Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

Thực hiện Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 80/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;

Ngày 10/10 y tế học đường phối hợp cùng Đoàn đội, Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tuần Trường PTDTBT THCS Khoen On tổ chức sinh hoạt dưới cờ bằng tiểu phẩm với nội dung tuyên truyền xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Laocaitv.vn - Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, song các hoạt động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trên địa bàn tỉnh vẫn được triển khai với nhiều hình thức phong phú, tạo môi trường học tập lành mạnh cho các em học sinh, sinh viên. Phóng sự ghi nhận những nỗ lực của thầy và trò Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai trong việc xây dựng một môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên.

Sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai cùng nhau trò chuyện sau mỗi tiết học.

Là du học sinh đến từ Lào, xa cách về địa lý, nhiều nét khác biệt về văn hóa cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, chỉ một thời gian ngắn, Xananikone XomphouthiIath, lớp Quản lý Tài nguyên môi trường K3 đã hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng sinh viên Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai. "Vấn đề an ninh trật tự tại trường em thấy rất đảm bảo, thầy cô giáo và các bạn sinh viên giúp đỡ, hỗ trợ nhau nhiệt tình. Và khi em học ở đây thì em cũng thấy an tâm, các thầy cô cũng quan tâm chúng em", sinh viên Xananikone Xomphouthilath chia sẻ.

Khen thưởng danh hiệu "Sinh viên 5 tốt".

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai hiện có 1.200 sinh viên chính quy và 3.000 sinh viên thuộc các loại hình đào tạo khác. Vì vậy, phong trào sinh viên tự quản, xây dụng môi trường sư phạm lành mạnh luôn được quan tâm, tiêu biểu là phong trào “Sinh viên 5 tốt”, xây dựng hình ảnh người trí thức trẻ với các phẩm chất tiêu biểu: “Đạo đức tốt”, “Học tập tốt”, “Thể lực tốt”, “Tình nguyện tốt” và “Hội nhập tốt”.

"Nhà trường luôn quan tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động xã hội bổ ích. Đặc biệt là đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, thu hút học sinh, sinh viên tham gia, qua đó không chỉ giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội, mà còn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường", ông Ninh Anh Đại, Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai nói.

Với sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, thời gian qua, chất lượng giáo dục toàn diện của Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai ngày càng được nâng lên, không những giành được nhiều giải cao trong nghiên cứu khoa học và các cuộc thi khác, việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cũng giúp cho sinh viên trau dồi đạo đức, lối sống lành mạnh, hòa hợp, cùng tiến bộ.

Thế Văn - Việt Hòa

Ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động của nhà trường, phụ huynh, học sinh, sinh viên phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Song song với hoạt động giảng dạy trực tuyến, các nền tảng, ứng dụng công nghệ cũng đem tới giải pháp hỗ trợ trong hoạt động quản lý, trao đổi thông tin giữa giáo viên với gia đình và người học.

Cần tạo ra nhiều sân chơi bổ ích trên không gian mạng để thu hút đoàn viên, thanh thiếu niên. [Nguồn: TW Đoàn]

Tuy nhiên do một số nguyên nhân, nhiều bất cập đã nảy sinh trong quá trình vận hành, trong đó đáng lo ngại là nguy cơ thông tin độc hại núp bóng các diễn đàn học sinh, sinh viên, đòi hỏi cần phải ngăn chặn kịp thời.

Trên thực tế, các công cụ, ứng dụng, phần mềm như thư điện tử, sổ liên lạc điện tử, ứng dụng tin nhắn, trang fanpage... dần trở nên quen thuộc, phổ biến. Xuất phát từ nhu cầu học tập, mở rộng giao lưu, tương tác, không ít giáo viên, phụ huynh cũng như học sinh, sinh viên đã tích cực sử dụng diễn đàn trực tuyến [forum] và gần đây là các ứng dụng tin nhắn, mạng xã hội.

So với hình thức truyền thống như họp phụ huynh tại lớp, phát giấy thông báo, phiếu khảo sát lấy ý kiến phản hồi của học sinh, sinh viên về hoạt động của nhà trường,... các nền tảng, công cụ trên có nhiều ưu điểm như: tiết kiệm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí in ấn tài liệu, việc cập nhật, chia sẻ, phản hồi thông tin nhanh chóng, trực tiếp.

