Vô úy nghĩa là gì

Tứ vô sở uý [tiếng Trung: 四無所畏, tiếng Phạn: catvāri-vaiśāradyāni, tiếng Pāli: cattārivesārajjāni], chỉ bốn loại trí lực [tứ chủng trí lực, 四種智力], bốn điều tự tín, không sợ hãi của Phật và Bồ tát thể hiện lúc thuyết pháp, còn gọi là Tứ vô uý. Trong đó, bốn điều tự tín, không sợ hãi của Phật và Bồ tát khác nhau.

Tiếng Phạn là Catvāri tathāgatasya vaiśāradyāni. Phật thành tựu trí tuệ đầy đủ mười thứ sức mạnh, thuyết pháp giữa đại chúng không có gì đáng lo sợ.

  1. . Chư pháp hiện đẳng giác vô uý [Phạm sarva-dharmābhisaṃbodhi-vaiśāradya]: Đối với tất cả các pháp, Phật đều rõ biết một cách tường tận. Do đó, đối với những chúng sinh vì không biết về các pháp mà đặt câu hỏi thì Ngài giải đáp một cách tự tại, không có gì sợ hãi. Điều vô uý này còn gọi là Nhất thiết trí vô sở uý.
  2. . Lậu vĩnh tận vô uý [Phạm sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya]: Còn gọi là Lậu tận vô sở uý. Phật đã dứt sạch hết tất cả mọi phiền não, không có sự sợ hãi từ các nạn bên ngoài.
  3. . Thuyết chướng pháp vô uý [antarāyika-dharmānanyathātva-niścita-vyākaraṇa-vaiśāradya]: Phật nói ‘pháp nhiễm ô chắc chắn gây trở ngại sự tu tập’. Khi nói như vậy, Phật không hề lo sợ sự bắt bẻ hay gạn hỏi của bất cứ ai. Điều này còn được gọi là Thuyết chướng đạo vô sở uý.
  4. . Thuyết xuất đạo vô uý [saṃpad-adhigamāya nairyāṇika-pratipat-tathātva-vaiśāradya]: Phật chỉ bày con đường thoát ly sinh tử, chỉ bày phương pháp tu tập để thoát ly khổ đau. Vô uý này còn được gọi là Thuyết tận khổ đạo vô sở uý, bởi Phật tuyên thuyết đạo xuất ly mà không sợ hãi điều gì.

Bốn điều Vô uý trên đây, căn cứ vào Thuận chính lý luận, quyển 75, thì hai điều Vô uý trước là biểu hiện cho đức tính tự lợi của Phật, hai điều Vô uý sau là biểu hiện cho đức tính lợi tha của Phật. Trong đức tự lợi, điều thứ nhất gọi là Trí đức [thành tựu trí tuệ], điều thứ hai gọi là Đoạn đức [dứt hết phiền não]. Trong đức lợi tha, điều thứ nhất gọi là Linh tu đoạn đức [giúp chúng sinh tu tập đoạn trừ phiền não], điều thứ hai là Linh tu trí đức [giúp chúng sinh tu tập thành tựu trí tuệ]. Theo Luận câu xá, quyển 27, thì: Chính đẳng giác vô uý lấy 10 trí [thế tục, pháp, loại, khổ, tập, diệt, đạo, tha tâm, tận, vô sinh trí] làm tính, tương đương với Xứ phi xứ trí lực trong 10 lực. Lậu vĩnh tận vô uý lấy 6 trí [trong 10 trí, trừ khổ, tập, đạo, tha tâm] làm tính, tương đương với Lậu tận trí lực. Thuyết chướng pháp vô uý lấy 8 trí [trừ diệt, đạo] làm tính, tương đương với Nghiệp dị thục trí lực. Thuyết xuất đạo vô sở uý lấy 9 trí [trừ diệt trí] làm tính, tương đương với Biến thú hành trí lực.

Ngoài ra, trong kinh luận của Tiểu thừa thường lấy bốn sự không sợ hãi này cùng với 10 lực, 3 niệm trụ, đại bi… làm thành 18 pháp bất cộng. Tuy nhiên, đại thể thì cả tiểu thừa lẫn đại thừa đều nói như nhau về Tứ vô sở uý.

