So sánh các loại thẻ ngân hàng

Thẻ ngân hàng là gì?

Đây là một loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng và các công ty tài chính. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán được tích hợp nhiều tính năng gồm chuyển tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, tiết kiệm và thực hiện các giao dịch liên kết với các ứng dụng điện tử.
Khách hàng có thể dùng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán khi mua hàng mà không cần dùng tiền mặt. Bạn có thể rút tiền, chuyển tiền trong phạm vi số dư thẻ. Hoặc có nhiều loại thẻ còn cho phép bạn dùng tiền trước và nộp vào trả sau, được gọi là thẻ tín dụng.

Về hình thức của thẻ, các loại thẻ ngân hàng thường được làm từ chất liệu nhựa, hình chữ nhật thường có kích thước chuẩn là chiều dài: 85.6mm [3.37 Inch] và chiều rộng: 53.98mm [2.13 Inch]. Trên thẻ thường có các thông tin:

  • Tên tổ chức phát hành thẻ
  • Tên loại thẻ
  • Họ và tên chủ thẻ
  • Số thẻ ngân hàng
  • Hiệu lực thẻ

1. Thẻ ngân hàng là gì?

1.1. Khái niệm

Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán thay thế cho hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Đây là công cụ được phát triển bởi ngân hàng và được cấp cho khách hàng [chủ thẻ] nhằm mục đích thanh toán hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cây ATM trong phạm vi số dư tài khoản hoặc hạn mức tín dụng của thẻ.

1.2. Phân loại thẻ ngân hàng

Hiện nay, thẻ ngân hàng được chia thành 3 loại chính, bao gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước. Trên thực tế, rất nhiều khách hàng lầm tưởng chúng là một hoặc có chức năng, cách thức hoạt động tương tự nhau, tuy nhiên, chúng là hoàn toàn khác biệt.

1.2.1. Thẻ tín dụng [Credit card]

Thẻ tín dụng là thẻ “thanh toán trước, trả tiền sau”. Ngân hàng sẽ ứng trước một khoản tiền để chi trả cho người bán. Số tiền này khách hàng có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày ngân hàng in sao kê. Mỗi thẻ tín dụng sẽ được quy định một hạn mức nhất định. Khách hàng không được phép chi tiêu vượt quá hạn mức quy định đó hoặc được chi tiêu vượt quá hạn mức nhưng trong giới hạn quy định của từng ngân hàng.

Xem thêm:

  • Thẻ tín dụng là gì? Chức năng của thẻ tín dụng

1.2.2. Thẻ ghi nợ [Debit card]

Thẻ ghi nợ là loại thẻ dùng trong thanh toán với quy định khách hàng không thể chi tiêu vượt quá số dư tài khoản hiện có. Khi tài khoản không đủ tiền, bạn sẽ không thể thanh toán. Lúc này bạn cần nộp thêm tiền vào tài khoản nếu có nhu cầu tiếp tục các giao dịch mua sắm tiếp theo.

1.2.3. Thẻ trả trước [Prepaid card]

Bạn không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ trả trước. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ và chi tiêu trong giới hạn chi tiêu của bạn đó.

Thẻ trả trước được chia thành thẻ định danh và thẻ không định danh.Trong đó thẻ định danh có đầy đủ thông tin của chủ thẻ và có thể rút tiền mặt tại ATM, thẻ không định danh không thể rút tiền tại ATM nhưng bạn có thể làm thẻ mà không cần CMND.

Phân biệt các loại thẻ ngân hàng hay bị nhầm lẫn [Phần 1]

20/10/2021

228 Lượt xem

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là những loại thẻ được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy vậy, không tí người vẫn còn nhầm lẫn hoặc hiểu sai về chúng. Cùng TNEX phân biệt các loại thẻ ngân hàng, cụ thể là hai loại thẻ trên trong bài viết hôm nay nhé!

Thẻ ngân hàng là gì?

Thẻ ngân hàng là một phương thức thanh toán thay thế cho phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Nhằm mục đích thanh toán hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tại cây ATM trong phạm vi tài khoản hạn mức tín dụng của thẻ. Là công cụ được phát triển bởi ngân hàng và được cấp cho khách hàng là chủ thẻ.

