Quy trình dạy học vần lớp 1 kết nối tri thức

           Nhằm nắm bắt tình hình dạy học các bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, kịp thời có chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho giáo viên tại các trường học, sáng ngày 26/11/2020, Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Phước tiếp tục tổ chưc dự giờ giáo viên dạy lớp 1 tại trường Tiểu học Mính Viên.

          Quan sát tiết dạy môn Tiếng Việt, bài 49 với các vần ot, ôt, ơt thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” do cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh lên lớp tại lớp 1C với 33 học sinh, các thành viên tham gia dự giờ đánh giá cao việc chuẩn bị của cô Hạnh từ kế hoạch bài dạy in bông, file thiết kế trình chiếu, đồ dùng dạy học đến phong thái, ngôn ngữ, kiến thức, kỹ năng, quy trình tổ chức tiết dạy học, cách thức đánh giá và sự quan tâm ân cần, gần gũi học sinh.

Điểm nổi trội cô Hạnh đạt được đó là đặt học sinh vào vị thế trung tâm để các em chủ động tự học, được thực hành nhiều hơn từ việc đọc theo cô giáo, đến nhận biết âm, vần, ghép thẻ chữ cái thành các tiếng, viết các tiếng trên bảng con… rồi cho ví dụ các tiếng có chứa các vần đang học. Trong tiết dạy, cô Hạnh ưu tiên tổ chức cho học sinh đọc thầm, thảo luận theo nhóm để các em học hỏi và tự đánh giá lẫn nhau. Chen giữa tiết dạy, học sinh được vận động theo clip hát nhạc, trò chơi nhằm tránh mệt mỏi, tăng hứng thú vào hoạt động kế tiếp, đặc biệt khả năng “thuộc lòng” của cô giáo trong việc “nói chậm” yêu cầu về cách đặt bút, dừng bút, tạo nét khi viết các tiếng… đã góp phần tạo nên thành công của tiết dạy. Kết quả cho thấy lớp học có nề nếp tốt, học sinh hiểu, nhớ, đọc và viết ở mức khá tốt các vần ot, ôt, ơt.

Tuy nhiên, với lớp học có đến 3 học sinh khuyết tật, trong đó có em không ở cùng cha mẹ, không được nuôi dạy, chăm sóc, em hay nghịch bạn, ít chú ý, không đọc viết được đã tạo nên áp lực, khó khăn cho giáo viên và lớp học. Mặt khác, do xây dựng lâu năm, lớp học xuống cấp, nước mưa thấm tường làm cho không gian lớp học không có được khoảng sáng cần thiết, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người dạy, người học và chất lượng dạy học.

Quy trình dạy học nêu đầy đủ nội dung quy trình dạy các môn theo các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 cấp tiểu học cho thầy cô. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về quy trình dạy học cấp tiểu học tại đây.

Quy trình dạy học từ lớp 1 đến 5 

  • QUY TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
  • QUY TRÌNH GIỜ DẠY TIẾT HỌC VẦN LỚP 1
  • QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP ĐỌC LỚP 1
  • QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP VIẾT LỚP 1
  • QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN LỚP 2- 3
  • QUY TRÌNH GIỜ DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU [LỚP 2- 3]
  • QUY TRÌNH GIỜ DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 2

* Đọc âm, tiếng, từ ở bài cũ.

* Viết lại bài cũ: Giáo viên viết nội dung cần viết lên bảng con cho học sinh đọc và viết lại âm, tiếng, từ trên bảng con của mình giáo viên, học snh nhận xét, sửa sai.

* Đọc sách giáo khoa: Học sinh đọc từ, câu ứng dụng trong sách giáo khoa.

Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên.

Giới thiệu bài – ghi đầu bài

Dạy chữ ghi âm:

Nhận diện âm:

Giáo viên viết âm mới lên bảng – HS đọc cá nhân – đồng thanh.

Nêu cấu tạo âm [nêu bằng chữ in] – So sánh

+ Lấy âm: – Cho học sinh lấy âm ghi trên bảng trong bộ chữ TV

  • Giáo viên kết hợp lấy, ghép trên bảng phụ.
  • Cho HS đọc cá nhân, đồng thanh âm vừa lấy.
  • Giáo viên chỉnh sửa, luyện phát âm.

