Sinh học lớp 7 bài 7

Soạn Sinh 7 Bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh do đội ngũ giáo viên dạy tốt môn sinh học trên toàn quốc biên soạn với mong muốn giúp các em tìm hiểu kiến thức trọng tâm trong bài và hướng dẫn giải bài tập câu hỏi SGK sinh học 7 bài 7 để các em hiểu rõ hơn.

Soạn Sinh 7 Bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh thuộc CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

Hướng dẫn giải bài tập sinh học 7 bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 26 SGK Sinh học 7.

Đề bài

Bảng 1: Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh

Đánh dấu [✓] và điền nội dung thích hợp vào ô trống của bảng 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

- Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?

- Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?

- Động vật nguyên sinh có những đặc điểm gì chung?

Bảng 1 : Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh

- Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm: Cơ quan di chuyển phát triển, dị dưỡng kiểu động vật và là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.

- Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm: Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh [1 phần phân chia cho nhiều cá thể con, còn gọi là liệt sinh hay phân nhiều].

- Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là:

+ Cơ thể có kích thước hiển vi

+ Cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào

+ Chủ yếu dị dưỡng

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 26 SGK Sinh học 7.

Đề bài

Hãy xem thành phần động vật nguyên sinh trong giọt nước ao [hình 7.1] thảo luận, nêu vai trò của chúng trong sự sống ở ao nuôi cá.

Động vật nguyên sinh là thức ăn chủ yếu của giáp xác nhỏ, giáp xác nhỏ lại là thức ăn của cá.

Động vật nguyên sinh ăn các vi khuẩn , các mảnh vụn hữu cơ trong nước nên có tác dụng làm sạch nước.

→ Động vật nguyên sinh là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của ao cá.

Hướng dẫn giải bài tập SGK sinh học 7 bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 27 SGK Sinh học 7.

Đề bài

Dựa vào các kiến thức trong chương 1 và các thông tin trên, thảo luận và ghi tên các động vật nguyên sinh em biết vào bảng 2.

Bảng 2 : Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Vai trò thực tiễn

Tên các đại diện

Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ
Gây bệnh ở động vật
Gây bệnh ở người
Có ý nghĩa về địa chất

Bảng 2 : Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Vai trò thực tiễn

Tên các đại diện

Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ Trùng giày, trùng roi, trùng biến hình
Gây bệnh ở động vật Trùng tầm gai, cầu trùng
Gây bệnh ở người Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ
Có ý nghĩa về địa chất Trùng lỗ

Giải bài 1 trang 28 SGK Sinh học 7. Đặc điếm chung nào của Động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh ?

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là:

- Cơ thể có kích thước hiển vi.

- Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

- Phần lớn dị dưỡng.

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.

Giải bài 2 trang 28 SGK Sinh học 7. Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.

Một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá: trùng đế giày, trùng biến hình, trùng roi,…

Nhóm động vật này là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm [trai, ốc,..], giáp xác [tôm, cua, nhện nước,…], ấu trùng sống trong ao nuôi cá. Và tất cả các loài này lại là thức ăn của cá lớn trong ao.

Ngoài ra, động vật nguyên sinh cũng giúp bảo vệ và làm sạch môi trường nước nhờ việc chúng phân giải và tiêu hóa các vụn hữu cơ.

Giải bài 3 trang 28 SGK Sinh học 7. Hãy kế tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh: trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng roi kí sinh gây bệnh ngủ.

+ Trùng sốt rét:

Cách truyền bệnh: Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét. Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

+ Trùng kiết lị:

Cách truyền bệnh:

Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác. Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh. Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.

+ Trùng roi kí sinh trong máu gây nên "giấc ngủ li bì" ở người bệnh:

Cách truyền bệnh:

Ruồi tsê-tsê đốt người bệnh, mang theo trùng roi kí sinh. Khi ruồi đốt người khỏe mạnh thì trùng roi từ người bệnh sẽ truyền sang máu người khỏe mạnh và gây bệnh.

Soạn Sinh 7 Bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh được biên soạn bám sát nội dung chương trình sinh học lớp 7 SGK mới của bộ GD&ĐT. Được Soanbaitap.com đăng trong chuyên mục soạn sinh 7 giúp các bạn học sinh tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn sinh 7. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh trong sách giáo khoa Sinh học 7. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- HS nắm được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

- HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.

Tổng hợp lý thuyết Sinh 7 Bài 7 ngắn gọn

I. Các đặc điểm chung

1. Đặc điểm chung

- Động vật nguyên sinh có một số đặc điểm chung sau:

+ Có kích thước nhỏ, chỉ vào khoảng 0,01 – 0,05mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường

+ Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.

+ Động vật nguyên sinh có khả năng di chuyển và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

+ Phần lớn sinh sản vô tính, có một số ít loài sinh sản hữu tính [tiếp hợp]

- Hiện động vật nguyên sinh có khoảng 40000 loài. Các động vật thường gặp là:

+ Trùng roi

+ Trùng biến hình và trùng giày

+ Trùng kiết lị và trùng sốt rét

2. Vai trò thực tiễn

a.Vai trò

- Động vật nguyên sinh phân bố khắp nơi: trong nước ngọt, trong nước mặn, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

- Động vật nguyên sinh giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái

+ Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ

+ Chỉ thị về độ sạch của môi trường.

+ Trùng lỗ [có kích thước 0,1 – 1 mm] là nhóm Động vật nguyên sinh sinh sống phổ biến ở biển. Khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hóa thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa.

b.Tác hại

Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

+ Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra

+ Bệnh kiết lị do trùng kiết lị gây ra

Hướng dẫn Soạn Sinh 7 bài 7 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 7 trang 26: Đánh dấu và điền nội dung thích hợp vào ô trống của bảng 1. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   - Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?

   - Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?

   - Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung?

Lời giải:

Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 7 trang 26: Hãy xem thành phần động vật nguyên sinh trong giọt nước ao [hình 7.1], thảo luận, nêu vai trò của chúng trong sự sống ở ao nuôi cá.

Lời giải:

 - Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm là các cơ quan di chuyển [roi, lông bơi, chân giả] phát triển, dị dưỡng.

 - Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm là cơ quan di chuyển [roi, lông bơi, chân giả] tiêu giảm hoặc không có. Sống hoại sinh, sinh sản vô tính [phân nhiều] cho số lượng rất lớn trong thời gian ngắn.

 - Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì là:

   + Cơ thể có kích thước hiển vi

   + Được cấu tạo từ 1 tế bào

   + Chủ yếu dị dưỡng

   + Sinh sản vô tính và hữu tính.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 7 trang 27: Dựa vào kiến thức trong chương I và các thông tin trên, thảo luận và ghi tên các động vật nguyên sinh mà em biết vào bảng 2.

Lời giải:

Bảng 2. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Vai trò thực tiễn Tên các đại diện
Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là gia súc. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi
Gây bệnh ở động vật Trùng kiết lị, trùng tầm gai.
Gây bệnh ở người Trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ
Có ý nghĩa về địa chất Trùng lỗ

Bài 1 trang 28 sgk Sinh học 7: Đặc điếm chung nào của Động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh ?

Lời giải:

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là:

   - Cơ thể có kích thước hiển vi.

   - Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

   - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

   - Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.

Bài 2 trang 28 sgk Sinh học 7: Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.

Lời giải:

  Một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá: trùng đế giày, trùng biến hình, trùng roi,…

  Nhóm động vật này là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm [trai, ốc,..], giáp xác [tôm, cua, nhện nước,…], ấu trùng sống trong ao nuôi cá. Và tất cả các loài này lại là thức ăn của cá lớn trong ao.

  Ngoài ra, động vật nguyên sinh cũng giúp bảo vệ và làm sạch môi trường nước nhờ việc chúng phân giải và tiêu hóa các vụn hữu cơ.