Tiếng Phạn là Bodhisattvānāṃ catvāri vaiśāradyāni. Bồ tát cũng thành tựu đầy đủ trí tuệ, thuyết pháp giữa đại chúng cũng không có gì sợ hãi.

Theo luận Đaị trí độ và Đại thừa nghĩa chương, Tứ vô sở uý của Bồ tát là:

  1. Năng trì vô sở uý: Bồ tát lắng nghe, ghi nhớ tất cả các pháp, không bao giờ quên mất, do đó, lúc ở giữa đại chúng thuyết pháp, không có gì sợ hãi.
  2. Tri căn vô sở uý: Bồ tát biết tất cả căn cơ, trình độ thông minh hoặc ngu tối của chúng sinh, tuỳ theo đối tượng mà thuyết pháp, không hề sợ hãi.
  3. Quyết nghi vô sở uý: Bồ tát giải quyết tất cả mọi nghi ngờ của chúng sinh, đúng như pháp mà trả lời, không có gì sợ hãi.
  4. Đáp báo vô sở uý: Tất cả những câu hỏi của chúng sinh, Bồ tát đúng như pháp trả lời tự tại, không có gì sợ hãi.
  • Kinh Tăng nhất A hàm,
  • Đại tỳ bà sa luận,
  • Tạp tâm luận,
  • Thành thật luận,
  • Tạp tập luận,
  • Đại trí độ luận.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tứ_vô_sở_uý&oldid=42569004”

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Tứ Vô Úy. Ý nghĩa của từ Tứ Vô Úy theo Tự điển Phật học như sau:

Tứ Vô Úy có nghĩa là:

[s: catur-vaiśāradya, p: catu-vesārajja, 四無畏]: bốn loại Vô Úy, còn gọi là Tứ Vô Sở Úy [四無所畏], là bốn loại đức có được của chư Phật Bồ Tát dùng trong khi thuyết pháp mà không sợ hãi gì cả. Bốn Vô Sở Úy của Phật là: [1] Nhất Thiết Trí Vô Sở Úy [一切智無所畏, đức Phật tuyên bố rõ rằng ta là bậc nhất thiết trí và không sợ bất cứ ai cả], [2] Lậu Tận Vô Sở Úy [漏盡無所畏, đức Phật tuyên bố rằng ta đã đoạn tận hết thảy phiền não và không còn sợ hãi gì cả], [3] Thuyết Chướng Đạo Vô Sở Úy [說障道無所畏, đức Phật thuyết về các pháp ngăn trở của các hoặc nghiệp, v.v., mà làm chướng ngại con đường Thánh đạo và không còn sợ hãi gì cả], [4] Thuyết Tận Khổ Đạo Vô Sở Úy [說盡苦道無所畏, đức Phật lấy tự tin để thuyết về con đường đúng đắn của giới định tuệ, v.v., để giúp diệt tận khổ não và không sợ người nào cả]. Bên cạnh đó, Bốn Vô Sở Úy của vị Bồ Tát là: [1] Năng Trì Vô Sở Úy [能持無所畏, vị Bồ Tát không quên ý nghĩa những điều được nghe và không sợ hãi gì khi thuyết cho người khác nghe], [2] Tri Căn Vô Sở Úy [知根無所畏, vị Bồ Tát quán sát căn cơ của chúng sanh, thuyết pháp thích hợp với từng căn cơ ấy và không có sợ hãi gì cả], [3] Quyết Nghi Vô Sở Úy [決疑無所畏, vị Bồ Tát lấy tự tin để giải quyết những nghi nan và không có sợ hãi gì cả], và

[4] Đáp Báo Vô Sở Úy [答報無所畏, vị Bồ Tát đối với bất cứ câu hỏi nào đều trả lời một cách rõ ràng, đúng đắn và không có sợ hãi gì cả].

Trên đây là ý nghĩa của từ Tứ Vô Úy trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa thập vô uý. Ý nghĩa của từ thập vô uý theo Tự điển Phật học như sau:

thập vô uý có nghĩa là:

[十無畏] Gọi đủ: Thập chủng vô úy. Cũng gọi Thập vô sở úy. Chỉ cho 10 điều không sợ của hàng Bồ tát ở giai vịPháp giới vô lượng hồi hướng trong Thập hồi hướng. Đó là: 1. Văn trì vô úy: Bồ tát nghe và ghi nhớ tất cả vấn đề nghi nan, đồng thời có khả năng giải đáp để đoạn trừ mối ngờ vực, khiến tâm an trụ trong vô úy. 2. Biện tài vô úy: Bồ tát được Như lai quán đính nên có biện tài vô ngại, giải đáp được tất cả các vấn nạn, đoạn trừ mối ngờ vực mà không hề sợ hãi. 3. Nhị không vô úy: Thấu suốt lí ngã không, pháp không, xa lìa các tà kiến, tâm như hư không mà không sợ hãi. 4. Uy nghi vô khuyết vô úy: Nhờ sự gia hộ của Phật nên thành tựu uy nghi của Như lai mà không dời đổi, ở giữa đại chúng nói pháp vi diệu, chẳng hề sợ hãi. 5. Tam nghiệp vô quá vô úy: Ba nghiệp của Bồ tát thanh tịnh, không có gì đáng trách, cho nên tâm không sợ hãi, thường giáo hóa chúng sinh. 6. Ngoại hộ vô úy: Thường được 8 bộ chúng và các thiện thần hộ vệ, vì thế đối với các ma chướng không mảy may sợ hãi. 7. Chính niệm vô úy: Bồ tát lìa si và trụ trong chính niệm, cho nên không sợ quên mất chính pháp đã thụ trì. 8. Phương tiện vô úy: Bồ tát trụ trong bi nguyện, thị hiện sinh tử, nhưng không tham đắm, thường tu thiền định giải thoát và các tam muội biện tài, không bỏ đạo pháp Bồ tát, vì thế không sợ bị phiền não nhiễu loạn. 9. Nhất thiết trí tâm vô úy: Bồ tát trụ nơi Nhất thiết trí, hiển bày uy nghi đồng với Nhị thừa, nhưng khôngsợrơi vào hàng Nhị thừa. 10. Cụ hạnh vô úy: Bồ tát ứng theo căn cơ mà giáo hóa chúng sinh, khéo hiện cảnh giới của Như lai, nhưng không sợ dứt mất hạnh nguyện Bồ tát. Khi bàn về điểm đồng dị giữa Thập vô úy này và Tứ vô úy[Tổng trì thuyết pháp vô úy, Tri pháp dược cập tri chúng sinh căn dục tính tâm thuyết pháp vô úy, Thiện năng vấn đáp thuyết pháp vô úy và Năng đoạn vật nghi thuyết pháp vô úy], Đại thừa nghĩa chương quyển 14 cho rằng Văn trì vô úy là các vô úy thứ nhất, thứ ba trong Tứ vô úy, Biện tài vô úy là vô úy thứ tư trong Tứ vô úy, Nhị không vô úy, Chính niệm vô úy và Nhất thiết trí tâm vô úy tức là vô úy thứ hai trong Tứ vô úy, các vô úy còn lại đều khác nhau. [X. phẩm Li thế gian trong kinh Hoa nghiêm Q.39 [bản dịch cũ]; kinh Hoa nghiêm Q.56 [bản dịch mới]; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.17]. [xt. Tứ Vô Sở Úy].

Trên đây là ý nghĩa của từ thập vô uý trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Tin tứcPhật họcĐời SốngVăn HóaGiáo dụcGóc nhìnSự kiệnHoằng phápSức khỏeThiết kế Phật giáo Toggle navigation

Bạn đang xem: Vô úy là gì

Vô sở úy có nghĩa là hoàn toàn tự tin, không hề sợ hãi trước bất kỳ ai và bất cứ điều gì; là phẩm tính toàn thiện của bậc Chân nhân, đấng Giác ngộ. Tứ vô sở úy là bốn đức tự tin, không sợ hãi của Thế Tôn khi thuyết pháp, thuộc mười tám phẩm tính đặc thù mà trời người không thể có [thập bát bất cộng].