+ Ghép tiếng:

  • HS lấy âm, ghép thành tiếng, đọc tiếng mới cá nhân, đồng thanh.
  • Nêu cấu tạo [ Phân tích tiếng] Dùng một miếng che để cho HS nêu được cấu tạo của tiếng mới.
  • Gọi học sinh khá đánh vần hoặc đọc tiếng mới hoặc giáo viên đánh vần mẫu
  • Cho HS đọc CN- ĐT tiếng vừa ghép được, GV sửa phát âm.

* Từ khóa:

Cho HS quan sát tranh rút ra từ khóa

Giáo viên ghi bảng từ khóa, đọc mẫu hoặc gọi HS khá đọc

* Cho HS đọc tổng hợp: Âm, tiếng, từ.

[Dạy âm thứ hai tương tự âm thứ nhất]

– Xuất hiện âm thứ hai cho học sinh so sánh với âm thứ nhất nêu điểm giống và khác nhân nếu có.

– Luyện đọc toàn bài trên bảng kết hợp nêu cấu tạo

Giải lao tại chỗ 1 phút [cho HS hát và tập thể dục nhẹ]

c. Dạy đọc từ ứng dụng:

  • Giáo viên ghi cả 4 từ ứng dụng lên bảng – Đọc mẫu – Đọc cá nhân, đồng thanh.
  • Cho HS lên bảng chỉ tiếng chứa âm vừa học.
  • Cho HS đọc trơn tiếng tiếng chứa âm mới học [Nếu HS yếu cho HS đánh vần rồi đọc trơn]
  • Nêu cấu tạo – đánh vần tiếng mang âm mới học.

Ví dụ: Tiếng thu gồm hai âm ghép lại âm th đứng trước, âm u đứng sau đọc th-u-thu-cá thu.

d. Hướng dẫn viết:

– Giáo viên viết mẫu – kết hợp nêu cách viết: Độ cao, độ rộng của con chữ, các nét cơ bản của con chữ.

– Học sinh viết bảng con, giơ bảng, quay bảng, đọc đồng thanh – nhận xét bảng con.

e. Đọc lại toàn bài trên bảng.

a. Luyện đọc:- Đọc bài ở bảng lớp.

  • Cho HS quan sát tranh – GV đặt câu hỏi, rút ra câu ứng dụng.
  • GV viết câu ứng dụng lên bảng.
  • HS gạch chân tiếng mang âm mới học – đọc trơn , nêu cấu tạo, đánh vần
  • HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ ứng dụng, câu ứng dụng.

b. Luyện nói:

– Tranh vẽ gì?

GV giới thiệu bức tranh – cho HS luyện nói theo đúng chủ đề

c. Luyện viết:

– Cho HS mở vở luyện viết để viết chữ vừa học.

d. Luyện đọc sách giáo khoa:

Cho HS đọc toàn bài sách giáo khoa.

Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập

4. Củng cố – Dặn dò:

Cho HS đọc toàn bài trên bảng, GV chỉ cho học sinh đọc chữ bất kì trong các chữ vừa học

– Nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tốt, động viên những em đọc chưa tốt

– Về nhà luyện đọc các âm, tiếng, từ, câu vừa học.

Cho HS đọc và viết bài trước. GV nhận xét sửa sai.

– GV nhận xét, sửa sai.

1. Giới thiệu bài: có thể khai thác khung đầu bài, vật thật hoặc hỏi HS những bài đã học trong tuần.

– Gv gắn bảng ôn:

2. Ôn tập:

* Ôn các vần vừa học:

– GV đọc vần – HS chỉ trên bảng – HS chỉ chữ và đọc vần.

* Ghép âm vần:

GV yêu cầu HS ghép âm ở cột dọc với âm ở hàng ngang tạo thành vần

– Cho HS đọc ĐT- CN vần vừa ghép được

Giải lao: múa hát, thể dục nhẹ nhàng.

* Đọc từ ứng dụng:

  • GV xuất hiện từ ứng dụng [có thể bằng vật thật, tranh ảnh – dịch tiếng dân tộc nếu cần].
  • Cho HS đọc từ ứng dụng [ĐT – CN – Nhóm] GV chỉnh sửa.
  • GV giải nghĩa từ ứng dụng.
  • GV cho HS tìm tiếng chứa vần ôn.

* Tập viết:

  • GV viết mẫu và hướng dẫn viết – HS viết trên bảng con.
  • GV nhận xét, sửa sai.
  • GV cho học sinh đọc toàn bài trên bảng

Tiết 2

3. Luyện tập:

* Luyện đọc:

  • GV cho HS đọc toàn bài trên bảng [CN – ĐT – Nhóm]
  • Giới thiệu đoạn, câu ứng dụng [sử dụng tranh]
  • GV cho HS đọc đoạn ứng dụng.
  • GV cho HS tìm tiếng chứa vần ôn.

