Quy tắc biến âm trong tiếng Trung

Phiên âm tiếng Trung bao gồm: vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu. Nói đơn giản là: phiên âm = nguyên âm + phụ âm + dấu.

Những bài trước chúng ta cũng đã tìm hiểu cơ bản về phiên âm trong tiếng Trung. Để củng cố kiến thức, hôm nay trung tâm Chinese mang tới cho bạn các Quy tắc viết Phiên âm tiếng Trung

→ Trước khi tìm hiểu Quy tắc chúng ta cũng ôn lại bài:  Phụ âm [ Thanh mẫu]Nguyên âm [ Vận mẫu] trong tiếng Trung để học tốt bài này hơn.

Quy tắc viết Phiên âm tiếng Trung Quốc

Quy tắc #1: Các nguyên âm i, in, ing

Khi mở đầu một âm tiết phải thêm y đằng trước

Ví dụ:

i → yi

in →yin

ing→ying

Quy tắc #2: Đối với các nguyên âm: “ ia, ie, iao, ia, iou, iong”

Khi trở thành một từ có nghĩa thì phải đổi i thành y và thêm thanh điệu.

Ví dụ:

ia → ya → yá                                                 iang → yang → yăng

iao → yao → yăo                                           iou → you →yŏu

iong → yong→ yŏng                                     ie → ye → yě

ian → yan → yăn

Quy tắc #3: Các nguyên âm: “ü, üe, üan, ün”

Khi mở đầu một âm tiết thì bỏ dấu chấm và thêm y đằng trước và thêm thanh điệu.

ü → yu  → yŭ                                                üe → yue → yuè

üan → yuan → yuán                                      ün → yun → yún

Quy tắc #4: Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün”

Khi ghép với các âm “ j, q, x” thì bo hai dấu chấm trên chữ u, nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm.

Ví dụ:

jü → ju                              qü → qu                    xü → xu

jüe→ jue                           qüe → que                 xüe → xue

jüan → juan                      qüan → quan             xuân → xuan

jün → jun                         qün → qun                 xün → xun

Quy tắc #5: Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün”

Khi ghép với l và n thì để nguyên hai dấu chấm trên đầu.

Ví dụ: nü; lü

Quy tắc: #6: Các nguyên âm “ ua, uo, uai, uan, uang, uei, uen, ueng”

Khi mở đầu âm tiết thì phải đổi chữ ü  thành w và thêm thanh điệu. Riêng nguyên âm ü khi đứng một mình thì phải thêm w vào phía trước.

Quy tắc #7: Đối với các nguyên âm “ iou, uei, uen”

Khi ghép với một phụ âm thì bỏ o, e nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm.

Ví dụ: q + iou→ qiu

Trên đây là 7 quy tắc viết phiên âm tiếng Trung cơ bản cho người mới học.

⇒ Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu xem Thanh điệu trong tiếng Trung là như thế nào ? Đây là bài viết rất quan trọng cho người mới học.

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.

Nguồn: chinese.com.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Một phiên âm cơ bản trong tiếng Trung bao gồm 3 bộ phận: vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu. Nói đơn giản hơn, phiên âm là sự kết hợp của nguyên âm, phụ âm, dấu. Hôm nay, hãy cùng THANHMAIHSK tìm hiểu cách viết phiên âm tiếng Trung đúng nhất, chuẩn nhất ngay dưới đây nha. 

1. Quy tắc điền thanh điệu trong từ

  • Đối với âm mẫu có vận mẫu kép [ví dụ: an, ei, ua, ou,…]: Hãy đánh dấu ở phiên âm có độ mở môi lớn hơn âm còn lại. Theo độ mở môi theo thứ tự giảm dần, ta có: a, o, e, i, u, ü. 

Ví dụ: Fàndiàn 

Guǎngchǎng

Háishi

Dìtiě

  • Khi có “u, i” cùng xuất hiện, thanh điệu sẽ được đánh vào âm phía sau

Ví dụ: Duì

Duìbùqǐ

Liúxué

  • Bạn sẽ mất dấu chữ “i” khi đánh thanh điệu vào chúng

Ví dụ: Lǐ

Chī

Dìdi

2. Cách sử dụng dấu cách âm

Khi các âm tiết “a,o,e” đứng đầu một âm tiết và liền ngay sau 1 âm tiết khác. Bạn có thể sử dụng dấu cách âm để tránh nhầm lẫn và dính âm.

