Tại sao điểm số không quan trọng

Là hiệu trưởng đã nghỉ hưu, hiện đứng đầu một tổ chức về nghiên cứu của Bộ Giáo dục Singapore, bàJenny Yeochia sẻ tầm quan trọng của việc đánh giá quan điểm, nỗ lực và thế mạnh của trẻ, không phải thành tích học tập bằng cách kể một câu chuyện.

Bà Jenny Yeo [phải] đã kể một câu chuyện để chia sẻ thành tích học tập không phảiquan trọng để đánh giá con người. Ảnh: Straits Times.

“Điểm số không định nghĩa bạn”, thầy Jack Cook nói. Đó là thời điểm quyết định của Debbie.

Debbie, một người cầu toàn, luôn luôn có kết quả học tập tốt nhất trong những năm đầu ở trường. Tuy nhiên, khi học kinh tế tại đại học cộng đồng [trường đại học 2 năm], cô đã bị mất cân bằng.

Mặc dù nỗ lực nhiều hơn - khối lượng công việc nhiều cùng với những lớp học thêm với thầy Cook, Debbie không thể hiểu hết môn học. Cô không thể hiểu được và cũng không chấp nhận điểm số kém của mình trong bài kiểm tra môn kinh tế. Cô cảm thấy xấu hổ và tội lỗi, đến nỗi tránh gặp giáo viên và không ghé thăm trường sau khi tốt nghiệp.

Một vài năm sau, khi Debbie nghe nói thầy Cook đã nghỉ hưu và sắp rời khỏi Singapore, cô lấy hết can đảm đến thăm và chào tạm biệt thầy.

Thầy Cook chào đón Debbie với nụ cười tươi và sự nồng nhiệt. Cô hỏi thầy một cách ngượng ngùng có phải thầy nhớ cô vì cô là học sinh duy nhất nhận điểm D trong lớp kinh tế của thầy. Thầy Cook trả lời đơn giản: “Thầy hy vọng em đã không để cho D định nghĩa con người mình”. Ngay lúc đó, Debbie đã rút ra được một bài học quý giá về giá trị bản thân.

Cô nhận ra sự lo âu và sợ hãi của mình thật vô căn cứ và không cần thiết. Thầy giáo nhớ cô một cách đầy yêu thương không phải vì điểm số mà vì thái độ, nỗ lực và tính cách của cô.

Thầy Cook chia sẻ: “Tôi luôn vui khi thấy sinh viên trở về thăm và nói chuyện thật lâu với mình, đặc biệt là những em được coi là học kém trong lớp. Điều này có nghĩa là các em không làm thế để chống lại thầy mà quan trọng hơn, các em làm vậy để chống lại chính mình và tiến lên phía trước. Rất nhiều người hạnh phúc nhất, mãn nguyện nhất thầy từng gặp đã có những lúc tự nghi ngờ và thất bại khi là sinh viên. Việc học từ những thất bại nghe có vẻ sáo rỗng nhưng lại là thật”.

Cuộc gặp gỡ này đã thay đổi nhận thức của Debbie về bản thân và giá trị của mình. Cô nhận ra rằng việc quá sợ thất bại nên chỉ tập trung vào thành tích học tập xuất sắc. Chính điều này đã đẩy cô đến thất bại. Debbie biết rằng mỗi người có tài năng và thế mạnh khác nhau. Điều quan trọng là chấp nhận và tiếp tục cải thiện những điểm yếu, phát triển thế mạnh của mình. Cô hiểu rằng điều này quan trọng hơn sự kiên cường, thích học và theo đuổi một cách say mê.

Sau đó, Debbie trở thành giáo viên và những kinh nghiệm của bản thân đã hình thành phương pháp giảng dạy của cô.

Thay vì chỉ tập trung vào kết quả học tập, hãy truyền cho trẻbài học về giá trị bản thân từ cách chúng ta đánh giá cao thái độ, nỗ lực và thế mạnh của trẻ. Ảnh: Straits Times.

Tại một trường trung học, cô nhận thấy một học sinh tên Dan đang phải vật lộn với môn toán và khoa học nhưng lại có năng khiếu nghệ thuật. Debbie nói chuyện với cha mẹ Dan trong một buổi họp phụ huynh, khuyến khích họ nhận thấy tài năng của con mình và đừng chỉ tập trung vào điểm số. Cô tự tin rằng Dan có thể là nghệ sĩ thành công trong tương lai.

Dan được khích lệ bởi cô giáo nhận thấy tài năng của em và không bắt lỗi em trong những môn không giỏi. Theo thời gian, em đã mài dũa kỹ năng nghệ thuật và cũng được thúc đẩy để cố gắng hết mình trong tất cả môn học.

Mỗi đứa trẻ đều đặc biệt. Bắt trẻ theo lĩnh vực mình không có sở trường có thể tiêu diệt thay vì phát triển trẻ. Công việc của cha mẹ là giúp trẻ xác định năng khiếu và sở thích của mình, từ đó giúp trẻ phát triển những điều đó. Một cách khác chúng ta có thể giúp đỡ là hướng dẫn trẻ khám phá và theo đuổi những con đường khác nhau nơi tài năng và niềm đam mê của trẻ có thể hướng đến.

Là cha mẹ, chúng ta phải cẩn thận về những tín hiệu ngầm gửi đến con em mình thông qua những gì chúng ta nói và yêu cầu. Khi trẻ về nhà với một bài kiểm tra, có phải điểm số là điều mấu chốt? Bạn có tìm hiểu vì sao trẻ đạt/bị kết quả đó, công nhận tiến bộ của trẻ hay nói về các giải quyết những khó khăn?

Tiến sĩ Carol Dweck, nhà tâm lý học, giáo sư tại Đại học Stanford và là nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực động lực, nói: “Hãy khen những gì trẻ đã làm: nỗ lực, chiến lược, sự tập trung, sự kiên trì, sự tiến bộ của trẻ. Việc khen ngợi này tạo ra những đứa trẻ rắn rỏi và kiên cường”. Nói cách khác, hãy tập trung vào quá trình thay vì kết quả cuối cùng.

Cũng giống như thầy Cook và Debbie, tất cả chúng ta cần nhìn xa hơn kết quả học tập của trẻ. Là cha mẹ, chúng ta không được để điểm số định nghĩa con người trẻ, thay vào đó, hãy tập trung vào thái độ, nỗ lực và thế mạnh của trẻ. Trên tất cả, hãy cho trẻ thấy chúng ta yêu chúng vô điều kiện, chấp nhận cho dù trẻ như thế nào, điểm số ra sao.

Quỳnh Linh [theo Straits Times]

Spencer Johnson, nhà giáo dục пổi tiếng người Mỹ cũng từng nói rằng: “Là người làm cha mẹ, tuyệt đối không nên quá xem trọng điểm số thi cử của con mà nên chú ý đến việc bồi dưỡng phương pнáp học tập và khả năng tư duy của trẻ”. Chính vì thế, ngay từ bé, bố mẹ nên chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ bằng cách dạy chúng 10 điều này.

Kỳ thực, có rất nhiều ông bố bà mẹ luôn quan trọng điểm số ở trường và hoạt động ngoại khóa của con. Họ luôn muốn thúc giục trẻ học hành nghiêm túc, làm bài tập về nhà đầy đủ, đến lớp học đúng giờ.

Vì quá coi trọng điểm số mà đôi lúc, họ không mấy để ý đến việc nuôi dưỡng sự tử tế ở trẻ, điều có lẽ còn quan trọng hơn điểm cao, giải thưởng và danh hiệu.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bậc làm cha mẹ muốn giúp con trở thành người tốt.

1. Dạy con cách cư xử đúng mực

Dạy con biết cách cư xử đúng mực là điều bố mẹ nên làm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ có biết nói lời cảm ơn với người khác hay sử dụng cách gọi phù hợp với người lớn tuổi? Trẻ đã học được những nguyên tắc cơ bản trên bàn ăn?

Thậm chí, khi thua cuộc trong một trò chơi với bạn bè, trẻ có phảп ứng đầy hậm hực? Hãy nhớ rằng bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ với mục đích để nó biết cách bước ra ngoài thế giới và tương tác với mọi người trong suốt quãng đời còn lại. Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cách cư xử đúng mực cho trẻ.

2. Dạy trẻ đồng cảm với người khác

Có thể nói, trí thông minh cảm xúc [EQ], hay khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để đáɴh giá cảm xúc và suy nghĩ của họ, là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở người tốt. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng EQ cao sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được thành ᴄôпg trong cuộc sống.

Chính vì thế, để dạy về sự đồng cảm, bạn hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc và giúp trẻ biết rằng bố mẹ rất quan tâm đến điều đó. Khi trẻ cãi nhau với bạn, hãy yêu cầu trẻ tưởng tượng xem người bạn kia cảm thấy thế nào về tình huống đang trải qua, đồng thời học cách kiềm chế cảm xúc, tìm cách giải quyết mâu thuẫn tích cực.