* Tập viết:

– GV viết mẫu và hướng dẫn viết bài vào vở tập viết, GV chấm điểm nhận xét.

* Kể chuyện:

  • GV kể lần 1 [bằng lời]
  • GV kể lần 2 kết hợp sử dụng tranh.
  • GV cho HS tập kể trong nhóm [theo tranh, cả câu chuyện].
  • Gọi đại diện HS kể trước lớp, HS nhận xét, bổ sung.
  • GV cho 1-2 HS khá kể trước lớp toàn bộ câu chuyện
  • Nêu ý nghĩa câu chuyện

GV cho HS đọc toàn bài

  • Cho HS tìm tiếng ngoài bài chứa vần ôn [ Trong sách, báo …]
  • Về nhà luyện đọc bài và hướng dẫn làm bài trong vở bài tập.

1. Giới thiệu bài:

Tiết 1

2. Hướng dẫn luyện đọc:

– GV đọc mẫu hoặc HS giỏi đọc mẫu.

* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:

– Phát âm tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn kết hợp phân tích tiếng, giải nghĩa từ khó

* Luyện đọc câu:

  • GV chỉ cho HS đọc trơn từng câu
  • Đọc nối tiếp từng câu.

* Luyện đọc đoạn bài

  • HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
  • Cho HS đọc bài CN- Nhóm – Tổ ĐT
  • Cho HS thi đọc – Nhận xét, tuyên dương.

3. Ôn các vần:

* Tìm tiếng trong bài có vần,

  • Đọc các tiếng chưa vần ;
  • Phân tích tiếng;

* Tìm tiếng ngoài bài có vần

  • HS Tìm tiếng có vần ở ngoài bài học [có thể tìm trong sách, báo ..]
  • Đọc những từ ,tiếng chứa vần

* Nói câu chứa vần

Tiết 2

Tìm hiểu bài đọc và luyện nói

a. Tìm hiểu bài đọc:

  • Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
  • GV chốt lại nội dung bài.
  • GV đọc diễn cảm lại bài.
  • HS thi đọc diễn cảm.

b. Luyện nói:

  • GV nêu yêu cầu của bài luyện nói
  • Cho HS luyện nói theo yêu cầu của bài.
  • GV theo dõi giúp đỡ , nhận xét, đánh giá.
  • GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học, tuyên dương những HS đọc tốt, động viên những HS đọc chưa lưu loát.
  • Về nhà luyện đọc bài, đọc trước bài sau.

Cho HS viết trên bảng lớp, bảng con âm hoặc vần đã học ở tiết trước

– GV nhận xét, sửa sai.

1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng.

2. Phân tích chữ mẫu và hướng dẫn viết:

  • Chữ cái, vần, tiếng, từ.
  • Hướng dẫn phân tích chữ cái.

Cho HS quan sát chữ mẫu – Phân tích chữ mẫu [Độ cao, chiều rộng, các nét cơ bản … của con chữ].

– GV viết mẫu đồng thời nêu cấu tạo con chữ.

– Cho HS luyện viết bảng con, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu

* Cho HS viết vần, tiếng từ tương tự như trên.

3. Hướng dẫn luyện viết vào vở:

  • Hướng dẫn HS mở vở tập viết, GV nhắc tư thế ngồi viết của HS.
  • Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
  • GV viết mẫu ít nhất 2 từ trong bài viết
  • Cho HS quan sát chữ mẫu trên bảng phụ.
  • Cho HS viết bài vào vở tập viết, GV quan sát uốn nắn, cách cầm bút, tư thế ngồi viết

4. Chấm chữa bài:

  • GV thu ít nhất một nửa số HS trong lớp để chấm bài.
  • GV nhận xét bài viết và chữa lỗi cho HS [ nếu sai nhiều GV chữa lỗi chung nhất trên bảng].
  • GV có thể cho HS chơi trò chơi để sửa những lỗi sai trên bài của HS.
  • GV tuyên dương những bài viết đẹp, viết tốt.
  • Nhận xét giờ học.
  • Dặn dò HS về nhà luyện viết vào vở ô ly.
  • Gọi HS đọc bài cũ kết hợp trả lời câu hỏi
  • GV nhận xét, đánh giá; tóm tắt nội dung chính của bài học trước.