Bài 3 trang 28 sgk Sinh học 7: Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

Lời giải:

Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh:

+ Trùng sốt rét:

    - Trùng sốt rét kí sinh ở máu người.

    - Muỗi anophen hút máu người bệnh, mang theo trùng sốt rét.

    - Khi muỗi đốt vào người khỏe mạnh, trùng sốt rét sẽ truyền sang người khỏe mạnh và gây bệnh.

+ Trùng kiết lị:

    - Bào xác của trùng kiết lị thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

    - Khi vào ruột chúng sẽ phá hủy niêm mạc ruột để nuốt hồng cầu, sau đó chúng sẽ sinh sản và kết bào xác.

    - Bào xác này sẽ ra môi trường cùng với phân người bệnh.

    - Khi xử lí phân không an toàn, bào xác nãy sẽ lẫn vào thức ăn, nước uống. Người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm có chứa bào xác trùng kiết lị sẽ bị nhiễm bệnh.

+ Trùng roi kí sinh trong máu gây nên "giấc ngủ li bì" ở người bệnh:

    - Trùng roi kí sinh trong máu người bệnh.

    - Ruồi tsê-tsê đốt người bệnh, mang theo trùng roi kí sinh.

    - Khi ruồi đốt người khỏe mạnh thì trùng roi từ người bệnh sẽ truyền sang máu ngưới khỏe mạnh và gây bệnh.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sinh 7 bài 7 hay nhất

Câu 1: Tại sao các đại diện ĐVNS cấu tạo rất đơn giản  nhưng nó có thể đảm nhiệm được chức năng sống như 1 cơ thể sống?

- Cơ thể ĐVNS chỉ có 1 TB nhưng TB này khác hẳn với TB ĐV đa bào: là 1 cơ thể toàn vẹn có khả năng thực hiện độc lập các chức phận như:di chuyển, dinh dưỡng,sinh sản...

-TB đó có thể có cấu tạo phức tạp vì trong thành phần TB đó cócác bào quan chuyên trách có các chức phận nhất định :Di chuyển: lông bơi,roi, chân giả,dinh dưỡng:các không bào tiêu hoá, hạt diệp lụ , không bào co bóp...

-Các bào quan này tương ứng với các cơ quan của ĐV đa bào..

Câu 2: Tại sao ĐVNS cơ thể rất nhỏ, đơn giản thuộc nhóm ĐV bậc thấp trong giới ĐV mà số lượng lớn, đa dạng?

-ĐVNS chỉ sống được ở  môi trường nước và đất ẩm nhưng do cơ thể có kích  thước bé nhỏ không chỉ sống được ở sông, ao, hồ, biển, đại dương mà cả một giọt nước mưa nó cũng sống được mặt khác trong điều kiện bất lợi nó có khả năng hình thành bào xác để tồn tại .=> do đó số lượng lớn.

Câu 3:  Tại sao những khi ko có nước, khô hạn, điều kiện sống bất lợi, ĐVNS vẫn tồn tại?

- Do ĐVNS có khả năng tiết nước thừa, thu nhỏ cơ thể lại tiết ra 1 chất tạo thành lớp vỏ bọc gọi là bào xác.

- Trong bào xác chúng có thể tồn tại rất lâu, có thể trôi nổi trong nước đến nơi khác, gặp điều kiện thuận lợi, phá bào xác thoát ra ngoài.

Câu 4: So sánh  Đặc điểm cấu tạo đời sống các đại diện động vật nguyên sinh

      Đại diện

Đặc điểm

Trùng roi xanh

Trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng lỗ

Trùng giày

Trùng sốt rét

Môi trường sống

Tự do, kí sinh

Tự do, kí sinh

Tự do, kí sinh

Kí sinh

Hình dạng, cấu tạo

ổn định. Hình thoi, có nhân, hạt diệp lục, roi, điểm mắt.

Luôn biến đổi.

ổn định. Hình chiếc giày, có rãnh miệng, lỗ miệng, lông bơi.