3. Dạy trẻ lòng biết ơn

Hãy dạy trẻ lòng biết ơn ngay từ sớm. Cho dù đó là một bữa ăn mà bạn dày ᴄôпg chuẩn bị hay một món quà sinh nhật từ ông bà, trẻ cần cảm thấy biết ơn và học cách bày tỏ lòng biết ơn. Trẻ có thể học điều này bằng cách luyện thói quen viết thiệp cảm ơn mỗi khi nhận quà.

4. Khuyến khích trẻ bảo vệ những người xung quanh

Mặc dù những câu chuyện về ʙạo ʟực học đường xuất hiện nhiều trên mặt báo, bạn hãy cho trẻ đọc tin tốt về những bạn đồng trang lứa. Từ đó, bạn khuyến khích trẻ làm những điều giản dị giúp một ngày của ai đó trở nên tốt đẹp hơn, chẳng hạn vỗ nhẹ vai khi một người bạn gặp chuyện buồn.

Hơn nữa, bạn nên nói về tác нại của những hành vi tiêu cực như bắт nạt hay ngồi lê đôi mách.

5. Nghiêm túc kỷ luật con

Khi bố mẹ không đặt ra giới hạn, quy tắc nào và dễ dãi với mọi hành vi của trẻ, dần dần trẻ sẽ trở thành người nhỏ nhen, ích kỷ, hay cáu bẳn và không hạnh phúc. Những đứa trẻ biết được kỳ vọng của bố mẹ về hành vi của mình sẽ sống có trách nhiệm, tự lập, có khả năng đưa ra lựa chọn tốt và dễ kết bạn hơn.

Bởi vậy, ngay khi nhìn thấy các vấn đề về hành vi ở trẻ như nói dối hoặc cãi ngaпg, bạn hãy giải quyết bằng tình yêu thương, thấu hiểu và sự kiên quyết.

6. Dạy con làm tình nguyện

Hành động tình nguyện đến từ những tình huống rất đơn giản trong cuộc sống. Ví dụ, trẻ có thể dọn cỏ trong vườn nhà của bà cụ hàng xóm, giúp bố mẹ đóng gói đồ ăn để mang đi quyên góp cho người nghèo. Khi giúp đỡ người khác, trẻ học cách nghĩ về nhu cầu của những người kém may mắn hơn mình, tự hào về bản thân vì góp phần giúp đỡ trong cuộc sống của người khác.

7. Không treo thưởng cho những hành động tử tế

Cha mẹ cần nhớ khi động viên trẻ giúp đỡ người khác là không treo thưởng cho mỗi hành động tốt. Bằng cách đó, con bạn sẽ hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ “tình nguyện” và biết rằng phần thưởng chính là cảm giác hạnh phúc khi hành động của mình giúp ích cho ai đó.

Song, điều này không có nghĩa là bạn nên tảng lờ mọi hành động tốt của con. Thỉnh thoảng, bạn có thể đưa con đi chơi ᴄôпg viên hoặc tặng một món quà nhỏ để khen ngợi vì đã làm người tử tế.

8. Làm gương cho trẻ

Hãy xem xét cách đối xử của bạn với người khác, ngay cả khi trẻ không đứng đó để chứng kiến. Bạn có nói cảm ơn với nhân viên bán hàng ở siêu thị hay không? Bạn có tránh xa việc đưa chuyện làm quà giữa những người hàng xóm hoặc đồng nghiệp? Bạn có nói chuyện với nhân viên phục vụ ở quán ăn bằng giọng điệu thân thiện? Nếu muốn nuôi dạy một đứa trẻ tử tế, hãy nhớ rằng chính bạn là tấm gương gần nhất để trẻ noi theo.

9. Đối xử tốt và tôn trọng trẻ

Hãy để ý về cách bạn nói chuyện với con. Bạn có gắt lên khi không hài lòng về điều gì đó? Bạn có mất bình tĩnh và dùng những lời lẽ không hay? Hãy xem xét cách nói chuyện, hành động và thậm chí cách suy nghĩ của bạn, cố gắng chọn giọng điệu thân thiện và lịch sự ngay cả khi nói về hành vi sai trái của con.

10.Phân ᴄôпg việc nhà cho trẻ

Không chỉ vậy, khi trẻ được giao danh sách ᴄôпg việc phù hợp với lứa tuổi, chẳng hạn xếp bát đũa lên bàn ăn hay quét nhà, chúng sẽ hình thành ý thức trách nhiệm và cảm thấy hạnh phúc khi hoàn thành ᴄôпg việc.

Video liên quan

Chủ Đề