Review làm việc kho bạc nhà nước

Theo Thông báo tuyển dụng công chức Kho bạc Nhà nước 2021, tôi có một số lưu ý đối với các bạn có ý định đăng ký thi tuyển vào Kho bạc Nhà nước như sau:

ĐẦU TIÊN là vị trí ứng tuyển công chức, theo thông báo tuyển dụng thì hiện tại có tổng cộng 06 vị trí tuyển dụng. Nhưng sau khi đọc Thông báo tuyển dụng KBNN 2021 thì chắc chắn nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi là Vị trí Chuyên viên Nghiệp vụ và Kế toán Kho bạc khác nhau chỗ nào? Công việc từng vị trí như thế nào?. Mình xin chia sẻ đôi chút về 02 vị trí này!
+ Chuyên viên nghiệp vụ: là vị trítriển khai thực hiện các văn bản chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án, tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng về nghiệp vụ, Ví dụ: Thẩm định hồ sơ giải ngân công trình ở Huyện, công tác thanh tra, kiểm tra,
+ Kế toán viên: là vị trí thực hiện hạch toán thu chi, Ví dụ: Sau khi các phòng nghiệp vụ đã thẩm định xong hồ sơ => chuyển xuống Kế toán KBNN sẽ thực hiện kiểm soát chứng từ và hạch toán trên hệ thống.
=> Cả 02 vị trí này đều có chỉ tiêu tuyển dụng gần như xấp xỉ nhau lần lượt là Chuyên viên nghiệp vụ [503 chỉ tiêu] & Kế toán viên [601 chỉ tiêu] nên có thể thấy 02 vị trí này khá quan trong Cơ quan Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên có một chút ý kiến cá nhân nếu bạn cảm giác muốn làm các công việc mang tính chất nghiên cứu văn bản chuyên sâu hơn là thủ tục hành chính thì nên ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên nghiệp vụ. Ngoài ra, các bạn nào muốn thực hiện các công việc đòi hỏi sự chính xác và am hiểu hệ thống quản lý Ngân sách thì nên ứng tuyển vào vị trí Kế toán KBNN. Còn các bạn có chuyên ngành không đáp ứng vị trí muốn tuyển dụng, nhưng phù hợp với vị trí còn lại thì vẫn cứ ứng tuyển nhé vì sau khi tuyển dụng vào làm việc một thời gian thì có thể xin luân chuyển sang các vị trí khác nhé! [Trong cơ quan mình có người chuyên viên phòng Tin học, nhưng cố gắng đi học văn bằng 2 vẫn được luân chuyển sang Phòng Nghiệp vụ nên các bạn đã có bằng liên quan đến kinh tế/luật mình nghĩ không vấn đề gì cả].

THỨ HAI, các bạn vui lòng lựa chọn vị trí ứng tuyển phù hợp với chuyên ngành đào tạo, cụ thể:
+ Chuyên viên nghiệp vụ: có bằng tốt nghiệp đại học [cử nhân] hoặc sau đại học trong đó tên ngành/chuyên ngành ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc trên bảng điểm có một trong các cụm từ sau: Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Tín dụng, Đầu tư, Ngân sách, Thuế, Hải quan, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản trị kinh doanh.
=> Ví dụ: bạn có bằng Bảng điểm Đại học ghi chuyên ngành là Kinh tế Luật là đủ điều kiện, lý do có cum từ Kinh tế.
+ Kế toán viên: có bằng tốt nghiệp đại học [cử nhân] hoặc sau đại học trong đó tên ngành/chuyên ngành ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc trên bảng điểm có một trong các cụm từ sau: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính.

THỨ BA, có lẽ qua bao kỳ thi công chức gần đây vẫn nhận được rất nhiều câu hỏi về chứng chỉ Anh văn phù hợp hay không? Mình xin lưu ý lại một số điểm
+ Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 [hoặc tương đương như TOEIC, IELTS,..];
+ Đối với chứng chỉ B trở lên [tức A, B, C] lúc trước, phải được cấp trước 15/01/2020.

THỨ TƯ, chứng chỉ Tin học theo chương trình đào tạo mới, còn chứng chỉ A trở lên [tức A, B, C] lúc trước phải được cấp trước ngày 10/8/2016.

Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2021 nắm bắt theo chu kỳ tuyển dụng công chức Kho bạc Nhà nước đội ngũ bên mình đã chủ động biên soạn và hiện đã hoàn thành BỘ TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC 2021, bao gồm:
+ Môn Kiến thức chung
+ Môn Anh Văn
+ Môn Chuyên ngành [đầy đủ đối với từng vị trí tuyển dụng]

Các bạn nào có nhu cầu vui lòng liên hệ qua đầu mối để được tư vấn:
+ Số điện thoại: 0399.250.270
+ Zalo://zalo.me/0399250270

Chúc mọi người hãy giữ gìn sức khỏe và có một kỳ thi công chức nhiều thành công!


Bộ tài liệu ôn thi Kho bạc Nhà nước 2021 [mới nhất]: //thue.info/tai-lieu/bo-tai-lieu-on-thi-kho-bac-nha-nuoc-2021-moi-nhat/

Video liên quan

Chủ Đề