Rút ra bài học vệ giữ gìn hòa bình hiện nay

Khoảng 20h ngày 19/12/1946, quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi đồng bào. Trong ảnh: Lời kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh. [Nguồn: Tư liệu TTXVN]

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Đó là thành quả lớn nhất mà dân tộc ta đã giành được sau gần một thế kỷ kiên trì đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Thế những, trong lúc chúng ta đang rất cần một môi trường hòa bình để xây dựng đất nước thì Pháp rắp tâm quay trở lại nước ta một lần nữa.

Nỗ lực vãn hồi hòa bình không thành

Trước tình thế Tổ quốc lâm nguy, nền hòa bình mong manh của đất nước có nguy cơ bị phá vỡ, nhân dân ta có nguy cơ quay trở lại kiếp sống nô lệ, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động chọn giải pháp đấu tranh ngoại giao, đàm phán với Pháp để ngăn chặn cuộc chiến tranh vô nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư tới các nguyên thủ quốc gia Anh, Mỹ, Liên Xô và các thành viên khác của Liên hợp quốc, nêu rõ thiện chí hòa bình, mong mỏi Liên hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chính đáng của Việt Nam để duy trì hòa bình, tránh một cuộc chiến tranh đổ máu.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực ngoại giao của ta đều không được phía Pháp đáp lại, ngày càng có nhiều hành động khiêu khích tạo cớ gây xung đột vũ trang với ta. “Tối hậu thư” của tướng Molière ngày 18/12/1946 là giọt nước làm tràn ly và mọi sự nhân nhượng của chúng ta đã đến giới hạn cuối cùng.

Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến để cả dân tộc bước vào cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, gian khổ tới 30 năm, qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp rồi đến quốc Mỹ xâm lược, giải phóng giang sơn, thống nhất Tổ quốc.

Sự kiện này được Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đánh giá là cuộc tổng giao chiến đầu tiên có ý nghĩa lịch sử trọng đại mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm, kết thúc bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trung ương Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao quan điểm hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nỗ lực tìm mọi giải pháp để ngăn chặn chiến tranh. Với những ứng xử ngoại giao khôn khéo, linh hoạt trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, chúng ta đã tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho các nhân vật trong Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp và dư luận quốc tế chú ý và hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam, về khát vọng độc lập, hòa bình của nhân dân Việt Nam, về thiện chí của nước Việt Nam đã tạo tiền đề cho sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực vãn hồi hòa bình của chúng ta vẫn không vượt qua được dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Giới thực dân hiếu chiến quyết đặt lại ách thống trị trên toàn cõi Đông Dương.Trước tình hình đó, chúng ta chỉ có một con đường là cầm súng đứng lên đánh Pháp để bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng tám:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”.

Bài học đối ngoại quý giá

Khoảng thời gian đấu tranh ngoại giao đó không dài nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết với một dân tộc vừa giành được chính quyền lại phải đối phó với “thù trong giặc ngoài”.

Bài học lịch sử được rút ra từ giai đoạn đó là sự kết hợp giữa công tác đối nội và đối ngoại, giữa lập trường kiên định với biện pháp mềm dẻo, giữa nhân nhượng sách lược với quyết tâm chiến lược, giữa tranh thủ khả năng hòa bình với chuẩn bị tiến hành chiến tranh.

Nhờ đó, toàn thể dân tộc Việt Nam đã chủ động và vững bước tiến vào cuộc kháng chiến gìn giữ nền độc lập, bảo vệ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau 75 năm ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ [1946-2021] và 35 năm đất nước đổi mới [1986-2021], công tác đối ngoại của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: đối ngoại chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh.

Xét về mặt ngoại giao nhà nước, tính đến tháng 12/2021, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, bao gồm 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ thành viên của tổ chức G7 và tất cả thành viên của ASEAN.

Kế thừa những thành tựu đối ngoại và những bài học kinh nghiệm quý báu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám, Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt tư tưởng chỉ đạo: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài và xác định sự ủng hộ, giúp đỡ và nguồn lực từ bên ngoài là vô cùng quan trọng.

Nguyên tắc đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Ngày nay, trong bối cảnh quốc tế với nhiều biến đổi phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau. Vấn đề đoàn kết, hòa bình, hợp tác của các nước có những thuận lợi và khó khăn mới. Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo những vẫn luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường.

Trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh của Việt Nam [2/9/2020], Burj Khalifa - tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai, UAE thắp sáng lá cờ Việt Nam với lời chúc người dân Việt Nam phát triển và thành công. [Nguồn: Twitter]

Quay trở lại lịch sử 75 năm trước gắn liền với sự ra đời của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấu hiểu việc bỏ qua cơ hội lịch sử thiết lập những quan hệ hợp tác bình đẳng giữa Pháp và Việt Nam lúc đó, Chính phủ Pháp đã làm tan vỡ hy vọng cuối cùng về một nền hòa bình ở Đông Dương, đẩy những người lính Pháp vào một cuộc chiến vô nghĩa.

Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở những năm tháng đó có giá trị thức tỉnh và soi rọi không chỉ những ngày đã qua mà còn rất có ích cho hiện tại, cho những thách thức và cơ hội, những khả năng hợp tác, đấu tranh luôn thường trực và đen xen nhau.

Năm 1966, đúng 20 năm sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Tổng thống Pháp là Charles de Gaulle, trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giá như có một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt Nam và người Pháp sau Đại chiến thế giới thì đã có thể tránh được những sự biến tai ác đang giằng xé đất nước Ngài hôm nay”.

75 năm trước, ngoại giao tuy là một mặt trận “đơn độc” nhưng rất hiệu quả. Ngày nay, mặt trận ngoại giao Việt Nam đang được hưởng các điều kiện bên trong và bên ngoài rất thuận lợi. Đó là cơ sở để chúng ta có niềm tin rằng, ngoại giao Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang tiếp tục phát huy vai trò và sứ mệnh là một trong những mặt trận hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta theo cách ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Những đối sách linh hoạt, những chủ trương, biện pháp sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 75 năm mãi mãi là những bài học vô giá với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nhắc nhở lịch sử một thời chiến tranh để chúng ta phải càng thêm trân quý nền hòa bình và gắng làm tất cả vì nền hòa bình để phát triển.

  • Đi tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine

Từ các giao dịch về chủ quyền

Mặc dù không thường được coi là một loại hàng hóa nhưng trong lịch sử, chủ quyền đã từng giống như một thứ có thể mua và bán, thậm chí là phương tiện chính cho sự bành trướng lãnh thổ của Mỹ. Trong một loạt các hiệp ước đã giúp định hình nước Mỹ ngày nay, các chính phủ hoạt động giống như một doanh nghiệp, mua và bán quyền tài phán của họ thông qua sáp nhập và cơ cấu khiến ngay cả giới tài phiệt ngày nay cũng phải ghen tị.

Ngoài vụ mua Louisana từ Pháp năm 1803 và vụ mua Alaska từ Nga năm 1867 là những thương vụ giao dịch chủ quyền nổi tiếng nhất, Mỹ còn mở rộng lãnh thổ bằng nhiều vụ mua bán theo nghĩa đen khác. Năm 1819, Tây Ban Nha “bán” chủ quyền Florida với giá khoảng 3 triệu USD. Năm 1845, Mỹ trả khoản nợ 7,5 triệu USD cho Cộng hòa Texas để sáp nhập thành một bang lớn. 3 năm sau, Mexico nhượng lại California, New Mexico và Utah cho Mỹ, đổi lấy 15 triệu USD. Năm 1854, Arizona cũng trở thành một phần của Mỹ với giá 10 triệu USD.

Sau 2 thập niên, Mỹ đã phải rút quân khỏi Afghanistan, dù có khí tài và lực lượng hoàn toàn vượt trội so với Taliban. Ảnh: Los Angeles Times

Danh sách này có thể dài hơn nữa, nếu kiểm kê lại lịch sử gần đây hơn, như vụ Tây Ban Nha bán Phillipines và Puerto Rico vào năm 1898, hay Đan Mạch bán quần đảo Virgin thuộc Mỹ vào năm 1917. Gần hơn cả, Mỹ đã thuê lại vịnh Guantanamo của Cuba để lập căn cứ hải quân và xây dựng một trong những nhà tù khét tiếng bậc nhất trên thế giới. Những giao dịch kiểu vậy đã khiến Bộ Chỉ huy chiến đấu đặc biệt của Mỹ viết trong một bản ghi nhớ vào năm 2008 rằng chủ quyền “là một dạng hàng hóa được thúc đẩy bởi các động lực như thị trường”. Quốc hội Mỹ thậm chí đã từng phê chuẩn nhiều hiệp ước liên quan đến chuyện coi chủ quyền như một kiểu hàng hóa.

