Quyết định phê duyệt dự án là gì năm 2024

Quyết định đầu tư xây dựng là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Việc quyết định đầu tư xây dựng tạo nên các công trình quy mô, các khu dân cư, đô thị,... giúp đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, nền kinh tế đất nước phát triển. Quyết định đầu tư xây dựng ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh và cụ thể hoá vấn đề này. Cùng NPLaw tìm hiểu về các quy định pháp luật đối với quyết định đầu tư xây dựng trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Quyết định đầu tư xây dựng là gì?

Quyết định đầu tư xây dựng là việc quyết định tham gia đầu tư các công trình xây dựng và nó có khả năng đem lại doanh thu cao cho nhà đầu tư. Do đó, quyết định đầu tư xây dựng là cam kết tài trợ đi đôi với kỳ vọng về lợi nhuận của công trình đó mang lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Quyết định đầu tư xây phải được thực hiện trong chi phí dự toán đầu tư, bởi vì khi quyết định đầu tư là phải mua các vật liệu, thuê nguồn nhân lực để phục vụ trong quá trình xây dựng.

II. Phân loại quyết định đầu tư xây dựng

Để thuận tiện cho việc phân biệt các quyết định đầu tư xây dựng và góp phần đưa ra các quyết định đầu tư xây dựng phù hợp và đúng đắn trong các trường hợp khác nhau, NPLaw chúng tôi gửi đến bạn phân loại các quyết định đầu tư xây dựng như sau:

  • Quyết định đầu tư xây dựng các công trình dân dụng như nhà ở, biệt thự, chung cư, trường học, bệnh viện.
  • Quyết định đầu tư xây dựng công trình công nghiệp như các nhà xưởng sản xuất, trung tâm xí nghiệp.

  • Quyết định đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật như nhà máy nước, dự án xử lý rác thải, cung cấp điện năng.
  • Quyết định đầu tư xây dựng công trình giao thông như đường bộ, đường sắt, hàng không.
  • Quyết định đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn như các công trình thuỷ lợi, phục vụ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt.

III. Tại sao cần quyết định đầu tư xây dựng

Đối với mỗi hoạt động đầu tư xây dựng, quyết định đầu tư xây dựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp các nhà đầu tư gia nhập vào thị trường xây dựng, tiến hành khai thác và triển khai tốt các chiến lược để dự án đi đến thành công, đảm bảo các mục tiêu dài hạn là tồn tại và tăng trưởng, cũng như gặt hái được nhiều thành công trong việc giúp nền kinh tế đất nước phát triển.

IV. Quy định mới về quyết định đầu tư xây dựng

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau:

“3. Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau:

  1. Tên dự án;
  1. Người quyết định đầu tư; Chủ đầu tư;
  1. Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng;
  1. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi [Báo cáo kinh tế - kỹ thuật] đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng [nếu có]; tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở;

đ] Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng;

  1. Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;
  1. Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn;
  1. Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
  1. Tiến độ thực hiện dự án, phân kỳ đầu tư [nếu có], thời hạn hoạt động cửa dự án, [nếu có];
  1. Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án;
  1. Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;
  1. Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên [nếu có]; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư [nếu có];
  1. Trình tự đầu tư xây dựng đối với công trình bí mật nhà nước [nếu có];
  1. Các nội dung khác [nếu có].”

Như vậy, so với quy định trước đây thì nội dung của quyết định đầu tư xây dựng bổ sung thêm các nội dung sau: Người quyết định đầu tư; Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính; Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn; Tiến độ thực hiện dự án, phân kỳ đầu tư [nếu có], thời hạn hoạt động của dự án, [nếu có]; Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án; Trình tự đầu tư xây dựng đối với công trình bí mật nhà nước [nếu có]. Việc bổ sung thêm các nội dung này giúp điều chỉnh rõ hơn về nội dung của quyết định đầu tư xây dựng.