Theo kinh Trung bộ [Đại kinh Sư tử hống], bốn vô sở úy là: 1- Đã chứng ngộ những gì thuyết giảng. 2- Đã đoạn trừ hết thảy lậu hoặc. 3- Biết rõ các chướng ngại pháp. 4- Pháp dạy quyết định dẫn đến đoạn tận khổ đau. Kinh A-hàm dưới đây cũng nói tương tự như thế về bốn đức vô úy của Thế Tôn.“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:Như Lai xuất hiện ở đời có bốn vô sở úy. Như Lai được bốn vô sở úy này, ở trong thế gian không có chỗ dính mắc, ở trong đại chúng rống tiếng sư tử, chuyển bánh xe Pháp. Thế nào là bốn?Nay Ta đã thành tựu pháp này, dù cho Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hoặc Ma thiên, loài bò bay máy cựa, ở trong đại chúng bảo Ta không thành tựu pháp này, việc này chẳng đúng; Ta không sợ hãi. Đó là vô sở úy thứ nhất.Hôm nay, như Ta các lậu hoặc đã hết, không thọ thân nữa. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, các loài chúng sanh, ở trong đại chúng nói Ta chưa sạch hết các lậu hoặc; việc này chẳng đúng.

Xem thêm: Định Nghĩa Khái Niệm Đối Chiếu Là Gì ? Ngôn Ngữ HọC ĐốI ChiếU

Xem thêm: Ex Là Viết Tắt Của Từ Gì - Có Nghĩa Gì Trên Facebook

Đó là vô sở úy thứ hai.Nay Ta đã lìa pháp ngu tối, muốn cho ngu tối trở lại, không có việc này. Nếu lại có Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hoặc Ma thiên, chúng sanh, ở trong đại chúng nói Ta bị ngu tối trở lại; việc này không đúng. Đó là vô sở úy thứ ba của Như Lai.Pháp xuất yếu của chư Như Lai dứt hết khổ, muốn cho không xuất yếu, trọn không có việc ấy. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, Ma hoặc Ma thiên, các loại chúng sanh, ở trong đại chúng, nói rằng Như Lai chẳng dứt hết khổ; việc này chẳng đúng. Đó là vô sở úy thứ tư của Như Lai.Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.[Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tứ đế,VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.23]Bốn vô sở úy của Đức Phật về chi tiết trong các kinh không đồng nhất, nhưng đại thể vẫn là: 1- Nhất thiết trí vô sở úy: Đức Phật tuyên bố rõ rằng Ngài là bậc nhất thiết trí, đã chứng ngộ và giải thoát nên tự tin, không sợ hãi, không khuất phục bất cứ điều gì. 2- Lậu tận vô sở úy: Đức Phật tuyên bố rằng Ngài đã đoạn tận hết thảy phiền não và không sợ hãi các chướng nạn. 3- Thuyết chướng đạo vô sở úy: Đức Phật thuyết về các pháp làm chướng ngại Thánh đạo và không sợ hãi đối với bất cứ sự bắt bẻ nào. 4- Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Đức Phật thuyết về con đường xuất thế, giúp diệt tận khổ não và không sợ hãi bất cứ điều gì.Dĩ nhiên Ngài là bậc Giác ngộ nên không sợ hãi, còn chúng ta hàng đệ tử chưa giác ngộ nên sợ hãi cũng là chuyện thường. Có điều, dẫu còn sợ thì cũng nên sợ vừa thôi. Chỉ sợ những gì thực sự đáng sợ còn lại hãy phát huy trí dũng mà ngẩng cao đầu. Học theo hạnh Ngài ‘ở trong thế gian không có chỗ dính mắc, ở trong đại chúng rống tiếng sư tử, chuyển bánh xe Pháp’. Sở dĩ ngày nay chúng ta nhiều sợ hãi, không rống lên tiếng sư tử khiến muôn loài nép phục, không chuyển vận bánh xe Pháp được vì dính mắc nhiều quá. Lệ thường đã dính vào thì kẹt, ‘mở miệng mắc quai’ nên đành ‘mũ ni che tai’, việc ai… tôi không biết.Thì ra, muốn học theo hạnh vô úy, tự tin và không sợ hãi thì trước phải xả buông ‘ở trong thế gian không có chỗ dính mắc’, sau mới ‘ở trong đại chúng rống tiếng sư tử, chuyển bánh xe Pháp’.Thích Quảng Tánh

Video liên quan

Chủ Đề