Sau khi tiêm vaccine trung quốc cần làm gì

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chào bạn,

Hiện nay, do vaccine Covid-19 không phải là vaccine sống giảm độc lực nên không có khuyến cáo phải trì hoãn có thai sau khi tiêm. Tuy nhiên, chúng ta cần theo dõi các phản ứng phụ có thể có của vaccine tới 28 ngày sau tiêm, mặt khác cơ thể cần có đủ thời gian để sinh miễn dịch sau tiêm chủng. Do đó, tốt nhất bạn nên trì hoãn mang thai ít nhất 1 tháng sau khi hoàn thành 2 liều vaccine Covid-19. Ngoài vaccine ngừa Covid-19, bạn nên chích ngừa thêm các bệnh viêm gan siêu vi B, rubella, uốn ván, cúm, thủy đậu.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 [Hà Nội] hoặc 0287 102 6789 [TP.HCM] để được hỗ trợ. Trân trọng!

Chào bạn,

Theo các dữ kiện hiện có, vaccine ngừa Covid-19 tương đối an toàn với thai nhi, tuy nhiên vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu các tác động về lâu dài. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, các Hiệp hội Sản Phụ khoa khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai và có ý định mang thai nên tiêm ngừa vaccine Covid-19. Nếu lỡ tiêm trước khi phát hiện có thai thì tạm thời nên theo dõi và khám thai. Cũng không nên quá lo lắng vì vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định vaccine làm tăng nguy cơ sảy thai/sinh non hay quái thai/dị tật, nên không có chỉ định phải đình chỉ thai. Trong quá trình khám thai, có các mốc thời gian để tầm soát các bất thường về thai. Bạn có thể đến khám tại các cơ sở y tế có khoa tiền sản để được tầm soát và phát hiện sớm bất thường nếu có.

Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, triển khai đa dạng các gói thăm khám và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ, sẵn sàng hỗ trợ bạn. Rất mong sớm được đón tiếp bạn đến thăm khám!

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 1800 6858 [Hà Nội] hoặc 0287 102 6789 [TP.HCM] để được hỗ trợ. Trân trọng!

Tác dụng phụ: Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên một số người gặp phải tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của quý vị và sẽ hết sau vài ngày. Nếu muốn báo cáo tác dụng phụ, quý vị có thể sử dụng V-safe.

Biến cố bất lợi: Biến cố bất lợi hiếm gặp nhưng có thể gây ra vấn đề sức khỏe về dài hạn. Nếu xảy ra biến cố bất lợi, thì chúng thường xuất hiện trong vòng sáu tuần sau khi tiêm một liều vắc-xin. Nếu quý vị muốn báo cáo một biến cố bất lợi, hãy dùng Hệ Thống Báo Cáo Tác Dụng Phụ Của Vắc-xin [VAERS].

  • Trong các thử nghiệm lâm sàng, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ [FDA] đã thu thập dữ liệu về từng loại vắc-xin ngừa COVID-19 được phê chuẩn trong ít nhất là hai tháng [tám tuần] kể từ liều cuối cùng.
  • Hiện thời, CDC, FDA và các cơ quan liên bang khác tiếp tục theo dõi tính an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19.

lại để được theo dõi. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.

Lường trước một số phản ứng phụ. Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.

Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc khớp 
  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy

Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Hãy kiên nhẫn. Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna COVID-19 thứ hai, sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen COVID-19.

Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Tham gia cùng chúng tôi ngay hôm nay!

Để cùng lan tỏa thông điệp vắc xin an toàn và hiệu quả.

Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết mọi người đều gặp phải một số tác dụng phụ khó chịu như người mệt mỏi, đau nhức cơ, đau nhức cánh tay tại vị trí tiêm, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ đến sốt vừa,... Những dấu hiệu này hầu hết không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau vài ngày, tuy nhiên cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy sau khi tiêm vaccine cần làm gì để giảm khó chịu, nhanh hồi phục sức khỏe?

1. Sau khi tiêm vaccine cần làm gì?

Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Hầu hết các trường hợp sốc phản vệ xảy ra trong 30 phút sau khi tiêm, khi đó bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Sau tiêm vắc xin nhiều người gặp phản ứng phụ nhẹ

Sau thời gian chờ theo dõi, nếu không có dấu hiệu bất thường gì bạn có thể ra về tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Tác dụng phụ sau tiêm sẽ xuất hiện sớm như: đau mỏi cơ, sốt nhẹ, người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,... Những dấu hiệu này cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tạo kháng thể chống lại virus, do vậy hầu hết mọi người đều sẽ gặp phải.

Cần tiếp tục theo dõi các tác dụng phụ gặp phải sau tiêm vắc xin, nếu có các dấu hiệu nặng sau cần sớm đưa đến cơ sở y tế như: khó thở, thở hụt hơi, đau tức ngực, sốt cao, người lờ đờ, mất ý thức,... Đây là các dấu hiệu sốc phản vệ phải can thiệp cấp cứu càng sớm càng tốt để giữ tính mạng, hạn chế di chứng sau tiêm phòng.