Ví dụ: 天安门 /Tiān’ānmén/: Thiên An môn

3. Quy tắc chuẩn viết phiên âm tiếng Trung

Quy tắc 1:

Thêm “y” đằng trước đối với các vận mẫu “i, in, ing”

Ví dụ: i → yi; in →yin; ing→ying

Quy tắc 2:

Đổi “i” →”y” và thêm thanh điệu đối với các nguyên âm “ia, ie, iao, ian, iou, iong”. Nhưng vẫn giữ nguyên cách đọc. 

Ví dụ:  

  • iang → yang → yăng
  • iong → yong→ yŏng

Quy tắc 3:

Đổi “u” →”w” khi không có thanh mẫu phía trước các vận mẫu “ua, uo, uai, uei, uan, uen, uang, ueng”. Giữ nguyên cách đọc.

  • ua → wa         
  • uo→wo           
  • uai→wai             
  • uei→wei
  • uan→wan       
  • uen→wen       
  • uang→wang       
  • ueng → weng

Quy tắc 4: 

Đối với các nguyên âm “ü, üe, üan, ün” 

Bỏ dấu chấm, thêm y phía trước và thêm thanh điệu

  • ü → yu  → yŭ                                           
  • üe → yue → yuè
  • üan → yuan → yuán                                 
  • ün → yun → yún

Bỏ dấu hai chấm phía trên ü khi ghép với các âm “j, q, x” nhưng vẫn giữ nguyên cách đọc

  • xüe → xue
  • jüe→ jue
  • qüan → quan
  • jü → ju 

Để nguyên “ü” khi ghép với “l” hoặc “n”

  • l+ ü→ lü
  • n+ ü→nü 
  • n+üe→ nüe  
  • l + üe→ lüe

Quy tắc 5: 

Thêm “w” trước ü khi ü đứng một mình

Ví dụ: ü → wü 

Quy tắc 6: 

Đối với các vận mẫu “ iou, uei, uen” thì bỏ “o,e” khi ghép với các phụ âm khác. Tuy nhiên vẫn giữ nguyên cách phát âm.

  • z+ uen→  zun
  • d + uei →dui    
  •  j+ iou→ jiu

Quy tắc khác:

Viết hoa chữ đầu đối với các tên riêng, tên địa danh

Một từ nhiều âm tiết do các phiên âm tạo thành cần viết liền nhau

Trên đây là đầy đủ các nguyên tắc viết phiên âm tiếng Trung. Bạn đã học được các yếu tố cơ bản của từ tiếng Trung hay chưa. Cùng tìm hiểu thêm các bài viết dưới đây nhé:

Bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức tiếng Trung theo lộ trình bài bản, đăng kí tại đây:

Thanh điệu tiếng Trung hay còn gọi dấu thanh là minh chứng cho ngôn ngữ này có âm sắc. Trong bảng chữ cái tiếng Trung ngoài nguyên âm, phụ âm còn có 4 dấu và 1 khinh thanh. Các dấu tiếng Trung Quốc mang lại cho nó một sự khác biệt, tuy nhiên âm sắc cũng có thể làm một nguồn thông tin sai lệch nếu không được phát âm đúng. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt muốn giới thiệu đến bạn chi tiết về thanh điệu cũng như quy tắc cách đọc, cách viết pinyin trên bàn phím nhé!

Xem thêm: Học tiếng Trung online hiệu quả với lộ trình học tập bài bản.

Nội dung chính:
1. Thanh điệu tiếng Trung là gì?
2. 4 loại thanh điệu trong tiếng Trung
3. Cách đánh dấu thanh điệu
4. Quy tắc biến điệu trong tiếng Trung
5. Cách gõ thanh điệu tiếng Trung trên điện thoại

Cách phát âm 4 dấu thanh trong tiếng Hoa

1. Thanh điệu tiếng Trung là gì?

Thanh điệu 声调 / shēngdiào / là hình thức biến hoá cao – thấp – dài – ngắn của 1 âm tiết. Cách thanh mẫu tiếng Trung cùng với vận mẫu và dấu tạo thành từ.