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu:

– Giáo viên đọc mẫu lần 1, giới thiệu tác giả,hướng dẫn đọc.

b. Đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc chú giải, giải nghĩa từ khó, từ mới.

* Đọc câu – huớng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó [luyện phát âm]

GV ghi lên bảng những lỗi sai phổ biến của HS cho HS phát âm lại GV sửa sai cho HS, cho HS đọc lại từ đó đồng thanh, cá nhân.

* Đọc đoạn: Chia đoạn, cá nhân đọc đoạn nối tiếp, hướng dẫn đọc ngắt hơi câu, đoạn, giọng.

* Đọc nhóm: GV chia nhóm theo số đoạn trong bài

Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc cá nhân [nhóm], bình chọn.

* Đọc đồng thanh: Đọc đồng thanh một đoạn hay cả bài [nếu đoạn, bài không có lời thoại].

3. Tìm hiểu bài:

  • Yêu cầu học sinh đọc câu, đoạn có nội dung tìm hiểu để trả lời câu hỏi.
  • GV nhận xét kết hợp giảng nội dung bài.
  • Đặt câu hỏi giúp học sinh rút ra nội dung bài. Cho HS nhắc lại nội dung bài.

4. Luyện đọc lại:

– GV hoặc HS đọc mẫu bài lần 2, cho HS đọc đoạn trong nhóm; đọc phân vai trong nhóm hoặc diễn cảm.

– cho HS thi đọc.

GV nhận xét tuyên dương [với bài học thuộc lòng GV hướng dẫn trên bảng phụ hoặc sách giáo khoa].

1. Giới thiệu câu chuyện

2. Kể chuyện:

* Xác định yêu cầu:

– HS đọc yêu cầu phần kể chuyện.

* GV kể mẫu

– GV yêu cầu HS Quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý;

– Hướng dẫn HS kể từng tranh theo gợi ý;

* Kể trong nhóm:

  • HS kể trong nhóm từng tranh;
  • Cho HS thi kể từng tranh;

* Kể trước lớp:

  • Gọi HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện;
  • GV tổng kết rút ra ý nghĩa của câu chuyện.
  • GV cho HS nhắc lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
  • GV nhắc lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
  • Dặn HS về nhà luyện kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.

Quan sát trước tranh của câu chuyện tiết sau.

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn bài tập:

Bài 1:

  • Cho HS đọc yêu cầu của bài
  • GV hướng dẫn HS làm mẫu;
  • Yêu cầu HS làm bài – HS nhận xét, sửa chữa bài.
  • GV nhận xét , giảng những từ ngữ cần thiết hoặc nội dung bài.
  • Yêu cầu HS chữa bài vào vở.

[Các bài còn lại GV hướng dẫn HS thực hiện các bước tương tự như bài trên. Tuỳ theo nội dung từng bài cụ thể].

  • GV củng cố nội dung bài
  • Nhắc HS về nhà học bài và làm bài tập theo yêu cầu cầu của bài.

Cho HS đọc lại câu, đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà của tiết học trước

1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Phương pháp đàm thoại hoặc nhóm [ Tuỳ theo từng bài giáo viên lựa chọn cho phù hợp]

Bài 1:

  • Cho HS nêu yêu cầu, Giáo viên ghi đề bài 1lên bảng.
  • GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
  • Cho HS đọc phần gợi ý
  • Hướng dẫn cho HS làm từng phần ở gợi ý.
  • Cho HS nói từng phần ở gợi ý 1
  • GV chốt lại gợi ý 1 và chuyển sang gợi ý tiếp theo
  • Cho HS luyện nói trong nhóm.
  • Gọi HS luyện nói trước lớp
  • HS và GV nhận xét và sửa chữa.
  • GV kết luận và chuyển ý sang bài tiếp theo

Bài 2: Phương pháp thực hành

  • Cho HS đọc yêu cầu của bài.
  • Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
  • Yêu cầu HS viết bài vào phiếu bài tập hoặc vở nháp.
  • GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu viết bài
  • Gọi một số HS đọc bài viết của mình
  • GV và HS nhận xét, chỉnh sửa
  • GV thu bài về nhà chấm.
  • GV đọc cho HS nghe bài văn mẫu.
  • GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học
  • Hướng dẫn HS bài tập về nhà.
  • Dặn dò HS về nhà học bài, làm hoàn chỉnh bài và chuẩn bị bài sau.

Video liên quan

Chủ Đề