Quá trình tạo trang [page], nhóm [group] trên các nền tảng mạng xã hội khá đơn giản; mọi tài liệu, từ văn bản liên quan đến các đoạn hội thoại, bình luận đều có thể được ghi nhớ, lưu trữ, tải về máy tính, điện thoại thông minh một cách dễ dàng nhờ nền tảng ứng dụng hoặc dịch vụ cloud storage [lưu trữ đám mây]. Một số phần mềm như Google form [biểu mẫu] cho phép người dùng thực hiện chế độ ẩn danh khi tham gia đánh giá, đặt và trả lời câu hỏi khảo sát, bình chọn. Nhờ tính năng kết nối mở, nhiều đơn vị tuyển dụng cũng có thể tham gia các diễn đàn, trang, nhóm của nhà trường và học sinh, sinh viên để tìm kiếm nhân lực phù hợp.

Chưa kể, những công cụ này còn có chức năng tìm kiếm, liên lạc, hỗ trợ làm cầu nối giữa nhà trường với cựu học sinh, sinh viên, giúp mối liên kết có thể kéo dài trong nhiều năm. Xét từ ưu thế công nghệ, thói quen người dùng cùng với sự tác động của đại dịch, lựa chọn ứng dụng, mạng xã hội phục vụ cho việc dạy, học, quản lý và đối thoại giữa nhà trường với người học, thầy cô giáo với cha mẹ học sinh không còn là giải pháp tình thế mà trở thành xu hướng thiết yếu trong thời đại 4.0.

Dù vậy thời gian qua, một số hoạt động trên các trang, nhóm được lập với mục đích tương tác giữa thầy và trò, giữa học sinh, sinh viên, giữa thầy cô và cha mẹ học sinh, lại chưa diễn ra như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do các diễn đàn này đều được lập ra một cách tự phát. Đó là chưa kể đến tình trạng hàng loạt trang, nhóm trên mạng xã hội mang tên các trường đại học, trường trung học phổ thông danh tiếng song thực chất được lập ra với mục đích bán hàng, lừa đảo tuyển dụng cùng nhiều động cơ không trong sáng.

Không chỉ rơi vào tình trạng nhiễu loạn thông tin, một số trang, nhóm của học sinh, sinh viên, fanpage của nhà trường đang hoạt động sai mục đích ban đầu. Chẳng hạn, có trang danh nghĩa là diễn đàn của sinh viên nhưng chuyên đăng tải các tin tức cóp nhặt, quảng cáo, truyện ngôn tình nhảm nhí, thậm chí cổ xúy lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ của một nhóm người trẻ.

Tuy nhiên, mỗi bài đăng của trang này vẫn thu hút đến hàng nghìn lượt yêu thích, bình luận, chia sẻ. Hiện tượng sử dụng câu hỏi ẩn danh, nhóm kín để bôi nhọ, tấn công cá nhân, đời tư của giảng viên và sinh viên, xúc phạm nhà trường cũng đang diễn ra tràn lan trên nhiều trang, nhóm.

Cá biệt, có trường hợp ở một trường THPT tại Hà Nội, một nhóm chat [trò chuyện phiếm] đã được lập để một số học sinh nói xấu, miệt thị ngoại hình của một học sinh khác trong lớp. Hiện tượng này đang là nỗi ám ảnh của nhiều người, gây hệ lụy khó lường. Một số học sinh vì bị phê bình nặng lời hay công kích, nói xấu, tẩy chay ngầm trên diễn đàn đã rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc dẫn tới việc có thái độ, hành vi tiêu cực.

Bên cạnh đó, có tình trạng một số admin [người quản lý] các trang, nhóm về nhà trường và học sinh, sinh viên hiện nay còn thiếu chuyên nghiệp, thậm chí hầu như chưa có kinh nghiệm về điều hành, quản trị các nền tảng mạng xã hội, nên để xảy ra không ít sai sót, bất cập. Công tác quản trị, bảo mật kém cũng dẫn đến tình trạng bài viết có nội dung “rác”, quảng cáo lậu, đường dẫn chứa phần mềm virus, mời gọi vào các nhóm mang chủ đề cờ bạc, khiêu dâm,... xuất hiện nhan nhản trên nhóm, trang song chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.

Thậm chí, website, fanpage chính thức của một số trường tên tuổi ở trong nước gần như không hoạt động, mà chỉ lập ra mang tính hình thức. Vì vậy việc tam sao thất bản các văn bản, tin tức của nhà trường trên các trang, nhóm đó khá phổ biến. Cũng vì thiếu cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt, trên trang web của một trường khá nổi tiếng ở miền trung còn dẫn lại thông báo tuyển sinh “học bổng xã hội dân sự” của một tổ chức phản động. Đây chỉ là một vài thí dụ cho thấy những thông tin sai sự thật, độc hại đang lan tràn mất kiểm soát trên một số diễn đàn mạng của các trường hoặc của học sinh, sinh viên.

Những diễn biến có chiều hướng phức tạp như trên trong việc ứng dụng công nghệ số để tạo mối liên kết giữa nhà trường, học sinh, sinh viên cũng như cha mẹ học sinh cho thấy các nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động quản lý, đối thoại với phụ huynh học sinh trên các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng tin nhắn,... Việc thường xuyên quan tâm, lập các tài khoản, trang chính thức là cần thiết để phụ huynh, học sinh có một kênh trao đổi chính thống với ban giám hiệu, giáo viên nhà trường. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế, ngăn chặn tài khoản, trang mạo danh để lan truyền thông tin xấu, độc, sai sự thật.

Nhà trường cần quan tâm, theo sát hoạt động cụ thể của một số trang, nhóm mang chủ đề giáo dục, học tập, đời sống học sinh, sinh viên có nhiều lượt người theo dõi. Từ đó, có thể hợp tác với quản trị viên các nhóm này để cùng đăng tải, chia sẻ những thông tin, thông báo chính xác, kiến thức giá trị, quảng bá hình ảnh về môi trường học tập cho những người quan tâm, muốn tìm hiểu các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, mỗi trường cũng cần tuyên truyền định hướng quy tắc ứng xử cho giáo viên, sinh viên, học sinh khi tham gia mạng xã hội dựa trên Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021.

Đặc biệt chú ý vai trò của gia đình trong công tác quản lý, giám sát học sinh, sinh viên [nhất là các em ở độ tuổi vị thành niên] khi tham gia môi trường mạng là hết sức quan trọng. Thực tế hiện nay, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một bộ phận phụ huynh học sinh, sinh viên còn lơ là, chủ quan, xao nhãng khi thấy con em tham gia các nhóm, trang mạng xã hội, chỉ đến khi sự cố đáng tiếc, nghiêm trọng xảy ra mới phản ánh tới giáo viên, ban giám hiệu nhà trường. Khi đó, việc khắc phục hậu quả là không dễ dàng.

Cùng với những tiện ích, các ứng dụng công nghệ và mạng xã hội cũng mang đến thách thức mới cho ngành giáo dục, đặc biệt với người làm công tác quản lý, thầy cô, cha mẹ học sinh, sinh viên. Chỉ khi nắm bắt, hiểu rõ vấn đề này, chúng ta mới có những biện pháp, cách thức thích ứng phù hợp. Giờ đây, bên cạnh kiến thức chuyên môn, thầy cô và cha mẹ học sinh, sinh viên cần trang bị cả kỹ năng tin học, tâm lý,... để có thể đồng hành, bảo vệ học sinh, con em mình trước nhiều hiểm họa tiềm ẩn trên không gian mạng.

Cần coi việc phối hợp tạo ra các chuyên trang, nhóm trên mạng xã hội, ứng dụng tin nhắn có chất lượng cao liên quan đến giáo dục, nhà trường và đời sống của học sinh, sinh viên là nhiệm vụ cấp bách. Bởi lẽ, tạo ra không gian sinh hoạt, học tập lành mạnh chính là biện pháp hữu hiệu nhất giúp học sinh, sinh viên có thêm động lực, nhiệt huyết để phấn đấu, phát huy năng lực của bản thân, tránh xa và ngăn chặn kịp thời những thông tin độc hại núp bóng các diễn đàn học sinh, sinh viên đang tồn tại trên Internetvà mạng xã hội./.

Quang Minh [nhandan.vn]

Video liên quan

Chủ Đề