Các loại thẻ ngân hàng

Hiện nay thẻ ngân hàng có 3 loại chính đó là

  • thẻ tín dụng
  • thẻ ghi nợ
  • thẻ trả trước

Mỗi loại thẻ có những chức năng và cách thức hoạt động khác nhau. Sau đây cùng tìm hiểu rõ về các loại thẻ này nhé

Thẻ tín dụng: Đây là thẻ thực hiện hình thức thanh toán trước, trả tiền sau, ngân hàng sẽ ứng trước một khoản để chi trả cho người bán. Trong một khoản thời gian nhất định kể từ ngày ngân hàng in sao kê thì khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền này. Ngân hàng sẽ quy định một hạn mức nhất định cho mỗi thẻ tín dụng, nên khách hàng không được phép chi tiêu vượt hạn mức quy định đó

Thẻ ghi nợ: Đây là hình thức thay thế tiền mặt phổ biến nhất hiện nay, là loại thẻ dùng trong thanh toán nên với quy định khách hàng không thể chi tiêu vượt quá số dư hiện có, trong thẻ có bao nhiêu thì bạn chỉ có thể sử dụng bấy nhiêu. Bạn không thể thanh toán khi tài khoản không đủ tiền.

Thẻ trả trước: đây là loại thẻ được dùng để rút tiền, chuyển tiền hay thanh toán hàng hóa với số tiền có trong thẻ. Cũng giống như thẻ ghi nợ thì thẻ trả trước trong thẻ có bao nhiêu thì chi tiêu bấy nhiêu.

Nên dùng ATM ngân hàng nào?

1. Các tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn ngân hàng làm thẻ ATM

- Độ uy tín của ngân hàng
- Các chương trình ưu đãi, khuyến mãi của ngân hàng làm thẻ
- Biểu phí sử dụng thẻ ATM: phí phát hành thẻ, phí chuyển tiền, phí rút tiền,...
- Phí sử dụng các tiện ích gia tăng của ngân hàng phát hành thẻ: dịch vụ Internet banking, SMS banking, Mobile banking,...
- Hệ thống ngân hàng, cây rút tiền của ngân hàng
- Hạn mức rút tiền, chuyển tiền từng loại thẻ tại ngân hàng
- Công nghệ bảo mật, dịch vụ khách hàng của ngân hàng mở thẻ ATM
- Khả năng thanh toán, kết nối của thẻ ATM với các loại ví điện tử
.................

2. Nên làm thẻ ngân hàng nào 2019? Thẻ ATM của ngân hàng nào được dùng nhiều nhất?

Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng mở thẻ ATM. Mỗi người dùng sẽ căn cứ vào một hoặc một vài tiêu chí khác nhau để lựa chọn ngân hàng mở thẻ ATM phù hợp nhất với mình.

Ngoài các vấn đề độ uy tín của ngân hàng, công nghệ phát hành thẻ, tiện ích của thẻ thì vấn đề chi phí sử dụng thẻ là yếu tố quan trọng, được hầu hết mọi người quan tâm khi có nhu cầu mở thẻ ATM để sử dụng. Vì thế, trong phạm vi bài viết này, Taimienphi.vn sẽ đưa ra một vài tiêu chí quan trọng đồng thời cung cấp một vài bảng so sánh về phía dịch vụ khi sử dụng thẻ ATM tại các ngân hàng, giúp bạn dễ dàng so sánh và tìm ra được ngân hàng sử dụng thẻ phù hợp

* Độ uy tín của ngân hàng mở thẻ, phát hành thẻ

Năm 2019, công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam đã đưa ra bảng xếp hạng top 10 các ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín nhất. Theo đó, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, MBbank,..., vẫn là những ông lớn, được khách hàng đánh giá cao về độ uy tín cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

Chi tiết bảng xếp hạng top 10 các ngân hàng uy tín tại Việt Nam [cập nhật 8/8/2019] tại Hà Nội.

* Chi phí sử dụng thẻ

Phí phát hành thẻ, phí chuyển tiền trong, ngoài hệ thống ngân hàng, phí rút tiền mặt tại cây ATM, phí sử dụng các tiện ích gia tăng [Internet banking, SMS Banking, Mobile Banking] là những loại phí chủ yếu được nhiều người dùng sử dụng và quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay, mức phí sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng này lại khác nhau. Cụ thể:

- Phí phát hành thẻ: Tính đến thời điểm hiện tại, một vài ngân hàng như Đông Á Bank, PVCombank, Seabank đang miễn phí phát hành thẻ cho khách hàng. Tại các ngân hàng còn lại như MBBank, Vietcombank, Techcombank,..., phí phát hành thẻ dao động từ 50.000 -150.000 đồng/thẻ

- Phí chuyển tiền: Theo khảo sát của Taimienphi.vn, hiện có 4 ngân hàng đang thực hiện thu phí chuyển tiền cùng hệ thống là Vietcombank, Viettinbank, BIDV và MBbank với mức phí dao động từ 2.000 - 2.200 đồng/lần.

- Phí chuyển tiền liên ngân hàng: Thông thường, phí chuyển tiền liên ngân hàng tại các ngân hàng dao động từ 5.000 - 0.03%/tổng số tiền chuyển/giao dịch. Techcombank là ngân hàng duy nhất miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng cho khách hàng

- Phí rút tiền: Với các giao dịch rút tiền cùng hệ thống cây ATM, hầu hết các ngân hàng đều miễn phí rút tiền thì Vietcombank lại thu phí rút tiền là 1.100 đồng/giao dịch. Đối với các giao dịch rút tiền tại cây ATM khác hệ thống ngân hàng, phí rút tiền giao động từ 1.100 -3.300 đồng/giao dịch. Một vài ngân hàng như LienVietPostbank, TPBank, BaoVietbank,..., lại miễn phí rút tiền cho khách hàng khi rút tiền tại cây ATM khác hệ thống,...

- Hạn mức rút tiền/ngày: Hạn mức rút tiền cho thẻ ATM tại các ngân hàng dao động từ 10.000.000 - 50.000.000 đồng/ngày tùy từng ngân hàng và tùy từng loại thẻ.

- Phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử: Phí sử dụng các tiện ích gia tăng [Internet banking, SMS banking, Mobile Banking] tại các ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể, dao đọng từ 8.800 - 12.000 đồng/tháng. Một vài ngân hàng như Techcombank, ACB,..đang miễn phí sử dụng dịch vụ Mobile Banking cho khách hàng.

Bảng so sánh biếu phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng tại Việt Nam.

Bảng so sánh biểu phí sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế tại các ngân hàng Việt Nam.

Bảng so sánh biểu phí sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại các ngân hàng Việt Nam.

Tóm lại: Xét về chi phí sử dụng thẻ, Techcombank đang là ngân hàng có chi phí sử dụng thẻ thấp nhất, Vietcombank là ngân hàng có phí sử dụng cao nhất. Phí sử dụng thẻ của một vài ông lớn như Vietinbank, BIDV, MBbank thì khá đồng đều với nhau.

* Khả năng kết nối với các loại ví điện tử.

Ví điện tử là phương thức thanh toán mới, bảo mật và mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng. Thông thường, sử dụng các tiện ích trên ví điện tử, các bạn sẽ được nhận nhiều chương trình khuyến mãi cùng các ưu đãi khác nhau.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn như Vietcombank, MBBank, BIDV,..., đều kết nối với ví điện tử, hỗ trợ chuyển tiền từ tài khoản thẻ sang tài khoản ví điện tử một cách nhanh chóng, dễ dàng.

* Ưu đãi cho chủ thẻ.

Cùng với sự phát triển của internet, mua hàng online đang dần trở thành xu hướng mới của giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng. Vì thế, trước khi quyết định làm thẻ ATM tại bất cứ ngân hàng nào, bạn có thể tìm hiểu về các đối tác liên kết của ngân hàng đó để được hưởng các ưu đãi về giá, khuyến mãi khi mua sắm sau này.

* Xem xét bạn bè, người thân, đối tác thường xuyên phát sinh giao dịch với bạn đang sử dụng thẻ ATM của ngân hàng nào.

Nếu thường xuyên phát sinh các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn với đối tác, bạn bè, bạn nên cân nhắc sử dụng thẻ ATM cùng hệ thống với ngân hàng chuyển đến. Các giao dịch phát sinh trong cùng hệ thống ngân hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được phần lớn về phí chuyển tiền sau này.

Kết luận

Có rất nhiều tiêu chí cần phải xem xét để so sánh thẻ ATM các ngân hàng và quyết định nên làm thẻ ngân hàng nào 2019. Dựa trên nhu cầu sử dụng của mình, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn cho mình những ngân hàng phát hành thẻ ATM phù hợp. Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm thông tin Thẻ ATM không dùng bao lâu thì bị khóa tại đây.

  • So sánh phí rút tiền các ngân hàng
  • Phí rút tiền, gửi tiền Techcombank tại ngân hàng, ATM là bao nhiêu?
Nên dùng ATM ngân hàng nào? Ngân hàng nào có phí sử dụng dịch vụ tốt nhất, ưu đãi nhất hiện nay là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm, tùy theo nhu cầu sử dụng thẻ ATM của cá nhân mình mà bạn có thể lựa chọn ra những ngân hàng phát hành thẻ phù hợp.
Hướng dẫn rút tiền tại ATM Techcombank mà không cần thẻ Phí chuyển tiền Techcombank Cách đổi mã PIN thẻ ATM Techcombank, đổi mật khẩu Thẻ ATM Techcombank rút được ở những ngân hàng nào? Cách rút tiền ATM Techcombank Cách đổi mật khẩu ATM Techcombank, đổi mã PIN

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề