Sinh học 11 bài 34 lý thuyết

Ôn tập lý thuyết Sinh 11 bài 34 sinh trưởng ở thực vật và hướng dẫn giải bài tập các câu hỏi trang 138 SGK Sinh Học lớp 11.

Tóm tắt lý thuyết bài 34 Sinh học lớp 11: Sinh trưởng ở thực vật

Khái niệm

Sinh trưởng của thực vật là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào

Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Các mô phân sinh

  • Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
  • Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng [ở cây 1 lá mầm]

Bảng so sánh các nhóm mô phân sinh khác nhau.

Phân loạiCó ở nhóm thực vậtVị trí phân bốChức năng
MPS đỉnh- 1 lá mầm- 2 lá mầm- Chồi đỉnh, nách- Đỉnh rễ- Giúp thân, rễ tăng chiều dài
MPS bên- 2 lá mầm- Ở thân, rễ- Giúp thân, rễ tăng đường kính
MPS lóng- 1 lá mầm- Mắt của thân- Giúp tăng chiều dài của thân

Sinh trưởng sơ cấp

  • Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm
  • Làm tăng chiều dài của thân và rễ
  • Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng [ở thực vật 1 lá mầm] tạo ra.

Sinh trưởng thứ cấp

  • Sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính [bề dày] của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.
  • Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

a. Các nhân tố bên trong

  • Đặc điểm di truyền, các thời kỳ sinh trưởng của giống, của loài cây

Ví dụ: Tốc độ sinh trưởng của cây tre nhanh hơn nhiều so với cây lim

  • Giai đoạn nảy mầm và cây con thì sinh trưởng nhanh, giai đoạn trưởng thành sinh trưởng chậm hơn.

b. Các nhân tố bên ngoài

  • Nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, Ôxi, dinh dưỡng khoáng

Ví dụ: khi các yếu tố về điều kiện môi trường thuận lợi, dinh dưỡng khoáng đầy đủ thì cây sẽ lớn nhanh, còn nếu điều kiện bất lợi hoặc thiếu phân bón thì cây sẽ sinh trưởng chậm.

---------------------------------------------

Trên đây là những kiến thức lý thuyết về sinh trưởng ở thực vật. Phần tiếp theo, ĐọcTàiLiệu giới thiệu đến các bạn những hướng dẫn giải bài tập Sinh học 11 bài 34 giúp bạn hoàn thành các bài Soạn Sinh 11.

  • Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước[ chiều dài, bề mặt, thể tích] của cơ thể do tăng số lượng và  kích thước của tế bào.
  • Mô phân sinh là nhóm tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân. 
  • Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ.
  • Mô phân sinh bên ở cây hai lá mầm, mô phân sinh lóng ở cây một lá mầm có ở thân.
  • Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng làm tăng chiều dài  của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
  • Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng làm tăng bề ngang của thân do hoạt động của mô phân sinh bên.
  • Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp:

Chỉ tiêu so sánh

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Nguồn gốc

Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh bên.

Kết quả

Làm tăng chiều dài của thân và  rễ.

Làm tăng chiều ngang của thân [ tạo gỗ lõi, gỗ dác, vỏ].

Có ở lớp thực vật

Có ở cây Một lá mầm và cây hai lá mầm

Có ở cây Hai lá mầm.

a. Các nhân tố bên trong

  • Tính di truyền
  • Hoocmôn thực vật

b. Các nhân tố bên ngoài

  • Nhiệt độ
  • Nước
  • Ánh sáng
  • Ôxy
  • Dinh dưỡng khoáng

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Trắc nghiệm sinh học 11 bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 21 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật và 34 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật môn Sinh học lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật Sinh học lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

SINH HỌC 11 BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Bài giảng Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

I. Khái niệm

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước [chiều dài, bề mặt, thể tích] của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

Các loại mô phân sinhMô phân sinh đỉnhMô phân sinh bênMô phân sinh lóng
Vị trí Chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ ở thân, rễ của cây Hai lá mầm ở mắt của thân cây Một lá mầm
Chức năng Làm cho thân, rễ cây dài ra Làm dày thân và rễ Làm thân cây dài ra

Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

a. Các nhân tố bên trong

Sinh trưởng chịu ảnh hưởng của đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.

Ví dụ, ở giai đoạn măng, cây tre sinh trưởng nhanh [có thể hơn 1m/ngày], về sau thì chậm lại.

b. Các nhân tố bên ngoài

- Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật.

- Hàm lượng nước: sinh trưởng của cơ thể thực vật phụ thuộc vào độ no nước của tế bào mô phân sinh, nơi diễn ra quá trình phân chia và sinh trưởng dãn dài của tế bào. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện no nước của tế bào không thấp hơn 95%.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng về 2 mặt :

   + Thông qua sự ảnh hưởng đến quang hợp [tích lũy sinh khối khô là cơ sở cho sinh trưởng]

   + Biến đổi hình thái [cây mọc trong bóng tối thì mọc vống lên, còn ở ngoài sáng thì mọc chậm lại]

- Ôxi rất cần cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế

- Dinh dưỡng khoáng : Thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là thiếu nitơ thì sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí cây bị chết

Phần 2: 34 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Câu 1: Mô phân sinh ở thực vật là

A. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế

B. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân

C. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân

D. Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng

Lời giải:

Mô phân sinh ở thực vật là một nhóm các tế bào chưa phân hóa có khả năng nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Cho các bộ phận sau: 

1. Đỉnh rễ          4. Chồi đỉnh 

2. Thân             5. Hoa 

3. Chồi nách      6. Lá 

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. [1], [2] và [3]

B. [2], [3] và [4]

C. [3], [4] và [5]

D. [2], [5] và [6]

Lời giải:

Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh của thân và rễ, không có ở [2], [5] và [6]

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở thân

B. Ở chồi nách

C. Ở đỉnh rễ

D. Ở chồi đỉnh

Lời giải:

Mô phân sinh đỉnh không có ở thân, Mô phân sinh đỉnh chỉ có ở đầu rễ, đầu ngọn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm

C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

D. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm

Lời giải:

Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở

A. thân cây Một lá mầm

B. thân cây Hai lá mầm

C. cả cây Một lá mầm và Hai lá mầm

D. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

Lời giải:

Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Lời giải:

Ở sinh trưởng sơ cấp không có hoạt động của tầng sinh bần, đây là hoạt động diễn ra ở sinh trưởng thứ cấp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nhận định nào dưới đây về sinh sản sơ cấp ở thực vật là không đúng:

A. Làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia  tế bào mô phân sinh bên

B. Được thấy ở đa số cây một lá mầm

C. Các bó mạch trong thân xếp lộn xộn do thân thường có kích thước bé

D. Thời gian sống ngắn

Lời giải:

Nhận định sai là A,

Sinh trưởng sơ cấp là nhờ sự phân chia ở mô phân sinh đỉnh, sự phân chia ở mô phân sinh bên là sinh trưởng thứ cấp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:

A.mô phân sinh đỉnh

B. mô phân sinh bên

C. tùy từng loài

D. ngẫu nhiên

Lời giải:

Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động mô phân sinh bên

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Sinh trưởng thứ cấp là

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra

Lời giải:

Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh bên.

Lời giải:

Ở sinh trưởng thứ cấp không diễn ra ở cây một lá mầm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp

A. Làm cho cây to ra theo chiều ngang

B. Làm phát sinh cành bên và rễ nhánh

C. Làm cho cây ra hoa, tạo quả

D. Tất cả các biểu hiện trên

Lời giải:

Sinh trưởng thứ cấp làm cho thân to ra do sự phân chia của mô phân sinh bên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Sinh trưởng ở thực vật là

 A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào

B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào

C. Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá

D. Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào

Lời giải:

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Sinh trưởng ở thực vật là

A. quá trình tăng về kích thước [lớn lên] của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.

B. quá trình tăng về kích thước [lớn lên] của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô

C. quá trình tăng về kích thước [lớn lên] của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô

D. quá trình tăng về kích thước [lớn lên] của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào

Lời giải:

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là:

A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào

B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào

C. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh

D. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh

Lời giải:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do:

A. Kích thước tế bào tăng lên

B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào

C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh

D. Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.

Lời giải:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.

Đáp án cần chọn là: D

Video liên quan

Chủ Đề