Thuốc tê hết tác dụng trong bao lâu

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu - Tiêm thuốc tê là việc làm giúp cho quá trình nhổ răng của bạn không cảm thấy ê buốt, đau nhức. Vì thế, nhiều người đặt câu hỏi là thuốc tê nhổ răng có tác dụng bao lâu để không cảm thấy bị đau nhức? Hay tiêm thuốc tê có ảnh hưởng gì không?

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết của Niềng răng Hà Nội dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Niềng răng Hà Nội

Nên dùng thuốc tê nhổ răng ở trường hợp nào?

Với những chiếc răng sữa bị lung lay, cần nhổ bỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ nhẹ nhàng mà không cần dùng đến thuốc tê.

Với những răng đã bị sâu, viêm hoặc nhiễm nặng thì bạn phải tiến hành dùng thuốc tê theo chỉ định của bác sĩ. 

Với những chiếc răng vĩnh viễn khi tiến hành nhỏ bỏ thì đều phải dùng đến thuốc tê

Trường hợp răng bị nhiễm nặng, bạn nên tìm hiểu và thăm khám địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có tay nghề, kĩ thuật cao để tiến hành gây tê và nhổ răng đạt hiệu quả cao, không đau nhức, sưng viêm và có những tác dụng phụ.

Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu?

Theo chia sẻ của các chuyên gia và bác sĩ nha khoa, thuốc tê sau khi tiêm vào nướu sẽ mất khoảng 3-5 phút để ngấm vào chân răng. 

Tùy vào trường hợp răng miệng của bạn mà thời gian thuốc tê phát huy tác dụng cũng khác nhau. Thông thường, thuốc tê phát huy tác dụng trong 50 - 90 phút. 

Đối với những trường hợp nhổ răng khó, răng khôn mọc lệch hoặc răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm thì đòi hỏi thời gian phẫu thuật nhổ răng kéo dài hơn và đồng thời lượng thuốc gây tê cũng được sử dụng, phát huy tác dụng lâu nhất có thể.

Trong 10-30 phút đầu tiên, thuốc tê nhổ răng có tác dụng mạnh nhất. Nhưng một số trường hợp răng bị nhiễm trùng khiến khó ngấm thuốc tê. Bởi thế, trong quá trình phẫu thuật nhổ bỏ răng, có thể cảm thấy hơi đau nhức một chút.

Nhưng nếu may mắn, bạn tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm thì cảm giác đau nhức này sẽ nhanh chóng qua đi. Việc cần làm lúc này là, bạn nên chườm đá  để giảm đau, uống thuốc theo toa và hướng dẫn của bác sĩ.

Với những chiếc răng mọc ở trong cùng, bác sĩ phải đưa dụng cụ nhổ răng vào tận bên trong để tiếp cận với răng. Quá trình này khiến bạn mỏi hoặc đau cơ hàm. Vì thế, để giảm triệu chứng đau nhức này, bác sĩ sẽ kê thuốc tê lâu hơn bình thường là 10-30 phút.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng của mỗi người mà thời gian thuốc tê phát huy hết tác dụng cũng sẽ khác nhau. 

>>> Xem thêm: Một số điều cần biết khi nhổ răng khôn

Tiêm thuốc tê có bị đau không?

Nhiều người thường sợ hãi khi tiêm thuốc tê vào bộ phận răng miệng. Vì sợ nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa đã chỉ ra rằng, tiêm thuốc tê vào răng miệng không hề bị đau. Không chỉ thế, thuốc tê còn có tác dụng giảm đau khi bác sĩ tiến hành nhổ, loại bỏ răng.

Thực hiện quá trình nhổ răng được xem là quá trình đơn giản nhất và không mất nhiều thời gian. Thông thường, với những chiếc răng khôn, răng bị viêm nhiễm để loại bỏ những chiếc răng này bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để hạn chế tối đa cảm giác đau nhức khi tiến hành nhổ răng cho bệnh nhân. 

Tác dụng của thuốc tê là tác động đến lên dây thần kinh giúp bệnh nhân không có cảm giác gì tại nơi thuốc được tiêm và không gây đau nhức khi bác sĩ tiến hành nhổ bỏ răng của bạn. Vì thế, nó chỉ có tác dụng tạm thời, hạn chế cho bạn cảm giác đau nhức và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Những lí do trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tiêm thuốc tê có ảnh hưởng gì không? Có đau không? Và chắc hẳn, khi đọc đến đây bạn có thể tự trả lời câu hỏi đó cho mình đúng không ạ?

Vì thế, khi tiến hành nhổ răng mà bác sĩ có thực hiện việc tiêm thuốc tê thì bạn cũng đừng lo lắng hay hoang mang nhé? Vì thuốc tê được dùng trong quá trình nhổ răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà nó còn giúp bạn hạn chế cảm giác đau nhức khi tiến hành nhổ răng. 

>>> Xem thêm: Có thể niềng răng 1 hàm hay không?

Nên nhổ răng ở địa chỉ nào vừa uy tín lại đảm bảo chất lượng?

 Niềng răng Hà Nội  - tự hào cung cấp các dịch vụ khám, điều trị răng miệng uy tín, chất lượng và đảm bảo.

Niềng răng Hà Nội có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao đặc biệt là có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân từ những ca đơn giản nhất đến ca khó và phức tạp nhất

Bên cạnh việc sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, Niềng răng Hà Nội còn đầu tư bài bản trang thiết bị, khoa học, công nghệ, kĩ thuật hiện đại hỗ trợ cho quá trình khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.

Vì thế, nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các dịch vụ răng miệng ở đây thì có thể liên hệ với Niềng răng Hà Nội để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình!

Thông tin liên hệ: Niềng răng Hà Nội

Địa Chỉ: 137 An Trạch, Cát Linh - Đống Đa, Hà Nội

Email:

Hotline: 0987302621

Cập nhật: 19/12/2018 16:22 | Thu Hương

Thuốc gây tê dùng trong phẫu thuật

Tác dụng và thời gian gây tê

Gây tê cục bộ [gây tê tại chỗ]

Gây tê cục bộ hay gây tê tại chỗ là phương pháp dùng thuốc làm tê liệt một vùng trên cơ thể. Để thực hiện gây tê các bác sĩ, y tá sẽ sử dụng một kim tiêm để đưa thuốc vào cơ thể hoặc sử dụng thuốc bôi. Thuốc sẽ có tác dụng ngay sau một vài phút và tan hết chỉ sau một vài tiếng đồng hồ.

Gây tê vùng

Gây tê vùng sẽ làm tê liệt một vùng lớn trên cơ thể, người bệnh vẫn tỉnh táo trong quá trình gây tê. Gây tê vùng được chia thành 2 loại:

  • Gây tê tủy sống: sẽ được đưa vào vùng cột sống bằng loại kim chuyên dụng có tác dụng nhanh sau khi tiêm và tan hết trong một  vài tiếng. Người bệnh sẽ không thể cử động chân cho đến khi thuốc mê tan hết.
  • Gây tê ngoài màng cứng: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ đặc biệt là ống thông để đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng. Sau khi đưa thuốc vào, ống thông vẫn sẽ được giữ trong cơ thể bạn để giảm đau trong khoảng thời gian kéo dài vài tiếng hoặc vài ngày.

Gây mê toàn thân

Phương pháp này thường được sử dụng với những ca phẫu thuật kéo dài và phức tạp. Bạn sẽ mất nhận thức hoàn toàn khi đã thực hiện tiêm thuốc mê. Hiện nay, có 2 cách để đưa thuốc vào cơ thể: thuốc dạng lỏng đưa vào bằng ống và thuốc dạng khí được đưa vào thông qua mặt nạ. Bạn có thể hồi phục lại trạng thái bình thường sau một vài giờ tiêm thuốc mê.