Trong tiếng Hán, một chữ Hán đại diện cho một âm tiết. Dấu có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ vựng.

Ví dụ:

Từ vựng “wuli” với những thanh điệu khác nhau có những nghĩa: 物理 [wùlǐ – vật lý]、物力 [wùlì – vật lực]、无理 [wúlǐ – vô lý]、无力 [wúlì – vô lực]、屋里 [wùlǐ – trong phòng]、五里 [wǔlǐ – năm dặm]、武力 [wǔlì – vũ lực]、无利 [wúlì – vô lợi]…

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT

Bảng chữ cái tiếng Trung Phiên âm tiếng Trung

2. 4 loại thanh điệu trong tiếng Trung

Trung Quốc bảng chữ cái pinyin [chữ latinh] có 4 dấu và một âm khinh thanh, mỗi dấu có một cao độ cách phát âm đặc biệt khác nhau. Vì vậy cách đọc phiên âm cũng sẽ đặc biệt hơn, cụ thể bên như bảng bên dưới.

Xem ngay: Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản.

Thanh điệu Kí hiệu Ví dụ Cách đọc
Thanh 1 [阴平 / yīnpíng / Âm bình] Đọc không dấu, kéo dài, đều đều. Đọc cao bình bình, điều quan trọng là giữ cho giọng gần như đơn điệu trên toàn bộ âm tiết khi phát âm âm đầu tiên. Gần giống đọc không dấu trong tiếng Việt.
Thanh 2 [阳平 / yángpíng / Dương bình] / Đọc như dấu sắc, đọc tăng dần.
Thanh 3 [上声 / shàng shēng / Thượng thanh] v Đọc như dấu hỏi, đọc từ cao độ giữa – xuống thấp – rồi lên cao vừa. Khi được phát âm rõ ràng, âm “ngâm” của nó rất đặc biệt.
Thanh 4 [去声 / qù shēng / Khứ thanh] \ Đọc không dấu, đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao nhất xuống thấp nhất. Bắt đầu cao nhưng giảm mạnh xuống dưới cùng của dải âm. Đọc ngắn và nặng hơn dấu huyền, dài và nhẹ hơn dấu nặng trong thanh điệu tiếng Việt.

Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.

Tìm hiểu ngay: Tự học tiếng Trung tại nhà.

Chúng tôi có giới thiệu một số phần mềm phát âm tiếng Trung để luyện phát âm các dấu chính xác nhất.

Cách đọc dấu trong tiếng Trung

Lưu ý: 

Đây là cách đọc theo tiếng phổ thông, một số vùng miền sẽ có phiên âm khác.

Trong tiếng Trung có 1 khinh thanh, không biểu thị bằng ký hiệu [không dùng dấu]. Thanh này sẽ đọc nhẹ và ngắn hơn các dấu còn lại, cẩn thận nhầm lẫn với thanh 1. Ví dụ: bāba

3. Cách đánh dấu thanh điệu

  • Thanh điệu phải được đánh trên nguyên âm chính của âm tiết [Vận mẫu giữa].
  • Thanh nhẹ để trống, không đánh ký hiệu.
  • Âm tiết phải được đánh nguyên điệu, không đánh biến điệu.
  • Trong các âm tiết có vận mẫu tỉnh lược [iu, ui] thì được đánh trên nguyên âm u hoặc i. Ví dụ: 酒 – / jiǔ /、 嘴 – / zuǐ /.
  • Lúc đánh nguyên âm đơn i, dấu chấm trên chữ i được bỏ đi. Ví dụ: 你 – / nǐ /、 迷 – / mí /.

4. Quy tắc biến điệu trong tiếng Trung

Bốn dấu trong tiếng Hoa là dấu của 1 âm tiết độc lập. Trong từ, ngữ hoặc câu, những âm tiết đi liền với nhau, lúc đó thường phát sinh sự biến hoá về mặt thanh điệu, gọi là “biến điệu”, có các trường hợp sau.

Sự biến thanh đặc biệt khi phát âm thanh 3 liền nhau trong Hán ngữ

4.1 Thanh nhẹ [Khinh thanh]

Có một số âm tiết thường mất đi thanh điệu gốc của nó trong từ hoặc âm tiết, đọc thành một âm vừa nhẹ vừa ngắn, âm này gọi là thanh nhẹ.

Ví dụ:

他的 – / tā de /、桌子 – / zhuō zi /、说了 – / shuō le /、

哥哥 – / gē ge /、先生 – / xiān sheng /、休息 – / xiū xi /。

Quy luật đọc thanh nhẹ của một số từ khi:

  • 助词 “吗、呢、啊、吧、着、了、过、的、得、等”。
    Trợ từ [ma, ne, a, ba, zhe, le, guo, de, de…].
  • 名词的后缀 “子、头、等”;代词中的词缀 “们”。
    Hậu tố của danh từ [zi, tou…]; Hậu tố của đại từ [men].
  • 方位词 “上、下、里、边、等”,但方位 “内、外、等” 一般不读轻声。
    Phương vị từ [shang, xa, li, bian…], nhưng hai phương vị từ nèi [nội] & wài [ngoại] thường không đọc khinh thanh.
  • 叠音词 “妈妈、爸爸、爷爷、等” 和重叠形式动词 “看看、想想、试试、 等” 的第二个语素。
    Ngữ tố thứ hai trong từ láy âm [māma, bàba, yéye…] và hình thức lặp lại [trùng điệp] của động từ [kànkan, xiǎngxiang, shìshi…].
  •  表示趋向的动词 “来、去、起来、下去、等”。
    Các động từ chỉ xu hướng [lai, qu, qilai, xiaqu…].
  • 少数习惯读轻声的词语,如 “ 漂亮、聪明、知道、葡萄、等”。
    Một số từ được quen phát âm nhẹ [piào liang, cōng ming, zhī dao, pú tao…].

XEM NGAY: Phương pháp học tiếng Trung sơ cấp hiệu quả cho người mới.

4.2 Biến điệu thanh 3

Thanh 3 đầy đủ đọc bắt đầu từ trung bình – xuống thấp nhất rồi lên cao. Vì trong lối nói tự phát, âm thứ ba hiếm khi được phát âm đầy đủ. Nói các cụm từ / từ sau đây một cách tự nhiên nhất có thể.

特別好 – / Tèbié hǎo /: Đặc biệt tốt

Nửa thanh 3

三百 – / San bǎi /: Ba trăm
课本 – / kè běn /: Sách giáo khoa

Bạn có thể sẽ thấy rằng “hǎo”, “bǎi” và “běn” hoàn toàn không tăng lên khi bạn nói chúng. Thay vào đó, họ bắt đầu và dừng ở mức thấp. Cách đọc âm thứ ba theo kiểu này được gọi là âm nửa thứ ba. Tuy nhiên, dấu âm vẫn giữ nguyên trong văn bản, tham khảo thêm cách viết phiên âm tiếng Trung chuẩn để biết quy tắc viết phiên âm tiếng Trung chính xác.

  • Hai thanh 3 đứng cạnh nhau

Nếu hai thanh 3 liền nhau thì thanh thứ nhất sẽ đọc thành thanh 2.

Ví dụ:

很好 – / hěn hǎo / => hén hǎo

老虎 – / lǎohǔ / => láo hǔ

  • Ba thanh 3 đứng cạnh nhau

Nếu ba thanh 3 đứng cạnh nhau thì thanh 3 thứ 2 sẽ đọc như thanh 2.

Hoặc là thanh 3 thứ nhất và thứ 2 sẽ đọc thành thanh 2 còn thanh 3 cuối cùng giữ nguyên.

Ví dụ:

我很好 / Wǒ hěn hǎo / => Wǒ hén hǎo

好想你 / Hǎo xiǎng nǐ / => Hǎo xiáng nǐ

  • 4 thanh 3 trong tiếng Trung

Âm tiết đầu và âm tiết thứ 3 đọc thành thanh 2.

Ví dụ:

我也很好 /Wǒ yě hěn hǎo/ => Wó yě hén hǎo

Thay đổi dấu của Yi và Bu lúc phát âm

Nếu 一 / yī / và 不 / bù / ghép với từ mang thanh thứ 4 thì yī đọc thành yí và bù đọc thành bú.

Ví dụ:

一万 – / yīwàn / => yíwàn

一半 – / yībàn / => yíbàn

不贵 – / bùguì / => búguì

不慢 – / bùmàn/ => búmàn

Lưu ý: Chỉ biến âm, cách viết vẫn phải giữ nguyên.

Khi sau 一 / yī / là âm mang thanh 1 [Hoặc 2, 3] thì đọc thành yì.

Ví dụ:

一天 – / yītiān  / => yìtiān

一生 – / yīshēng / => yìshēng

4.3 Quy tắc phát âm khi các thanh điệu kết hợp

Cách phát âm khi các dấu dùng chung

Thanh 3 + thanh 1/ 2/ 4

Đọc từng âm theo đúng thanh điệu của nó.

  • [Thanh 3 + 1]: 好吃 – / hǎochī /
  • [Thanh 3 + 2]: 好人 – / hǎorén /
  • [Thanh 3 + 4]: 好看 – / hǎokàn /

Thanh 1 /2 /3 /4 + khinh thanh

Đọc các âm bên dưới , cách đọc chữ zi, de, duo là đọc giống thanh 4 nhưng đọc nhanh, ngắn gọn, dứt khoát, không kéo dài âm.

Ví dụ:

  • 桌子 – / zhuōzi /
  • 誰 的 – / shéide /
  • 耳朵 – / ěr duo /
  • 記得 – / jì de /

Âm thứ 4 + thứ 4

Thanh 4 thì bạn có thể nhận thấy rằng hai âm thứ tư trong câu ví dụ bên dưới hơi khác âm tiết thứ hai lúc phát âm nghe “nhấn mạnh” hơn.

Ví dụ:

作業 – / zuòyè /

漢字 – / hàn zì /

做夢 – / zuòmèng /

5. Cách gõ thanh điệu tiếng Trung trên điện thoại

Hiện nay càng ngày càng có nhiều các bộ gõ được cài trên thiết bị điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người. Nếu như bạn cần tìm kiếm thông tin, hay muốn trò chuyện với bạn bè bằng tiếng Trung trên chiếc smartphone của mình, thì bạn đều phải chuyển đổi bộ gõ trên bàn phím. Bạn có thể xem thêm cách viết tiếng Trung trên điện thoại để biết những cách cài đặt chi tiết khác, dưới đây là cách cài với các bước đơn giản như sau.

Hướng dẫn cách gõ pinyin có dấu tiếng Trung trên điện thoại laban key

Bước 1: Chuyển bàn phím máy sang bộ gõ tiếng Trung pinyin [loại bàn phím QWERTY].

Bước 2: Các dấu thường có ở trên nguyên âm đơn: a, e, o, i, u mà không có trong nguyên âm kép. Vì thế khi muốn đánh có dấu lúc gõ chữ, bạn nhấn giữ các nguyên âm đơn này trong khoảng 3 giây, sẽ hiện lên 4 thanh điệu để bạn lựa chọn.

Như vậy, các thanh điệu tiếng Trung không hề khó đúng không ạ? Nếu các bạn nắm chắc thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu thì việc phát âm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi trang web của trung tâm để rèn luyện thật nhiều kỹ năng tiếng Trung. Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem tài liệu, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.

Liên hệ trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt ngay để tham khảo các khóa học tiếng Trung giao tiếp cơ bản giáo trình từ cơ bản tới nâng cao nhé!

Tôi tên là Đỗ Trần Mai Trâm sinh viên tại trường Đại Việt Sài Gòn, khoa Ngoại Ngữ chuyên ngành tiếng Trung Quốc. Với kiến thức tôi học được và sự nhiệt huyết sáng tạo, tôi hy vọng có thể mang lại giá trị cao nhất cho mọi người. “Còn trẻ mà, bất cứ việc gì cũng đều theo đuổi rất mạnh mẽ. Hình như phải vậy mới không uổng công sống”.

Video liên quan

Chủ Đề