Bệnh sốt xuất huyết não là gì

Xuất huyết não hay còn gọi là xuất huyết nội sọ, xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch vào nhu mô não. Tuy tỷ lệ chỉ chiếm 20% trong các trường hợp tai biến mạch máu não nhưng xuất huyết não thường gây hậu quả nặng nề. Để phòng ngừa bệnh, trước hết phải hiểu xuất huyết não là gì? Triệu chứng ra sao? Nguyên nhân cũng như cách điều trị của xuất huyết não.

1. Xuất huyết não là gì?

Xuất huyết não chiếm khoản 20% trường hợp tai biến mạch máu não

Xuất huyết não xảy ra khi máu thoát ra khỏi thành mạch vào nhu mô não. Xuất huyết não có thể xảy ra bên trong não, giữa não và màng bao phủ nó, giữa các lớp phủ của não hoặc giữa hộp sọ và vỏ não.

Máu thoát mạch, kích thích lên mô não gây phù não.Tình trạng máu tụ thành khối gây áp lực lên các mô, hậu quả là tế bào não chết.

Vị trí xuất huyết não có thể ở bên trong, giữa và màng bao bọc não, giữa các lớp màng não hoặc giữa hộp sọ và phần bao ngoài của não.

2. Nguyên nhân của xuất huyết não

Khi trả lời câu hỏi xuất huyết não là gì, nhiều người thường thắc mắc thêm nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. Xuất huyết não thường do các nguyên nhân:

  • Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp
  • Rối loạn đông máu hoặc dùng thuốc chống đông, bệnh bạch cầu, tiêu sợi huyết…
  • Nhồi máu não diện rộng
  • U não
  • Dị dạng mạch máu não, vỡ túi phồng động mạch, tĩnh mạch. Các mạch máu bị suy yếu có thể vỡ và chảy máu bất cứ lúc nào, dẫn đến xuất huyết não.
  • Chấn thương sọ não

3. Triệu chứng của xuất huyết não 

Triệu chứng của xuất huyết não là gì

Các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội. Tam chứng bao gồm nôn, đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức. Thường nặng trong những giờ đầu ở bệnh nhân xuất huyết não. Sau 12 giờ đầu, bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

Đôi khi có dấu hiệu màng não. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, bạch cầu ngoại vi tăng cao. Đây là điểm khác biệt so với nhồi máu não.

Ngoài ra, xuất huyết não còn có biểu hiện:

  • Chóng mặt, mất thăng bằng và phối hợp vận động
  • Nhạy cảm với ánh sáng, có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt
  • Cổ cứng
  • Liệt hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng
  • Yếu một cánh tay hoặc chân
  • Mất tỉnh táo, hôn mê
  • Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói
  • Khó nuốt, có vị lạ trong miệng
  • Khó đọc hoặc viết

4. Bệnh xuất huyết não và cách điều trị

Điều trị xuất huyết não càng sớm càng tốt

Tùy vào vị trí xuất huyết não, mức độ xuất huyết não mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị.

Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nhằm ngăn ngừa chảy máu, đồng thời tránh phù não. Ưu tiên theo dõi huyết áp và rút máu từ não để giảm sưng và ngăn ngừa biến chứng. Trường hợp xuất huyết dưới nhện đòi hỏi phải tiến hành phẫu thuật ngay.

Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định, như thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu nhằm làm giảm phù, thuốc chống co giật để kiểm soát co giật.

5 Biến chứng nguy hiểm của xuất huyết não

Bệnh nhẹ thường có rối loạn lú lẫn, ý thức,… Nếu bệnh nặng xuất huyết não nhiều, bệnh nhân có thể trong tình trạng hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ.

Những bệnh nhân còn sống sau xuất huyết não thể nặng thường có di chứng nặng nề. Sống như người thực vật hoặc sẽ chết do bội nhiễm, suy kiệt. Trong vòng 30 ngày, tỷ lệ tử vong của xuất huyết não là 50%. Trong đó một nửa số bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên.

6. Cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não

Chăm sóc người bệnh xuất huyết não rất quan trọng, nhất là sau cơn đột quỵ. Khoảng 20% những người bị xuất huyết não cần được chăm sóc và giúp đỡ, 15% bệnh nhân phụ thuộc vào người nhà.

Cần chú ý tập luyện phục hồi chức năng cho bệnh nhân, giữ cho các khớp chân, tay bị liệt linh hoạt, hạn chế tình trạng cứng khớp. Chú ý nguyên tắc tập luyện từ đơn giản đến phức tạp tùy vào khả năng bình phục của bệnh nhân.

Theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh tồn cho bệnh nhân, đặc biệt là huyết áp, thân nhiệt, các biểu hiển bất thường để phát hiện kịp thời nếu bệnh tái phát. Đồng thời tuân thủ y lệnh của bác sỹ, cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ. Tránh quên không uống thuốc.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hợp lý. Nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Hạn chế sử dụng chất béo, dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, hạn chế dùng muối và các chất kích thích bia, rượu, cà phê, chè,…

Xem thêm

//thaythuocvietnam.vn/vuong-nghen-co-co-the-canh-bao-dau-hieu-tai-bien-mach-mau-nao/

7. Biện pháp phòng tránh xuất huyết não

Bất cứ ai, dù ở độ tuổi, chủng tộc hay giới tính, đều có thể bị xuất huyết não. Tuy nhiên, sau 35 tuổi, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp đôi cứ sau 10 năm. 5% dân số trên 65 tuổi đã bị đột quỵ. Một số biện pháp dưới đây giúp phòng tránh xuất huyết não bạn nên áp dụng:

Hầu hết các đột quỵ xuất huyết não đều có liên quan đến tăng huyết áp, do đó điều trị ổn định bệnh căn tăng huyết áp sẽ giúp phòng ngừa xuất huyết não. Nên cắt giảm lượng muối ăn vào hàng ngày, tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu có thừa cân.

Hút thuốc lá có liên quan đến sự tích tụ các chất béo trong động mạch cảnh, gây tắc nghẽn động mạch. Thêm vào đó, các chất trong khói thuốc lá như nicotine và carbon monoxide làm tăng huyết áp, khiến máu dễ đông máu và giảm lượng oxy mà máu có thể mang đến não. Giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não là một trong nhiều lợi ích sức khỏe của việc bỏ hút thuốc.

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.

Đây là một bệnh chuyển hóa phổ biến hiện nay, có liên quan đến xuất huyết não. Bệnh có thể gây tổn thương mạch máu trên toàn cơ thể, bao gồm não và nếu lượng đường trong máu cao thì tổn thương não thường nghiêm trọng hơn. Kiểm soát tốt đường huyết giúp ngăn ngừa và trì hoãn các biến chứng của đôt quỵ.

  • Duy trì lối sống lành mạnh

Thực hiện ăn uống khoa học, tăng cường chất xơ từ rau xanh, hoa quả, hạn chế các chất béo bão hòa, chất kích thích như rượu bia, caffein, thuốc lá giúp bạn có hệ tim mạch khỏe mạnh. Đồng thời tăng cường vận động, thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông máu, giúp hạn chế đột quỵ xuất huyết não.

DS. Nguyễn Thị  La

Nguồn Nội khoa Việt Nam

[Visited 5.309 times, 2 visits today]

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Thần kinh, kiêm Trưởng đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM chia sẻ về nguyên nhân gây ra các dạng xuất huyết não, phương pháp điều trị của xuất huyết não và xuất huyết màng não [xuất huyết dưới nhện].

1. Xuất huyết não có mấy dạng?

Xuất huyết nội sọ có hai dạng: xuất huyết não tức là xuất huyết vào trong nhu mô não và xuất huyết khoang dưới nhện tức là xuất huyết màng não.

2. Nguyên nhân gây xuất huyết não, xuất huyết màng não?

Nguyên nhân gây ra xuất huyết não và xuất huyết màng não là hoàn toàn khác nhau.Nguyên nhân gây xuất huyết não là 80% do cao huyết áp, những nguyên nhân khác: u não, rối loạn đông máu, huyết khối tĩnh mạch, xuất huyết não trong vùng bị nhồi máu chuyển dạng xuất huyết…

Xuất huyết màng não còn gọi là xuất huyết dưới nhện thì phần lớn trường hợp do dị dạng mạch máu não, cụ thể là phình mạch máu não.

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Thần kinh, kiêm Trưởng đơn vị Đột quỵ, Bệnh viện Thống Nhất


3. Điều trị xuất huyết não như thế nào?

Khi nói về điều trị xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện [xuất huyết màng não], cách điều trị hoàn toàn khác nhau.Nếu xuất huyết não do cao huyết áp, mục tiêu của các bác sĩ là kiểm soát huyết áp. Khi khối máu tụ đó lớn, ta có thể can thiệp bằng việc phẫu thuật để để giải quyết khối máu tụ đó đi nhằm giải áp cho nhu mô não. Trong trường hợp không thể làm phẫu thuật, ta có thể mở sọ làm giảm áp lực nội sọ.Đối với những trường hợp xuất huyết nhu mô não do u não, rối loạn đông máu, do dị dạng mạch máu ở trong não thì sẽ tùy theo nguyên nhân mà có hướng giải quyết. Ví dụ:- Nếu rối loạn đông máu, các bác sĩ sẽ sử dụng những chất để điều trị rối loạn đông máu.

- Nếu do u não, các bác sĩ sẽ ổn định bệnh nhân trước, tức là làm sao xuất huyết đó ngưng. Sau đó, sẽ giải quyết khối u.