Có nhiều loại thuốc gây tê khác nhau

Các loại thuốc tê thường dùng

Cocain

Cocain là thuốc tê duy nhất có nguồn gốc thực vật bằng việc sử dụng lá cây Erythroxylon coca có nhiều ở Nam Mỹ. Thuốc có tác dụng thấm qua được niêm mạch, kích thích dây thần kinh trung ương giảm mệt mỏi, ảo giác,..trên dây thần kinh thực vật cocain cường giao cảm gián tiếp làm tim đập nhanh, co mạch và tăng huyết áp. Một số độc tính của thuốc có thể kể đến như: co mạch mạnh, dễ gây quen thuốc, gây nghiện,  mặt nhợt nhạt,...

Procain [novocaine]

Thuốc tê procain là loại thuốc tê mang đường nối este có thể tan trong nước, có tác dụng gây tê kém hơn so với cocain khoảng 4 lần và ít độc hơn khoảng 3 lần. Thuốc này không thấm qua niêm mạch, có thể làm giãn mạch do tác dụng phong tỏa hạch, hạ huyết áp.

Khi sử dụng bác sĩ có thể sử dụng với adrenalin để làm co mạch, tăng thời gian gây tê. Procain có thể được sử dụng làm thuốc gây tê dẫn truyền với dung dịch 1%-2% và không được quá 3mg/kg. Độc tính của thuốc là có thể gây ra dị ứng, co giật, ức chế thần kinh trung ương. Hiện nay, thuốc này ngày càng được ít dùng.

Lidocain [xylocain]

Lidocain là thuốc được dùng rộng rãi hiện nay. Đây là thuốc tê mang đường nối amid có thể tan trong nước, có bề mặt và gây tê dẫn truyền tố, có tác dụng mạnh gấp 3 lần procain nhưng độc hơn 2 lần. Thuốc chuyển hóa chậm nên có tác dụng nhanh và kéo dài với 2 chất chuyển hóa trung gian là monoethylglycin xylidid và glycin xylidid. Bên cạnh đó, thuốc có những độc tính như: gây lo âu, vật vã, nhức đầu, run,...trên dây thần kinh trung ương, tim đập nhanh, tăng huyết áp,...trên tim mạch và thở nhanh, khó thở,...trên hô hấp.

Bupivacain [Marcain]

Thuốc Bupivacain là nhóm thuốc tê có đường nối amid như lidocain. Thuốc có thời gian gây tê chậm, tác dụng gây tê lâu, cường độ gây tê mạnh gấp 16 lần so với procain với nồng độ cao phong tỏa cơn động kinh vận động. Thuốc được sử dụng để gây tê từng vùng, gây tê thân thần kinh, đám rối thần kinh và gây tê tuỷ sống.

Đây là loại thuốc tê dễ tan trong mỡ, gắn vào protein huyết tương 95%, hoàn toàn chuyển hóa ở gan do Cyt.P   450 và thải trừ qua thận. Bên cạnh đó có những độc tính như gây loạn nhịp thất nặng và ức chế cơ tim, do bupivacain gắn mạnh vào kênh Na+ của cơ tim và ức chế cả trên trung tâm vận mạch.

Ethyl clorid [Kélène] C2H5Cl

Thuốc Ethyl Clorid C2H5Cl  là dung dịch không màu, sôi ở nhiệt độ 12 0C có tác dụng gây mê nhưng ức chế mạnh hô hấp, tuần hoàn nên không dùng. Do bốc hơi ở nhiệt độ thấp, nên có tác dụng làm lạnh rất nhanh vùng da được phun thuốc, gây tác dụng tê mạnh, nhưng rất ngắn. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị trích áp xe, mụn nhọt, chấn thương thể thao. Bạn nên bảo quản thuốc đựng trong lọ thủy tinh, có vặn kim loại, để tiện sử dụng khi phun vào nơi cần gây tê.

Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại thuốc tê thường được sử dụng trong phẫu thuật và điều trị các bệnh lý. Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn hi vọng bài viết hữu ích với các bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin và cải thiện kiến thức về y dược.

Video liên quan

Chủ Đề