Tư duy này khiến người Mỹ thường thất bại khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ chuyển sang trạng thái xung đột, bất chấp các tuyên truyền về chiến thắng của họ. Vào ngày 28-12-2014, chỉ huy các lực lượng quốc tế của Mỹ tại Afghanistan đã chủ trì một buổi lễ ở Kabul. Đứng trước một nhóm binh sĩ NATO, tướng John Campbell ca ngợi: “Các bạn đã làm cho Afghanistan trở nên mạnh mẽ hơn và các quốc gia của chúng ta an toàn hơn. Con đường phía trước chúng ta vẫn còn nhiều thử thách nhưng chúng ta sẽ chiến thắng”.

Thời điểm ấy, có khoảng 10 ngàn lính Mỹ ở lại Afghanistan với nhiệm vụ “hỗ trợ an ninh” tại đất nước này. Vào cao điểm năm 2011, Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế [ISFA] có quân số lên đến 130 ngàn, phần lớn là người Mỹ, đóng tại Afghanistan. Hơn 50 quốc gia tham chiến nhưng ảnh hưởng và kỳ vọng của Mỹ với chiến dịch Afghanistan là không phải bàn cãi: đấy được coi là một thực tế chính trị kể từ sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001. Trên thực tế, đây là một cuộc chiến tranh của Mỹ. Một trong những cuộc chiến dài nhất lịch sử.

Những ngày đầu, Mỹ cho biết đã quét sạch Taliban trong một cuộc tấn công được thúc đẩy bởi sự giận dữ từ phe chính nghĩa vài tháng sau vụ 11-9. Tuy nhiên, Taliban vẫn sống sót và vào cuối năm 2014, đã sát hại hàng ngàn binh sĩ Chính phủ Afghanistan, sĩ quan cảnh sát cũng như dân thường. Cho đến thời điểm ấy, Mỹ đã chi hơn 1 ngàn tỷ USD và tổn thất khoảng 2.200 lính.Tháng 8 năm ngoái, Mỹ chính thức rút quân khỏi Afghanistan, kết thúc 2 thập kỷ lực bất tòng tâm.

Trước khi Mỹ tiến vào Afghanistan, Taliban có quân số khoảng 30 ngàn người.Tuy nhiên, họ hoạt động giống như một lực lượng dân quân rải rác, không phải chuyên nghiệp, hầu hết không được trả lương, không có thiết bị liên lạc và vũ khi hiện đại. Ngược lại, quân đội Mỹ được trang bị nhiều vũ khí và trang thiết bị tinh vi: chẳng hạn như kho tên lửa hành trình của Mỹ đã lớn gấp 10 lần kho tên lửa được sử dụng trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Tổng số binh lính, thủy thủ, không quân và thủy quân lục chiến phục vụ Mỹ vượt qua con số 1 triệu. Hàng trăm máy bay chở hàng quân sự đã chờ sẵn để vận chuyển mọi thứ, từ binh sĩ, khẩu phần ăn cho đến xe tăng và máy bay trực thăng đến Afghanistan. Hơn 200 máy bay ném bom chực chờ, cùng hàng chục tàu sân bay neo ngoài đại dương.

Với các quốc gia có một lịch sử coi chủ quyền là hàng hóa, các vùng đất sẽ là nơi họ đánh giá lợi ích, hơn là cố gắng bảo vệ nó như một nơi thiêng liêng. Do vậy, họ sẽ có xu thế rời bỏ khi việc nắm giữ tạo ra “thua lỗ”. Các quốc gia coi chủ quyền là điều thiêng liêng cần phải giữ được sự độc lập và tự chủ, thay vì trông chờ giải pháp từ bất kỳ thế lực nào, dù là thế lực đó có năng lực quân sự hùng mạnh tới đâu.

Con đường đến hòa bình

Khoảng 22 tỷ USD đã được các nhà tài trợ quốc tế chi hằng năm cho các nỗ lực xây dựng hòa bình. Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Phi đã làm việc cùng hàng nghìn tổ chức phi chính phủ [NGO], các nhà ngoại giao, nhân viên cứu trợ và các viện nghiên cứu để kiềm chế và giảm thiểu xung đột.