- Nếu là dị dạng hay thông động tĩnh mạch não, bác sĩ cần ổn định bệnh nhân, ngăn chảy máu. Sau đó, bác sĩ sẽ giải quyết khối dị dạng đó.

4. Điều trị xuất huyết dưới nhện như thế nào?

Đối với xuất huyết dưới nhện, phương thức điều trị hoàn toàn khác. Mục tiêu của điều trị xuất huyết dưới nhện là giải quyết cho được túi phình mạch máu não, tức là bác sĩ phải loại bỏ túi phình ra khỏi hệ thống tuần hoàn.Có 2 cách để giải quyết túi phình:- Cách thứ nhất là người ta đặt một chiếc coil vào trong lòng mạch đi đến túi phình và họ bơm một chất để tạo cục huyết khối trong túi phình đó. Do đó, máu sẽ không vào được túi phình nữa và nó tạo thành cục máu đông trong túi phình. Sau đó, họ sẽ loại túi phình ra khỏi vòng tuần hoàn.

- Cách thứ hai là họ sẽ mổ để kẹp vào cổ túi phình giống như chúng ta kẹp vào cuống của một quả bóng bay vậy.Hai biện pháp đó là phòng ngừa để cho xuất huyết không tái phát bởi vì khi túi phình đã vỡ một lần, gây ra xuất huyết thì khả năng xuất huyết tái phát sẽ rất cao, đặc biệt là trong vòng vài ngày đầu, sau khi bị xuất huyết lần đầu. Do đó, chúng ta giải quyết túi phình, tránh để túi phình bị vỡ tiếp. Nếu túi phình vỡ tiếp, tỷ lệ tử vong sẽ rất cao.Ngoài việc giải quyết túi phình, trường hợp bệnh nhân đã xuất huyết rồi, chúng ta phải điều trị những hậu quả mà xuất huyết đã gây ra, ví dụ những biến chứng của xuất huyết chẳng hạn như xuất huyết làm co mạch, gây ra nhồi máu não thì chúng ta phải kiểm soát những yếu tố đó: phòng ngừa và kiểm soát.Những biến chứng do xuất huyết dưới nhện gây ra như gây ra tắc đường dẫn dịch não tủy ở trong não làm cho tăng áp lực não, trường hợp này phải can thiệp phẫu thuật để dẫn nước dịch não tủy ra.

5. Tiên lượng của bệnh nhân bị xuất huyết màng não [xuất huyết dưới nhện]?

Chúng ta thấy biện pháp điều trị xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện là hoàn toàn khác nhau.Điều trị khó khăn hay thuận lợi sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.- Yếu tố thứ nhất, xuất huyết dưới nhện tỷ lệ tử vong [tức tiên lượng] nặng nề hơn xuất huyết não. Ví dụ như xuất huyết não, tỷ lệ tử vong có thể là 30%. Xuất huyết dưới nhện tỷ lệ tử vong có thể từ 30 đến 50%.

- Yếu tố thứ hai là tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, bệnh nhân lớn tuổi hay bệnh nhân trẻ hơn.

- Yếu tố thứ ba là xuất huyết lớn hay là nhỏ, tức là thể tích của khối máu xuất huyết.

- Yếu tố thứ tư là khối máu tụ có dễ với tới hay không, chúng ta có thể giải quyết dễ dàng bằng những biện pháp không? Ví dụ: khối máu tụ ở nông, thì chúng ta có thể phẫu thuật một cách dễ dàng. Nhưng một số khối máu tụ ở sâu mà ngoại khoa không thể với tới mà có kích thước lớn là những khối máu gây ra tử vong cao nhất.

Tương tự đối với xuất huyết dưới nhện [xuất huyết màng não], tiên lượng tử vong tùy thuộc vào thể tích mà máu đã xuất huyết ra [mức độ nặng của xuất huyết], đồng thời tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối máu tụ [có dễ giải quyết được không], vị trí đó bác sĩ có thể với tới được hay không, có can thiệp dễ dàng hay không…

6. Xuất huyết não ở vị trí nào khó cứu nhất?

Đối với xuất huyết não, thời gian cũng rất là quan trọng bởi vì xuất huyết não do cao huyết áp, việc kiểm soát huyết áp là làm giảm thể tích của khối máu tụ.

Nếu các bác sĩ không kiểm soát khối máu sớm khi chúng ta chẩn đoán bệnh này là xuất huyết thì khả năng khối máu tụ lớn lên trong vòng một giờ hoặc vài chục phút tiếp theo sẽ rất cao. Khối máu tụ đó kích thước quá lớn hoặc ở những vị trí như thân não, cầu não, hành não, cuống não dù các bác sĩ có kiểm soát huyết áp đi chăng nữa cũng khó cứu bệnh nhân.

Theo Kênh truyền thông Y tế AloBacsi.vn

Video liên quan

Chủ Đề