2. Sau tiêm vắc xin nên kiêng gì?

Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ cần hoạt động tương tác với vắc xin và hình thành kháng thể, do đó nên hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều lưu ý nên kiêng sau khi tiêm vắc xin:

Nên tránh uống rượu bia sau khi tiêm vắc xin

2.1. Tránh uống rượu bia

Theo CDC Hoa Kỳ, mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy rượu bia làm giảm hiệu quả của vắc xin ngừa Covid-19 song các thực uống này có thể ức chế hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể mất nước. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế, người sau tiêm vắc xin nên kiêng uống rượu bia ít nhất 3 ngày để miễn dịch cơ thể hoạt động tốt nhất.

Ngoài ra, rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng, từ đó người tiêm dễ gặp biến chứng sau tiêm hơn. Phản ứng khi uống rượu có thể bị nhầm lẫn với phản ứng sốc phản vệ sau tiêm, điều này có thể gây ra nguy hiểm khiến người bệnh không được can thiệp y tế kịp thời.

2.2. Tránh làm việc quá sức

Tác dụng phụ và ảnh hưởng của vắc xin phòng Covid khiến sức khỏe người tiêm giảm sút, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hơn. Lúc này, bạn cần nghỉ ngơi, ngủ sớm và đủ giấc cùng với ăn uống đầy đủ để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Ngược lại, nếu cố gắng làm việc quá sức trong thời gian dài, không những sức khỏe chậm hồi phục mà tác dụng phụ sau tiêm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nên sắp xếp công việc để bạn có thể nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày hoặc làm việc nhẹ nhàng sau khi tiêm vắc xin.

2.3. Ngủ sớm và đủ giấc

Thức khuya không phải là thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể làm rối loạn nội tiết tố, rối loạn miễn dịch. Điều này đều không tốt khi hệ miễn dịch đang phải hoạt động mạnh mẽ để hình thành kháng thể chống lại virus.

Ngủ đủ giấc giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn

Do đó, sau khi tiêm vắc xin, hãy dành thời gian ngủ sớm và ngủ đủ giấc 7 - 8 giờ ban đêm, sức khỏe của bạn sẽ được hồi phục nhanh chóng.

3. Phản ứng phụ và cách xử lý sau tiêm vắc xin

Phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin rất thường gặp, điều này cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng tốt với vắc xin để hình thành kháng thể kháng bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe và miễn dịch của từng người mà tác dụng phụ gặp phải cũng khác nhau.

Dưới đây là hai dạng phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cũng như cách xử lý để bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

3.1. Phản ứng tại chỗ sau tiêm

Phản ứng tại chỗ sau tiêm vắc xin rất phổ biến, tỉ lệ khoảng 70 - 75% với các triệu chứng thường gặp như: Đau cơ, sốt, đau tại vị trí tiêm, đau đầu, mệt mỏi,...

Sưng đau tại vị trí tiêm là tình trạng thường gặp

Triệu chứng này thường khá nhẹ và không kéo dài, thường sau vài ngày nghỉ ngơi hoặc có sự hỗ trợ của thuốc hạ sốt, giảm đau, triệu chứng sẽ giảm và biến mất. Ngoài phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người tiêm, mỗi loại vắc xin ngừa Covid có thể gây ra những nhóm triệu chứng tại chỗ khác nhau.

3.2. Phản ứng phản vệ

Phản ứng phản vệ sau tiêm vắc rất nguy hiểm do diễn tiến triệu chứng nhanh, can thiệp chậm trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng nề sau này. Phần lớn phản ứng phản vệ xảy ra sớm sau khoảng 30 phút sau tiêm, song vẫn có trường hợp muộn hơn từ vài giờ đến trong ngày, do đó không nên chủ quan khi bản thân không có triệu chứng gì.

Triệu chứng thường gặp khi bị phản vệ sau tiêm vắc xin bao gồm: nổi ban đỏ từng điểm hoặc từng đám, phù mí mắt, phù mặt, khó thở, thở rít, đau quặn bụng, huyết áp tăng cao hoặc giảm thấp quá mức, mất ý thức, ngừng tim,...

Cần nhận biết sớm dấu hiệu phản vệ để kịp thời đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất. Với các đối tượng có nguy cơ bị phản vệ cao, cũng cần tiêm vắc xin tại cơ sở y tế đủ điều kiện cấp cứu phản vệ nhanh chóng để đảm bảo an toàn.

Cần đưa đi cấp cứu nếu có dấu hiệu phản vệ sau tiêm

Nắm được sau khi tiêm vaccine cần làm gì cũng như những lưu ý khi theo dõi sức khỏe sau tiêm sẽ giúp bạn giảm khó chịu và nhanh hồi phục sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 đến các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong tiêm chủng và xử lý phản vệ sau tiêm phòng sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.

Video liên quan

Chủ Đề