Rừng phòng hộ có chức năng là gì

Rừng phòng hộ là 1 trong những loại rừng đóng vai trò quan trọng hàng đầu và được đầu tư xây dựng, phát triển toàn diện hơn cả; vậy rừng phòng hộ là gì?

Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất. Hay nói cách khác, một bộ phận lớn rừng trên thế giới đã và đang cung cấp bầu không khí trong lành để chúng ta hít thở mỗi ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, rừng còn giữ nhiều nhiệm vụ hơn thể nữa. Cụ thể, rừng còn có nhiều loại khác nhau và giữ những chức năng đa dạng nhất định. Trong đó, có rừng phòng hộ. Vậy rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ là rừng được trồng và sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, đất của môi trường tự nhiên. Rừng sẽ giúp chống xói mòn, hạn chế thiên tai, đồng thời điều hòa khí hậu, hơn cả là bảo vệ, điều hoà môi trường sinh thái.

Rừng phòng hộ được chia ra thành nhiều loại khác nhau đó là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Tuỳ theo từng loại rừng mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định.

Thực trạng rừng phòng hộ bị chặt phá đáng lo ngại

Vai trò của rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Từng loại rừng lại đóng vai trò nhất định. Dưới đây là 1 số vai trò chủ đạo của loại rừng này.

Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa. Nhờ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Thông thường, loại rừng này được trồng ở vùng núi có độ dốc cao.

Khác với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển. Ngoài ra, loại rừng này còn có thể chắn sóng lấn biển, tình trạng sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển.

Một số loại rừng phòng hộ khác có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch,…

Những biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ hiện nay đang ngày càng bị đe doạ bởi những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì thế, chúng ta nên có biện pháp bảo vệ rừng về lâu dài.

Bên cạnh nâng cao ý thức bảo vệ rừng, cần phải giảm thiểu các hành vi chặt phá, đốt rừng, tích cực hơn trong việc trồng cây xanh.

Các chiến dịch trồng và bảo vệ rừng phòng hộ được triển khai

Rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, gần gũi với bất cứ ai. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng ý thức rõ những loại rừng hiện nay và vai trò của chúng.

Chính vì thế, chắc hẳn những kiến thức phân loại đơn giản kể trên đã giúp bạn nắm được rừng phòng hộ là gì, từ đó có ý thức, hành động bảo vệ, giữ gìn. Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị đe doạ và các thảm hoạ thiên tai xảy ra với cường độ dày hơn, chúng ta cần phải biết cách bảo tồn, phát triển rừng phòng hộ hơn nữa.

Xem thêm:

Rác thải sinh hoạt là gì và cách phân loại cho phù hợp

Phóng xạ là gì? Nguyên nhân gây ra ô nhiễm phóng xạ

Phân loại rác: rác vô cơ là gì, rác hữu cơ là gì?

Bạn đang đọc bài viết Rừng phòng hộ là gì – chức năng của rừng phòng hộ tại chuyên mục Môi trường, trên website Thích gì chọn đó

  • Rừng phòng hộ, vai trò và chức năng của rừng phòng hộ năm 2022
  • Rừng phòng hộ là gì?
  • Vai trò của rừng phòng hộ
  • Các quy định của pháp luật

Rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, gần gũi với bất cứ ai. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng ý thức rõ những loại rừng hiện nay và vai trò của chúng từ đó có ý thức, hành động bảo vệ, giữ gìn. Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị đe dọa và các thảm họa thiên tai xảy ra với cường độ dày hơn, chúng ta cần phải biết cách bảo tồn, phát triển rừng hơn nữa, trong đó cần chú ý các biện pháp bảo vệ đối với rừng phòng hộ.

Bài viết dưới đây, Luật Nam Sơn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Rừng phòng hộ là gì?

Luật đất đai năm 2013 ghi nhận: Là loại rừng được sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát, chống nạn cát bay, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.  Tùy theo từng loại rừng mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định.

Vai trò của rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng lại đóng vai trò nhất định đồng thời tạo sức ảnh hưởng, sự tác động rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển của trái đất, cụ thể:

– Loại rừng đầu nguồn: loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

– Loại rừng ngăn tác hại do gió, bão: loại rừng này được ví như tấm khiên xanh khổng lồ có công dụng chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,… Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ở ven biển.

– Loại rừng ngăn sóng: loại rừng này có vai trò bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.

– Loại rừng được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, đô thị: loại rừng này giúp cư dân sinh sống trong những khu vực này được hưởng bầu không khí trong lành bởi nó có chức năng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó.

–  Một số loại rừng phòng hộ khác có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…

Để làm mất rừng phòng hộ hay thu hẹp diện tích sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Động thực vật sẽ mất đi môi trường sống tự nhiên, làm đảo lộn hệ sinh thái. Khi không còn rừng, lũ lụt xuất hiện với tần suất ngày càng tăng lên và không diễn ra theo quy luật mà con người đã lường trước, đẩy con người vào cảnh mất nhà cửa, ruộng vườn canh tác, mất nguồn tài nguyên thiên nhiên .… và hậu quả cuối cùng chính là dẫn đến đói nghèo.

Bên cạnh đó, người dân ở các đô thị cũng phải chịu cảnh phố xá ngập lụt vào mỗi mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và quá trình lưu thông các phương tiện đi lại. Có thể thấy, loại rừng này có vai trò vô cùng trọng yếu đối với đời sống của con người và các hệ sinh thái khác.

Các quy định của pháp luật

Về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng

Căn cứ quy định tại Điều 45 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên các nguyên tắc sau đây:

– Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng.

– Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường phải được xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng.

Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng:

Căn cứ tại Điều 136 Luật đất đai năm 2013.

Về phân cấp rừng, thẩm quyền thành lập.

Theo quy định tại Điều 25 Luật lâm nghiệp năm 2017, thẩm quyền thành lập được quy định như sau:

“1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng.”

Về tổ chức quản lý rừng:

Khoản 2 Điều 26 Luật lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

a] Thành lập ban quản lý rừng đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên;

b] Các khu rừng phòng hộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì giao cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đơn vị vũ trang trên địa bàn để quản lý.”

Ngoài ra, việc tổ chức quản lý rừng cũng được quy định tại Điều 46 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 như sau:

+ Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng.

+ Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định trên thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.

Ngoài ra, công tác quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ, Điều 48 Luật này quy định:

Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý, sử dụng theo quy định về rừng sản xuất tại mục 3 Chương IV của Luật này.

Đối với đất ở, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong rừng phòng hộ không thuộc quy hoạch khu rừng thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đúng mục đích được giao theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ Về khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ, Điều 47 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định.

Như vậy, Luật Nam Sơn đã giải đáp thắc mắc của các bạn về Rừng phòng hộ, vai trò và chức năng của rừng phòng hộ năm 2022. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư giàu kinh nghiệp khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail:

Chủ Đề