều ngược lại, tưc là không chỉ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi về lượng trước đó gây nên thì nó lại quay trở lại, tác đọng đến sự biến đổi của lượng mới. Ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.

Nội dung của quy luật được phát biểu như sau: mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuân khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.

2. Ví dụ về quy luật lượng chất:

Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biệ chứng. Nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một số lĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật, hiện tượng tỏng tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Ví dụ về quy luật lượng chất đó chính là sự chuyển hoá thành các dạng tồn tại khác nhau của nước. Nước xét trên phương diện cấu tạo hoá học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố đó là hidro và oxi. Nước có công thức hoá học là H20. Ở điều kiện bình thường, nước tồn tại ở dạng lỏng nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước còn tồn tại ở nhữung dạng khác nhau như rắn, khí hau plasma. Quy luật lượng chất thể hiện rõ nhất trong quá trình chuyển hoá giữa những dạng tồn tại khác nhau của nước. Trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta có thể thấy rằng chất của nước chính là trạng thái tồn tại [rắn, lỏng, khí hay plasma] còn lượng chính là nhiệt độn nước, vận tốc của các phân tử nước. Có thể nhận thấy rõ ràng, trạng thái của nước luôn tương ứng với nhiệt độ của nó. Khi nhiệt độ của nước ở -237 độ c thì nước ở thể rắn, nhiệt độ có tăng them tới -270 độ c hay thậm chí lên tới -10 độ c thì nước vẫn ở thể rắn mà thôi. Cũng trong khoảng nhiệt độ này, vận tốc của các phân tử nước cũng tăng dần theo nhiệt độ của nước nhưng chưa đủ để tạo nên sự thay đổi trong trạng thái tồn tại của nước, tức là mặc dù lượng của nước đã thay đổi nhưng về cơ bản thì chất của nó vẫn được giữ ổn định. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của nước tăng lên đến 0 độ c và cao hơn nữa thì trạng thái của nước bắt đầu có sự thay đổi, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, tức là về cơ bản, chất của nước đã thay đổi. Quá trình chuyển háo giữa các đạng của nước cũng diễn ra tương tự ở những nhiệt độ khác nhau. Như vậy, có thể thấy rằng, khoảng nhiệt độ từ -237 độ c đến 0 độ c chính là độ của nước. Đây là khoảng giới hạn mà luộng của nước được tích luỹ nhưng không làm thay đổi chất căn bản của nước. Đến 0 độ c thì sự thay đổi về chất diễn ra, như vậy 0 độ c chính là điểm mút mà ở đó sự tích luỹ về lượng của nước đã đủ để làm nó có sự thay đổi về chất. Từ 0 độ c nước không còn ở thể rắn nữa mà chuyển hoàn toàn sang thể lỏng, vì vậy, đây chính là bước nhảy của nước trong quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Chất mới được sinh ra lại tiếp tục quay trở lại tác động đến lượng mới, điều này thể hiện ở vận tốc của các phân tử nước ở trạng thái lỏmg được tăng lên đáng kể so với trạng thái rắn khi mà nhiệt độ của nước tiếp tục được nâng lên.

Ví dụ về nước chỉ là một trong vô vàn ví dụ về quy luật lượng chất trong tự nhiên. Việc nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất to lớn, trước hết nó giứp cho con người  có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thế giới tự nhiên và từ đó đem những gì nhận thức được quay trở lại, cải tạo tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của con người.

Theo chủ nghĩa Mac – Lênin thì quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản nhất của phạm trù triết học. Quy luật lượng chất tác động đến toàn bộ quá trình hình thành, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.

Vậy Quy luật lượng chất là gì? Nội dung quy luật lượng chất gồm những gì? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về những vấn đề này.

Quy luật lượng chất là gì?

Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin.

Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó:

Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng.

Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật.

Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình độ của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về nội dung cơ bản của quy luật lượng chất, thì với phần tiếp theo của bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về nội dung quy luật lượng chất.

Ví dụ quy luật lượng chất

Ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng [kiến thức] cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn.  Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

Như đã phân tích ở trên, lượng là phạm trù triết học được dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô trình độ của sự vận động và phát triển cũng như là các thuộc tính khác đã cấu thành lên sự vật.

Đặc trưng của lượng sẽ được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hoặc ngắn, quy mô, tổng số hay trình độ. Nhưng đối với các trường hợp phức tạp thì không thể chỉ diễn tả bằng những con số đòi hỏi sự chính xác cao mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa.

Theo Mac – Lênin thì lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. Toàn bộ sự so sánh giữa lượng và chất chỉ là tương đối, không có tuyệt đối.

Chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, được coi là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vậy là nó chứ không phải những sự vật khác.

Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính không thể đồng nhất với nhau. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng rất nhiều thuộc tính, nhưng những thuộc tính này không thể cùng tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản nhất mới có thể quyết định được bản chất của sự vật.

Do đó, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi theo, đồng nghĩa với việc khi các thuộc tính không cơ bản dù có thay đổi hay không thì cũng không làm biến đổi bản chất của sự vật.

Tuy nhiên các thuộc tính cũng như chất của sự vật sẽ luôn có mối quan hệ cụ thể với nhau, vì vậy việc phân biệt này chỉ mang tính tương đối.

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản chất của chất thì tương đối ổn định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên chúng lại không thể tách rời nhau, đổi lại giữa chúng đều luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.

Sự thống nhất này được xác định trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại. Trong đó độ là một phạm trù của triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, được biểu thị ở mức độ sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất của sự vật đó.

Đổi lại khi sự vật mới được hình thành thì từ chất mới thì sẽ có một lượng mới phù hợp, từ đó tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất, sự tác động này được hiểu thông qua quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.

Ý nghĩa của phương pháp luận

Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang tính định hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những bước nhảy vọt.

Trong quá trình hoạt động thì con người luôn vận dụng linh hoạt các hình thức khác nhau. Và sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Mặt khác, xã hội loài người đang càng ngày phát triển, đa dạng theo chiều hướng tích cực do rất nhiều yếu tố tác động thành, từ đó ta cần thực hiện đổi mới thành công trên từng lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội để tạo ra các bước nhảy về chất.

Do đó để có thể thực hiện các bước nhảy vọt thì trước hết phải thực hiện các bước nhảy cục bộ để làm thay đổi từng yếu tố của chất.

Với nội dung bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho Qúy khách các vấn đề liên quan đến nội dung quy luật lượng chất.

Video liên quan

Chủ Đề