V. Trình tự thực hiện quyết định đầu tư xây dựng

1. Đối với chương trình, dự án thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do bộ, cơ quan trung ương quản lý

Bước 1: Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương giao đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Nghị định 40/2020/NĐ-CP.

Bước 2: Tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

Bước 3: Hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.

2. Đối với chương trình, dự án thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý

Bước 1: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Nghị định 40/2020/NĐ-CP.

Bước 2: Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư

Bước 3: Hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.

3. Đối với chương trình, dự án thuộc sự nghiệp công lập

Bước 1: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập giao cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc thẩm quyền quản lý lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án của đơn vị mình.

Bước 2: Thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị mình dành để đầu tư.

Bước 3: Hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; trình người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.

VI. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư xây dựng

Bất cứ những vấn đề nào thì cũng xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng đến nó và quyết định đầu tư xây dựng cũng vậy. Cùng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư xây dựng sau:

  • Thứ nhất, do bị ảnh hưởng từ các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, địch hoả, các sự cố môi trường,...
  • Thứ hai, do chủ đầu tư phát hiện các yếu tố mang lại hiệu quả hơn về tài chính - kinh tế cho chủ đầu tư, đây cũng là nguyên dẫn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư xây dựng trước đó.

  • Khi tiến hành quy hoạch gây ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư xây dựng.
  • Chỉ số giá xây dựng sử dụng để tính dự phòng trượt giá thấp hơn giá xây dựng do Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong khi thực hiện dự án, bắt buộc lúc này chủ đầu tư phải thay đổi các quyết định xây dựng tiếp theo.

VII. Những thắc mắc thường gặp về quyết định đầu tư xây dựng

1. Cung cấp sai thông tin quyết định đầu tư xây dựng bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định về vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công cụ thể như sau:

“Điều 7. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án;
  1. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án không đầy đủ, không chính xác."

Như vậy, theo quy định trên thì mức xử phạt dành cho hành vi thông tin sai tình hình triển khai dự án đầu tư là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức xử phạt dành cho hành vi thông tin sai tình hình triển khai dự án đầu tư được quy định tại điều này là mức hình phạt dành cho tổ chức. Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 [một phần hai] mức phạt tiền đối với tổ chức.

2. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 40/2020/NĐ-CP hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án bao gồm:

  • Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;
  • Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;
  • Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
  • Các tài liệu khác có liên quan [nếu có].

Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập theo quy định của Luật Đầu tư công:

  • Đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng;
  • Đối với dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan;
  • Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và dự án còn lại được tách riêng từ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư công được phân loại phù hợp với phân loại của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư.

3. Thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án của nhóm A kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 20 ngày phải không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án nhóm A kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 15 ngày.

Theo đó, thời gian quyết định đầu tư chương trình, dự án của nhóm A kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 15 ngày chứ không phải 20 ngày.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích về quyết định đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật. Nếu bạn đang có vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ với NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Quyết định phê duyệt là gì?

Quyết định phê duyệt dự án là quyết định công nhận và chấp thuận một dự án cụ thể, thường bao gồm việc cung cấp nguồn lực và sự hỗ trợ.

Người quyết định phê duyệt dự án là ai?

Theo Luật Đầu tư công năm 2019, thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công bao gồm: Thủ tướng Chính phủ Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quyết định đầu tư dự án xây dựng là gì?

Quyết định đầu tư xây dựng là việc quyết định tham gia đầu tư các công trình xây dựng và nó có khả năng đem lại doanh thu cao cho nhà đầu tư. Do đó, quyết định đầu tư xây dựng là cam kết tài trợ đi đôi với kỳ vọng về lợi nhuận của công trình đó mang lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

Theo quy định của pháp luật về xây dựng Ai là người được quyền quyết định điều chỉnh dự án?

Như vậy theo quy định trên thì: 1] Người quyết định đầu tư sẽ là người quyết định việc điều chỉnh địa điểm xây dựng công trình. 2] Việc điều chỉnh này phải được thẩm định, phê duyệt.

Chủ Đề