Có vẻ nỗ lực hợp tác gìn giữ hòa bình này được ca ngợi trên các bình diện chính trị và ý thức hệ, cũng như đóng một vai trò không nhỏ trong sự can thiệp của Mỹ và đồng minh vào tình hình nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều bằng chứng cho thấy không phải vậy: 40% các thực địa sau xung đột đều phát triển thành bạo lực trong vòng một thập kỷ, theo phát hiện của kinh tế gia Paul Collier thuộc Đại học Oxford. Một nửa các cuộc chiến đang diễn ra đã kéo dài qua 2 thập kỷ và số người chết trong các trận chiến đã tăng 277% trong vòng 15 năm qua. Severine Autesserre, nhà khoa học chính trị tại Đại học Columbia [New York], đã viết trong cuốn “Biên giới của hòa bình” [xuất bản 2021]: “Các khuôn mẫu và kỹ thuật chúng ta dùng để kiến tạo hòa bình về lâu dài không hiệu quả”.

Lịch sử mở rộng đất đai nước Mỹ đến từ các cuộc sáp nhập có tính “giao dịch”, như các vụ mua Florida từ Tây Ban Nha, Lousiana từ Pháp hay Oregon từ Vương quốc Anh. Ảnh: Getty

Theo Autesserre, vấn đề nằm ở “việc sử dụng một cách máy móc, thiếu suy nghĩ các biện pháp đóng khung, cứng nhắc, từ trên xuống dưới”. Cô trích dẫn một nghiên cứu, trong đó các chuyên gia hàng đầu đã phân tích 21 hiệp định hòa bình để rút ra: “Không có ví dụ rõ ràng nào về thỏa thuận giữa các quốc gia hàng đầu trong việc chấm dứt tình trạng bạo lực. Hóa ra, hòa bình giả dối cũng chỉ là một hệ tư tưởng tồi tệ như thuyết kinh tế nhỏ giọt vậy”.

Bà chỉ trích mạnh mẽ cách thức “áp đặt” hòa bình và cho rằng nó cũng không khác mấy với chủ nghĩa đế quốc đã lỗi thời. Bà mô tả các cư dân ở Cộng hòa dân chủ Congo, Palestine và Timor-Leste đều phán nàn với bà rằng hành vi của những kẻ can thiệp gợi họ nhớ lại những gì cha mẹ hoặc ông bà của mình nói về cảm giác dưới thời chủ nghĩa thực dân: hạ thấp nhân phẩm, nhân tính và gây phẫn nộ.

Ý tưởng kiến tạo hòa bình này cũng đã bị hoen ố trên thực tế bởi đôi khi nó đã áp đặt bằng bạo lực, gợi nhớ đến cách ngôn sâu sắc của Mark Twain về sự can thiệp của Mỹ vào Phillippines cuối thế kỷ 19: “Chúng ta đã dẹp loạn khoảng hàng ngàn người dân trên đảo rồi sau đó chôn vùi họ”. Đơn vị Kỷ luật và Ứng xử của Liên Hợp quốc đã xác nhận 700 vụ cưỡng hiếp trong 1 thập kỷ qua từ lực lượng gìn giữ hòa bình trong thập kỷ qua và một số báo cáo truyền thông cho rằng con số thực tế có thể lên đến 60 ngàn.

Những thỏa thuận hòa bình hời hợt hay áp đặt hòa bình tạo ra cái mà Jane Addams - một trong những lý thuyết gia vĩ đại về hòa bình đầu thế kỷ 20 - gọi là “hòa bình tiêu cực”. John Paul Lederach, giáo sư danh dự về xây dựng hòa bình quốc tế tại Đại học Notre-Dame ở Indiana, cho rằng hòa bình bị ấn vào tay này tạo ra một “lỗ hổng xác thực”, dẫn đến “sự nghi ngờ, thờ ơ và xa cách”.

Kết thúc của Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô đã thay đổi hoàn toàn trật tự và khuyến khích nhiều nhà lãnh đạo trở thành những người đi can thiệp với ngọn cờ tự do và dân chủ, với kết cục thường thấy là chiến tranh. Các xung đột và rắc rối thường xuyên cần đến người hòa giải từ bên ngoài nhưng không phải là áp đặt.Các ví dụ về những tổ chức có khả năng lắng nghe là Viện Sự sống và Hòa bình ở Thụy Điển hoặc mạng RESOLVE toàn cầu. Những tổ chức này không áp đặt một cách ngạo mạn các phương pháp của họ, mà lắng nghe nhiều hơn, tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại, theo cách được ví von là “dàn xếp nhu thuật [jujitsu]”.

Cho đến thời điểm tư tưởng này có hiệu quả, các quốc gia nhỏ có lẽ vẫn sẽ phải tự dè chừng với sự áp đặt hòa bình từ các nước lớn, thường suy nghĩ về chủ quyền như hàng hóa, thay vì một vùng đất thiêng liêng.

Ban Cầm

Video liên quan

Chủ Đề