ổn định. Đơn bào đơn giản, thích nghi kí sinh.

Tổ chức cơ thể

Đơn bào, tập đoàn

Đơn bào

Đơn bào [2 nhân]

Cơ thể đơn bào kích thước hiển vi

Cơ quan di chuyển

Roi

Chân giả

Lông bơi

Tiêu giảm

Dinh dưỡng

Dị dưỡng và tự dưỡng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

Hô hấp

Khuếch tán qua màng cơ thể

Sinh sản

Phân đôi [vô tính]

Phân đôi [vô tính]

Phân đôi xen kẽ tiếp hợp [hữu tính]

Phân nhiều [vô tính]

Trắc nghiệm Sinh 7 Bài 7 tuyển chọn

Câu 1: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là

a. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

b. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

c. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

d. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.

→ Đáp án a

Câu 2: Hiện động vật nguyên sinh có

a. 400 loài

b. 4000 loài

c. 40000 loài

d. 400000 loài

Hiện động vật nguyên sinh có khoảng 40000 loài, và phân bố ở khắp các môi trường.

→ Đáp án c

Câu 3: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do

a. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi

b. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày

c. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị

d. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị

Động vật nguyên sinh có loài sống tự do trong môi trường như trùng roi, trùng roi, trùng biến hình.

→ Đáp án a

Câu 4: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh

a. Trùng giày, trùng sốt rét

b. Trùng roi, trùng kiết lị

c. Trùng biến hình, trùng giày

d. Trùng kiết lị, trùng sốt rét

Động vật có loài sống tự do trong môi trường, nhưng có những loài sống kí sinh trong cơ thể động vật và con người như trùng kiết lị, trùng sốt rét.

→ Đáp án d

Câu 5: Động vật nguyên sinh nào không có cơ quan di chuyển

a. Trùng roi

b. Trùng sốt rét

c. Trùng giày

d. Trùng biến hình

Trùng sốt rét thích nghi với đời sống kí sinh trong máu người, nên chúng không có cơ quan di chuyển.

→ Đáp án b

Câu 6: Động vật nguyên sinh nào có thể sinh sản tự dưỡng như thực vật

a. Trùng roi

b. Trùng biến hình

c. Trùng kiết lị

d. Trùng giày

Ở nơi có ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Cơ thể chúng có các hạt diệp lục có khả năng hấp thu ánh sáng, nước, CO2 nên tự tổng hợp được chất hữu cơ.

→ Đáp án a

Câu 7: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có hình thức dinh dưỡng

a. Tự dưỡng

b. Dị dưỡng

c. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng

d. Hoại dưỡng

Động vật nguyên sinh sống kí sinh sống chủ yếu bằng hình thức dị dưỡng.

→ Đáp án b

Câu 8: Đặc điểm sinh sản ở động vật nguyên sinh là

a. Chỉ sinh sản phân đôi

b. Sinh sản theo hình thức tiếp hợp

c. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi hoặc nảy chồi

d. Phần lớn sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, một số loài sinh sản hữu tính [tiếp hợp]

Động vật nguyên sinh phần lớn sinh sản vô tính, có một số ít loài sinh sản hữu tính [tiếp hợp]

→ Đáp án d

Câu 9: Hóa thạch của loài nào là chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa

a. Trùng roi

b. Trùng biến hình

c. Trùng giày

d. Trùng lỗ

Trùng lỗ [có kích thước 0,1 – 1 mm] là nhóm Động vật nguyên sinh sinh sống phổ biến ở biển. Khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hóa thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa.

→ Đáp án d

Câu 10: Động vật nguyên sinh có tác hại

a. Là thức ăn cho động vật khác

b. Chỉ thị môi trường

c. Kí sinh gây bệnh

d. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất

Một số không nhỏ động vật nguyên sinh sống kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

→ Đáp án c

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh trong SGK Sinh học 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao

Mời các bạn xem thêm: Giải VBT Sinh 7: Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Video liên quan

Chủ Đề