Sau sinh bao lâu ăn được dứa

Dứa là loại trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, tuy nhiên, mẹ sau sinh ăn dứa được không và liệu ăn dứa có làm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ không vẫn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng Mebeaz tìm hiểu thêm nhé!

Mẹ sau sinh ăn dứa được không?

Phụ nữ sau sinh có thể ăn dứa, bởi đây là một loại quả nhiệt đới cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100g quả dứa có tới 0,03mg Caroten; 0,08mg Vitamin B1; 0,02mg Vitamin B2; 16mg vitamin C và các khoáng chất như 16mg Ca, 11mg Phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g Protein, 0,2g Lipid, 13,7g Hydrat Cacbon, 85,3g Nước, 0,4g Chất xơ.

Sau sinh ăn dứa được không?

Những lợi ích không ngờ của quả dứa với mẹ sau sinh

– Trong dứa có tới 16mg Ca sẽ giúp trẻ bú mẹ tránh được các tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng và chậm lớn.

– Ngoài ra, Vitamin C trong dứa giúp chống oxy hóa rất tốt cho cả mẹ và bé.

– Khoáng chất Sắt, Kali, Photpho trong dứa dồi dào giúp tăng hệ miễn dịch rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cho con bú vẫn có thể ăn dứa với số lượng vừa phải

– Chất xơ trong dứa giúp mẹ sau sinh no lâu đồng thời hỗ trợ giảm cân rất tốt.

– Hàm lượng Alpha – Hydroxyl acid trong dứa có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tẩy tế bào chết và tái tạo da cho phụ nữ sau sinh.

– Thành phần trong dứa chứa Bromelin [Bromelain] giúp kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng cho bé.

– Các Enzyme trong dứa còn giúp mẹ mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng,..

Mẹ sau sinh cần lưu ý gì khi ăn dứa?

– Bất cứ loại thực phẩm nào khi ăn nhiều cũng sẽ không mang lại lợi ích tốt, vậy nên mẹ sau sinh ăn dứa với liều lượng vừa phải.

– Mẹ không nên ăn hay uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.

– Tuyệt đối không ăn hay uống nước ép dứa khi bụng đói vì có thể gây niêm mạc dạ dày, nôn nao và khó chịu.

– Với những mẹ có cơ địa dị ứng, nên bổ sung dinh dưỡng từ dứa bằng cách xào hay nấu canh.

– Khi gọt dứa phải gọt sâu, cắt hết mắt dứa

Mẹ sau sinh ăn dứa thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

– Lựa chọn dứa ngon, an toàn cho mẹ:

+/ Vỏ dứa tươi, vàng sẫm là dứa đã chín, còn nếu có những vân xanh là dứa chưa chín, vẫn chua và không thơm.

+/ Dứa ngon là phần lá dứa trên đỉnh đầu phải còn xanh tươi.

+/ Quả dứa càng thơm thì càng ngọt.

+/ Dứa chín ngon là khi dùng tay ấn vào có độ cứng và mềm vừa phải.

+/ Lựa chọn những quả dứa dáng tròn bầu sẽ nhiều thịt hơn những quả dáng ống dài.

+/ Dứa lành lặn, không dập nát hay có những vết sâu, đốm đen.

Dứa có thể gây hại nếu mẹ sau sinh ăn quá nhiều

– Ăn dứa đúng cách:

+/ Ăn dứa chín vừa phải, không để chín quá dễ bị lên men.

+/ Bảo quản dứa trong tủ lạnh khi chưa dùng tới.

+/ Mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 quả dứa/ngày, không ăn sau khi ăn no.

– Một số món ăn từ dứa mẹ có thể áp dụng:

+/ Nước ép dứa.

+/ Dùng dứa trộn salad với rau, thịt.

+/ Sinh tố dứa với sữa chua.

+/ Dùng dứa cho các món xào, nấu canh hay làm bánh.

Vậy là qua những thông tin trên, bạn đã biết sau sinh ăn dứa được không và ăn như thế nào thì tốt. Chúc mẹ và em bé của mình luôn khỏe mạnh!

Nguồn: Mebeaz.com

Ăn trái cây khi mang thai và trong khi cho con bú là rất quan trọng, vì trái cây cực kỳ bổ dưỡng và em bé cũng cần được bổ sung dinh dưỡng từ trái cây để hỗ trợ sự tăng trưởng. Trong chế độ ăn uống đó bao gồm cả dứa dứa, tuy nhiên, mọi người thường hay thắc mắc việc đẻ xong có được ăn dứa không, đang cho con bú có ăn được dứa không?

Vì những gì bà đẻ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sữa trong cơ thể, nó sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé. Do đó, ăn dứa đúng cách là điều vô cùng quan trọng.

Đẻ xong có được ăn dứa không

Mẹ đẻ xong có được ăn dứa không

Bà đẻ đang cho con bú hoàn toàn có thể bổ sung dứa thành một phần trong chế độ ăn uống của mình, nhưng chỉ sau khi đã cho con bú được khoảng 5 đến 6 tháng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu ăn nhiều loại trái cây có múi trong những tháng đầu sau sinh có thể gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể của em bé. Những trái cây đó bao gồm cả dứa, vì quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao.

Giá trị dinh dưỡng của dứa

Dứa là loại trái cây quan trọng đối với các bà mẹ cho con bú vì nó rất giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Trung bình cứ 100g dứa chứa 25 kcal, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C, 0,03 mg caroten. Các chất khoáng bao gồm: 0,4 g chất xơ, 0,4g protein, 0,2 g lipit, 16mg Ca, 11 mg photpho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 85,3 g nước, 13,7 g hydrat cacbon,…

Bà đẻ có ăn được dứa không

Bà đẻ sau sinh ăn dứa có tác dụng gì

Bên cạnh những thông tin cho rằng nước ép dứa làm tăng sữa mẹ ở phụ nữ đang cho con bú thì còn rất nhiều lợi ích khác của dứa cho mẹ và em bé bao gồm:

  • Một số dưỡng chất trong dứa có chứa đặc tính lợi tiểu và chống nôn khá hữu ích cho các bà mẹ mới sinh.
  • Hàm lượng chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp kích thích quá trình tiêu hóa và điều trị các rối loạn khác nhau trong dạ dày. Từ đó ngăn ngừa táo bón, và làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Ăn dứa thường xuyên giảm đau các khớp và các cơ bắp khác nhau của cơ thể bà đẻ.
  • Sau khi sinh ăn dứa giúp kiểm soát tăng huyết áp bằng cách làm loãng thể tích máu cũng như loại bỏ những cục máu đông trong hệ thống tim mạch. Từ đó cải thiện và ổn định tim mạch.
  • Những cơn đau đầu cực độ, chóng mặt hoặc mất ngủ sau sinh đều giảm đáng kể khi bà đẻ ăn dứa.
  • Hỗ trợ phục hồi các vết thương bị nhiễm trùng ở bà đẻ bằng cách ăn dứa.

Bà đẻ ăn dứa có mất sữa không

Trả lời câu hỏi ăn dứa có mất sữa không các chuyên gia dinh dưỡng cho biết:

Ăn dứa sau khi sinh không gây mất sữa, nhưng một số tài liệu cho thấy ăn nhiều dứa dẫn đến estrogen giảm nhiều, khiến bà đẻ bị tắc tia sữa. Tuy nhiên nếu sau sinh ăn với lượng điều độ không quá nhiều thì dứa là loại trái cây hoàn hảo để ăn.

Sau sinh ăn dứa sao cho đúng cách

Bà đẻ xong có được ăn dứa không và ăn sao cho đúng cách? Không nên chọn dứa đóng hộp, tuy có vẻ đẹp và ngon ngọt hơn so với dứa tươi thực tế, tuy nhiên bà mẹ cho con bú tránh không nên nên mua loại này. Quá trình đóng hộp không chỉ làm mất đi các yếu tố dinh dưỡng quan trọng của dứa, mà việc đóng hộp để lâu cũng làm tăng lượng đường và calo đã có và sản sinh ra các hóa chất khác có thể gây hại cho sức khỏe.

Sau sinh ăn được dứa không

Cách chọn dứa tươi cho bà đẻ sau sinh

Màu sắc: khi bạn quyết định chọn mua dứa [thơm] thì màu sắc là điều đầu tiên cần quan sát. Nếu trái dứa có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi hoặc vài chỗ hơi xanh thì trái đã chín, ngọt.

Thông thường những quả dứa vàng đều thì độ ngọt càng cao. Nếu dứa có những chấm nâu đậm không đều màu như vàng đồng hay vàng ngả sang đỏ thì trái đã chín quá mức. Sau sinh mẹ đẻ không nên chọn trái dứa còn xanh, vì đây là những quả chưa chín và khi mua về cũng không tự chín tại nhà được nữa.

Hình dáng: chúng tôi khuyên bạn nên chọn những quả dứa ngắn quả hình tròn bầu. Vì những quả này sẽ có nhiều thịt dứa hơn quả thân dài.

Mắt dứa: thông thường những quả có mắt dứa thưa và lớn là những quả nên chọn vì có phần cùi dày.

Mùi thơm: nên chọn những trái có mùi thơm ngọt và tươi khi ngửi mùi ở phần cuối của trái. Nếu quả dứa tỏa mùi ít hoặc không có mùi là do trái chưa chín, còn những quả dứa quá chín thì sẽ có mùi hơi chua kiểu lên men như mùi giấm hoặc mùi quá ngọt.

Lưu ý khi bà đẻ ăn dứa

Để hạn chế ăn phải vi khuẩn hoặc vi trùng có thể gây hại cho em bé trong khi đang cho con bú, điều đầu tiên cần thiết là bạn phải làm sạch dứa, mua những quả dứa an toàn và vệ sinh. Dưới đây là một số lời khuyên cần lưu ý khi bà đẻ ăn dứa:

  • Để giúp loại bỏ bất kỳ vi khuẩn và vi trùng trên bề mặt bạn nên rửa tay và rửa sạch dứa dưới vòi nước.
  • Khác với người bình thường có thể ăn dứa mỗi ngày, phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn một tuần 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 30g dứa.
  • Không ăn dứa khi đói, hoặc bà đẻ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày vì dứa chứa nhiều axit.
  • Mắt dứa là nơi trú ẩn của nấm độc Candida tropicalis, nếu ăn vào sẽ gây ngộ độc. Vì vậy khi sơ chế nên bỏ sạch mắt, nếu ăn phải mà thấy buồn nôn, nổi mẩn hay ngứa ngáy thì nên tới cơ sở y tế để thăm khám.
  • Bà đẻ thừa cân béo phì, hay đái tháo đường cũng không nên ăn dứa, vì lượng đường cao trong dứa không tốt cho những bệnh này.
Lưu ý bà bầu sau sinh ăn dứa

Có nên cho trẻ sơ sinh ăn dứa không

Cũng như thắc mắc đẻ xong có được ăn dứa không? các bà mẹ cũng được khuyên nên đợi con ít nhất 5 đến 6 tháng tuổi trước cho con ăn dứa. Điều này là do hệ thống miễn dịch của em bé vẫn đang trong quá trình phát triển rất dễ bị tổn thương.

Việc cho trẻ ăn những loại trái cây có tính axit cao có thể gây dị ứng hoặc thậm chí khó tiêu. Do đó, tốt nhất là đợi bé lớn hơn, và nếu cho bé ăn không thấy có phản ứng nào bất thường. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn khi bụng đói.

Dứa sẽ không có hại cho bà bầu sau sinh nếu ăn có điều độ. Nếu bạn bị dị ứng với dứa, bạn có thể có các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, sưng hoặc ngứa trong miệng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và hen suyễn. Để chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung dứa vào chế độ ăn uống. Hy vọng bài viết đẻ xong có được ăn dứa không của chúng tôi giúp ích được cho bạn. Chúc bé và mẹ luôn khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề